5. Đặc điểm kinh tế-xã hội các vùng trọng điểm
5.4.5. Hoạt động du lịch:
Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hoá được Nhà nước xếp hạng và vùng sinh thái tự nhiên rộng lớn ở bãi bồi ven biển phục vụ cho du lịch, tham quan nghiên cứu. Các tiềm năng du lịch nhân văn nổi tiếng của tỉnh hiện có:
Quần thể di tích Đền Trần - Bảo Lộc: nơi thờ 14 vị Vua Trần trong thế kỷ XIII và XIV; tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, lễ hội được tổ chức hàng năm vào tháng 8 âm lịch.
Khu tưởng niệm cổ Tổng Bí thư Trường Chinh, người chiến sĩ cộng sản kiên cường, mẫu mực tại xã Xuân Hồng - Xuân Trường.
Quần thể di tích văn hoá Phủ Giầy: thờ bà chúa Liễu Hạnh, lễ hội được mở vào thánh 3 âm lịch. Chùa Keo Hành Thiện, chùa cổ Lễ với những kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, lễ hội tổ chức vào tháng 9 âm lịch; ngoài ra còn có nhà thờ Bùi Chu, đền Thánh Phú Nhai...
Vùng đất bồi Cồn Lu - cồn Ngạn (Giao Thuỷ): cách Nam Định 60 km về phía Đông, là sân ga cho nhiều loài chim quý hiếm từ phương Bắc đến cư trú vào mùa đông. Vùng này đã được tổ chức quốc tế RAMSA xếp hạng là vùng du lịch sinh thái của những người yêu thiên nhiên.
Vùng ven biển còn có 2 bài tắm Quất Lâm và Thịnh Long đang được đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng để đón khách về tham quan du lịch nghỉ mát và tắm biển.
Thái Bình trong những năm tới phấn đấu đến năm 2010 đón 12.000 lượt khách quốc tế, tăng hơn 4 lần so với năm 2005 và 800.000 lượt khách nội địa, tăng 4,5 lần so với
năm 2005, nhịp độ tăng trưởng bình quân là 19,2%/năm; thu nhập từ du lịch tăng bình quân 21,8/năm giai đoạn 2007-2010, tăng bình quân 17,5%/năm giai đoạn 2011-2015. Vừa qua, Sở Thương mại và Du lịch đã lập Quy hoạch chung Khu du lịch sinh thái cồn Vành. Sáu tháng đầu năm 2008 hoạt động du lịch dịch vụ của tinh đạt tương đối khá, tổng lượt khách ước đạt 135 nghìn lượt người, tăng 25,8%, doanh thu ước đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ. Đặc biệt du lịch bãi biển Đồng Châu lượng khách tăng gần gấp đôi so với năm 2006, dần xứng đáng là điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.
s.s. Cửa sông Bảy Háp
5.5.1. Dân cư, văn hỏa, giáo dục:
Tổng số dân trong toàn vùng là: 1.200.000 người. Mật độ dân số trung bình là 230 nguời/km2 ừong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình
1,6%/năm.
Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số.
Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.
Ngành giáo dục đào tạo của tỉnh Cà Mau nhừng năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể. Số lượng học sinh các ngành học, cấp học đều tăng, nhất là bậc trung học và loại hình giáo dục thường xuyên.
Khu vực có 9 bệnh viện, 17 phòng khám đa khoa khu vực. Công tác truyền thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thực hiện khá tốt. Tỉnh đã trang bị thêm một số thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế xã.
5.5.2. Hoạt động nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp tỉnh là 324.000 ha, chiếm 62,56% diện tích tự nhiên. Thteo các chuyên gia trong ngành nông nghiệp, đất nông nghiệp Cà Mau thích hợp cho phát triển nhiều loài cây, con. Trong đó, đất ngập mặn thích hợp cho phát triển rừng và nuôi trồng thủy sản; đất ngập lợ thích hợp cho chuyên canh lúa-tôm hoặc lúa-cá; đất ngọt hóa là điều kiện lý tưởng để phát triển trồng trọt, nhất là chuyên canh lúa., bước đầu tinh Cà Mau cũng đã sản xuất thử nghiệm thành công mô hình sản xuất giống lúa chất lượng cao tại địa phương. Xây dựng hoàn thành đề án “Chuyển đổi, nâng cao chất lượng lúa giổng trong sản xuất đại trà tỉnh Cà Mau” giai đoạn 2008-2010. Đây còn là cơ sở để chủng ta tin tưởng trong những năm tới, canh tác lúa không chi đàm bảo được an ninh lương thực mà còn hướng đến một nền sản xuất sản phẩm hàng hóa chất lượng cao trong xu thế hội nhập. Bên cạnh đó, phong trào đa canh, đa con, đưa màu xuống ruộng đang phát triển mạnh ở nhiều vùng trong tỉnh. Phong trào nuôi cá đồng, cá công nghiệp có chíiều hướng đi lên. Nhiều địa phương đã phát huy được thế mạnh và tiềm năng sằn có.
4 4 7
Biết chủ động đầu tư nuôi những loại cá có giá trị phương phẩm cao, không những đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn hướng tới nuôi với số lượng lớn để xuất khẩu. Sự liên kết bốn nhà trong sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến tích cực. Điển hình cho ý nghĩ đó là nhà nông ứong tỉnh đã biết liên kết lại với nhau, thành lập các hợp tác xã, câu lạc bộ. Các hộ gia đình cũng tự phát triển kinh tế, vươn lên với phương thức kinh tế trang trại. Những mô hình kinh tế trên đã và đang đưa nền nông nghiệp Cà Mau thật sự chuyển mình trước thời cơ và vận hội mới.
Cà Mau còn có hai mảng rừng lớn: mảng rừng ngập mặn (chủ yếu là rừng đước) và mảng rừng ngập lợ (chủ yếu là rừng tràm u Minh Hạ). Đặc biệt, khu rừng tràm Ư Minh Hạ được xem là tiêu bản sống cho các loài thực vật hệ sinh thái ngập úng của vùng Đồng bàng sông Cửu Long và Đông Nam Á. Ngoài 3.200ha rừng đặc dụng vồ Dơi, toàn lâm phần Ư Minh Hạ còn hơn 30.000ha rừng kinh tế thuộc các lâm ngư trường Ư Minh I, u Minh II, u Minh III, Trần Văn Thòi, 30/4 và Sông Trẹm. Trong quá trình khai thác, Cà Mau luôn chủ trương khôi phục, bảo vệ, phát triển vốn rừng và tài nguyên của hệ sinh thái u Minh như: ong mật, cá đồng, trăn, rùa, rắn...
5.5.3. Hoạt động công nghiệp:
Khu vực đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí - điện - đạm có tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 2,5 tỉ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 298 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM-3 (thuộc vùng chồng lấn Việt Nam và Malaysia) có công suất vận chuyển 2 tỷ m3 khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm. tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm cao, cao hơn mức phát triển công nghiệp bình quân chung của cả nước. Năm 1998, cỏ thể đánh già là năm thành công của công nghiệp Cà Mau, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đã tăng trên 5% trong 3 năm (1995-1998), công nghiệp tăng trưởng từ 11,9% năm 1995 lên 17,3% năm 1998. Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang từng bước hình thành và có vai trò nhất định trong nền kinh tế của Tỉnh, từ chỗ chi chiếm 0,65% giá trị sản lượng công nghiệp năm 1997, đã tăng lên khoảng 1% năm 1998. Công nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn, trên dưới 70% giá trị sản lượng công nghiệp toàn tỉnh. Năm 1998 giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh đạt 1.224 tỷ đồng. Các hoạt động công nghiệp trong 30% còn lại, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển hài hòa đều do thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đảm nhận. Vì vậy, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng vị trí của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngoài quốc doanh khá quan trọng. Giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quổc doanh đã tăng từ 383 tỷ đồng năm 1997 lên 795,1 tỷ đồng năm 1998, góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng cao của CN tỉnh.
5.5.4. H o ạ t đ ộ n g n u ô i trồ n g và đánh bắt thủy sản:
Vùng nghiên cứu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng lớn và đa dạng các nguồn hải sản với giá trị kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm qua, ngành Thủy sản luôn khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn lao động và đang phấn đấu ữở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, sản phẩm thủy sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường để tiếp tục phát triển nhanh, ổn định và bền vững. Toàn vùng Bán đảo Cà Mau (BĐCM) có trên 350 ngàn héc-ta đất nuôi trồng thủy sản. Đến nay, con số này đã tăng đáng kể. Cà Mau từ 210 ngàn héc-ta, táng lên 280 ngàn héc-ta; trong đó, diện tích nuôi tôm gần 247 ngàn héc-ta. Nhằm tăng giá trị kinh tế, mở rộng diện tích và tăng sản lượng, ngành thủy sản cũng đã xác định, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế thủy sản để đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủy sản tỉnh nhà, đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, chú trọng công nghệ sau thu hoạch, công nghệ sinh học. Bên cạnh duy trì, phục hồi nguồn giống thủy sản tự nhiên, cần phát triển ổn định và chủ động sản xuất giống thủy sản đối với một số loài nuôi chủ lực, đa dạng hóa giống thủy sản nuôi không xâm hại. Tập trung sản xuất hàng hóa thủy sản theo khối lượng lớn, tạo ra sức cạnh tranh cao và đáp ứng nhu cầu thị trường. Chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Gắn phát triển kinh tế thủy sản với cải thiện đời sống cộng đồng lao động nghề cá. Xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cho người dân vùng nông thôn, ưu tiên vùng sâu, vùng xa và vùng ven biển. Coi ữọng yếu tố con người ữong mục tiêu phát triển và quản lý ngành.
449
CHƯƠNG 2. KIÉN NGHỊ s ử DỤNG HỢP LÝ TRẦM TÍCH BIẺN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Khái niệm về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
1.1. Khái niệm về sử dụng hợp ỉý
Thuật ngữ “sử dụng hợp lý” (wise use) được ủy ban về Rừng của Mỹ (U.S. Forest Service) đưa ra năm 1910 để mô tả khái niệm về khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, định nghĩa về sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước (wise use of wetlands) đã được chính thức xây dựng và thông qua trong “Kiến nghị 3.3” tại cuộc họp lần thứ ba Hội nghị các bên tham gia Công ước Ramsar (tại Regina, Canada, 1987). Theo đó, sử dụng hợp lý ĐNN là sử dụng nhưng vẫn đảm bảo giữ lại các đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước, có được thông qua thực hiện cách tiếp cận hệ thống nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
1.2. K hái niệm về sử dụng hợp ỉý trầm tích và bảo vệ m ôi trường.
Khai thác, sử dụng trầm tích biển nghĩa là sự lấy đi cát, đá, sỏi và các trầm tích khác để làm vật liệu xây dựng, bảo vệ bờ biển, san lấp đất đai trong đất liền hoặc làm các vật liệu công nghiệp. Ngoài ra, hệ động, thực vật sống trong môi trường trầm tích biển cũng được khai thác để làm thực phẩm...
Sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường trầm tích biển là sự khai thác, sử dụng trầm tích biển với khối lượng nhỏ hơn hoặc trong giới hạn tự khôi phục được nhàm duy trì được các chức năng, giá trị tự nhiên (các hệ sinh thái RNM, san hô, cỏ biển, bãi triều...), không gây tác động xấu tới môi trường tài nguyên ờ các vùng trọng điểm.
2. Định hướng sử d^ng họp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đặc biệt tài nguyên- trầm tích biển và bảo vệ môi trường các vùng đặc trưng (vũng vịnh, cửa sông)
2.1. Quan điểm sử dụng họp ỉý
Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên - trầm tích biển và bảo vệ môi trường các vùng đặc trưng cần dựa trên các quan điểm cơ bản sau:
- Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường trầm tích biển phải dựa trên cơ sờ khoa học khách quan, phù hợp với bản chất tự nhiên của chúng
- Phải mang lại hiệu quả cao, phát triển bền vững tài nguyên môi trường trầm tích biền, đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội khu vực.
- Hạn chế và giảm thiểu đến mức tối đa những tai biến do quá trình tự nhiên cũng như nhân sinh do khai thác và sử dụng trầm tích biển như xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông, cửa vịnh...
2.2. Nguyên tắc sử dụng hợp lý
Nguyên tắc là những yêu cầu có tính bắt buộc trong quá trình khai thác, sử dụng hợp lý trầm tích biển nhàm đạt được hiệu quà kinh tế - xã hội cao nhất nhưng vẫn đảm bảo các đặc tính cơ bản của các hệ sinh thái biển, ven biển cũng như bảo vệ môi trường trầm tích biển, môi trường sống của con người ở vùng ven biển. Do đó, trong quá trình khai thác và sử dụng trầm tích biển cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép một đơn vị hay cá nhân có quyền khai thác trầm tích biển cần dựa trên việc điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên, các hệ quả sinh thái và khả năng can thiệp của các đối tượng sử dụng hợp pháp vùng biển.
- Tuân thủ chiến lược phát triển bền vững nhằm đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai;
- Dựa theo các định hướng, quy hoạch phát triển của nhà nước và địa phương; - Khai thác trầm tích biển với hiệu suất cao, ít tổn thất và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền;
- Kết hợp chặt chẽ và cân bằng giữa khai thác, sử dụng trầm tích biển và giảm đến mức thấp nhất tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường; hạn chế tai biến, bảo vệ môi trường; sử dụng gán liền với bảo tồn; bảo tồn gắn với sử dụng bền vững; bảo tồn, bảo vệ bằng được các loài đặc hữu, bản địa quý hiếm ghi trong sách đỏ VN và thế giới, bảo tồn. Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình khai thác và sử dụng trầm tích biển;
- Huy động tối đa sự tham gia của các cấp chính quyền, cộng đồng ven biển vào khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường trầm tích biển. Đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia (để tránh XĐMT);
- Các bên liên quan trong khai thác, sử dụng trầm tích biển phải được trang bị các kiến thức về bản chất, giá trị giới hạn của tài nguyên, kỹ thuật sử dụng bền vững tài nguyên cùng như năng lực tham gia quản lý tài nguyên, từ đó thay đổi tập tục, thói quen, lối sống gây bất lợi cho quá trình PTBV;
- Đánh giá tác động môi trường trước khi cho phép khai thác, sử dụng trầm tích biến, trong đó cần quan tâm đến: khối lượng và loại trầm tích được khai thác, thành phần của đá gắn kết (cấu trúc độ hạt, hàm lượng chất hữu cơ, các chất gây ô nhiễm.. phương pháp khai thác, thành phần và động thực vật chiếm ưu thế ở vị trí khai thác và các vùng có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình khai thác, Ý nghĩa của việc khai thác đối với các loài động vật biển, cá và chim biển (thời gian đẻ trứng, sinh sản, di cư, kiếm ăn và nghỉ
4 5 1
phóng các chất dinh dường, các chất có hại, các hợp chất chứa oxy), đặc điểm thủy văn tại vị trí khai thác (sóng, dòng chảy, độ mặn, nhiệt độ nước biển, ...), thời gian và các đại lượng cần quan ứắc trong suốt quá trình khai thác và sau khi kết thúc, sự tham gia của những người sử dụng hợp pháp như ngư dân, đội ngũ bảo vệ bờ biển, du lịch nghỉ dưỡng và những nguy cơ đối với các hệ sinh thái dưới biển và các di tích khảo cổ. Đánh giá tác