5. Đặc điểm kinh tế-xã hội các vùng trọng điểm
5.5.2. Hoạt động nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp tỉnh là 324.000 ha, chiếm 62,56% diện tích tự nhiên. Thteo các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, đất nông nghiệp Cà Mau thích hợp cho phát triển nhiều loài cây, con. Trong đó, đất ngập mặn thích hợp cho phát triển rừng và nuôi trồng thủy sản; đất ngập lợ thích hợp cho chuyên canh lúa-tôm hoặc lúa-cá; đất ngọt hóa là điều kiện lý tưởng để phát triển trồng trọt, nhất là chuyên canh lúa., bước đầu tinh Cà Mau cũng đã sản xuất thử nghiệm thành công mô hình sản xuất giống lúa chất lượng cao tại địa phương. Xây dựng hoàn thành đề án “Chuyển đổi, nâng cao chất lượng lúa giổng trong sản xuất đại trà tỉnh Cà Mau” giai đoạn 2008-2010. Đây còn là cơ sở để chủng ta tin tưởng trong những năm tới, canh tác lúa không chi đàm bảo được an ninh lương thực mà còn hướng đến một nền sản xuất sản phẩm hàng hóa chất lượng cao trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, phong trào đa canh, đa con, đưa màu xuống ruộng đang phát triển mạnh ở nhiều vùng trong tỉnh. Phong trào nuôi cá đồng, cá công nghiệp có chíiều hướng đi lên. Nhiều địa phương đã phát huy được thế mạnh và tiềm năng sằn có.
4 4 7
Biết chủ động đầu tư nuôi những loại cá có giá trị phương phẩm cao, không những đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn hướng tới nuôi với số lượng lớn để xuất khẩu. Sự liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực. Điển hình cho ý nghĩ đó là nhà nông ứong tỉnh đã biết liên kết lại với nhau, thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ. Các hộ gia đình cũng tự phát triển kinh tế, vươn lên với phương thức kinh tế trang trại. Những mô hình kinh tế trên đã và đang đưa nền nông nghiệp Cà Mau thật sự chuyển mình trước thời cơ và vận hội mới.
Cà Mau còn có hai mảng rừng lớn: mảng rừng ngập mặn (chủ yếu là rừng đước) và mảng rừng ngập lợ (chủ yếu là rừng tràm u Minh Hạ). Đặc biệt, khu rừng tràm Ư Minh Hạ được xem là tiêu bản sống cho các loài thực vật hệ sinh thái ngập úng của vùng Đồng bàng sông Cửu Long và Đông Nam Á. Ngoài 3.200ha rừng đặc dụng vồ Dơi, toàn lâm phần Ư Minh Hạ còn hơn 30.000ha rừng kinh tế thuộc các lâm ngư trường Ư Minh I, u Minh II, u Minh III, Trần Văn Thòi, 30/4 và Sông Trẹm. Trong quá trình khai thác, Cà Mau luôn chủ trương khôi phục, bảo vệ, phát triển vốn rừng và tài nguyên của hệ sinh thái u Minh như: ong mật, cá đồng, trăn, rùa, rắn...