Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Một phần của tài liệu Báo cáo tóm tắt đề tài nhánh Kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường của 5 vùng trọng điểm Hạ Long, cửa Bảy Háp, vịnh Rạch Giá171450 (Trang 50)

5. Đặc điểm kinh tế-xã hội các vùng trọng điểm

5.4.4. Hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

về tiềm năng và nguồn lợi thuỷ sản: Đây là một trong những thế mạnh của tinh vùng. Vùng nghiên cứu có 3 thuỷ vực khác nhau: nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

- Nước mặn chiếm khoảng 17 km2 chủ yếu giành cho hoạt động khai thác hải sản. Tổng trữ lượng hải sản vùng ven biển Thái Bình khoảng 26.000 tấn. Trong đó trữ lượng cá 24.000 - 25.000 tấn, tôm 600-1.000 tấn, mực 700-800 tấn... Khả năng khai thác tối đa cho phép 12.000 - 13.000 tấn. Các loài khai thác chính là cá Trích, cá Đé, cá Khoai, cá Đối, cá Vược... các loài tôm: tôm vầng, tôm Bộp, tôm He... Hiện tại mới duy trì các hoạt động đánh bắt nhỏ, khai thác tự nhiên, phần lớn là nguồn cung cấp nguyên liệu để chế biển các mặt hàng truyền thống như nước mắm, mắm tôm và chế biến thức ăn thuỷ sản.

- Vùng nước lợ: chủ yếu ở các khu vực cửa sông Hồng, có các nguồn phù du sinh vật, các loại tảo thực vật, thuỷ sinh phong phú làm thức ăn tự nhiên cho nuôi trồng thuỷ sản. Vùng này có khoảng 20.705 ha. Hiện đã đưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thuỷ sản: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu.

- Vùng nước ngọt: tổng diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản là 9.256 ha, hiện mới đưa vào nuôi khoảng 6.020 ha. Ngoài ra còn có trên 3.000 ha vùng lúa ruộng tiling cấy 1 vụ năng suất thấp có thể chuyển sang nuôi thuỷ sản.

Phong trào xây dựng, mở rộng các vùng đầm nuôi tôm ở ven biển đang được tiếp tục đẩy mạnh. Đến nay toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 3.174 ha đầm nước mặn lợ nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như tôm Sú, tôm Rảo, cá Bớp, cua Xanh, rau Câu... khoanh nuôi 800 ha Ngao... Hình thức nuôi đang chuyển nhanh từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh. Có một sổ dự án đầu tư phát triển các khu nuôi tôm công nghiệp (5 dự án).

Diện tích ao đầm nước ngọt đã được sử dụng 6.020 ha, đạt tỷ lệ diện tích khai thác 66%. Nhiều địa phương đã đưa vào nuôi trên diện rộng các loài có giá trị kinh tế cao như

44 5

tôm Rảo, tôm càng Xanh, cá Chim trắng và có xu hướng phát triển diện tích ở các vùng tiling nội đồng, vùng bãi ven sông lớn.

về khai thác hải sản: Có bước phát triển nhanh cả về số lượng phương tiện và sản lượng đánh bắt. Đến nay toàn tỉnh Thái Bình có 689 tàu thuyền cơ giới với tổng công suất 31.741 c v , trong đó có 40 tàu đánh bắt xa bờ với công suất 11.310 c v , sản lượng khai thác đạt 20.740 tấn, trong đó có 8239 tấn sản phẩm khai thác xa bờ.. Cơ sở hạ tầng phục vụ đánh bắt hải sản: Cảng cá Tân Sơn, Bến cá Nam Thịnh. Cơ sở chế biến thuỷ sản đang được đầu tư nâng cấp, luồng lạch cảng được nạo vét, các cơ sờ sản xuất giống thuỷ hải sản đã từng bước được đầu tư và nâng cấp...

Nam Định từng bước hiện đại hóa nghề khai thác hải sản, ổn định về số lượng tàu thuyền đánh cá ở mức 1.700 chiếc nhưng nâng tổng công xuất từ 46 nghìn lên 65 nghìn cv . Phấn đấu đến năm 2010, sản lượng khai thác 40.000 tấn, giá trị sản lượng 387 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tóm tắt đề tài nhánh Kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường của 5 vùng trọng điểm Hạ Long, cửa Bảy Háp, vịnh Rạch Giá171450 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)