Khái niệm về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Báo cáo tóm tắt đề tài nhánh Kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường của 5 vùng trọng điểm Hạ Long, cửa Bảy Háp, vịnh Rạch Giá171450 (Trang 55)

1.1. Khái niệm về sử dụng hợp ỉý

Thuật ngữ “sử dụng hợp lý” (wise use) được ủy ban về Rừng của Mỹ (U.S. Forest Service) đưa ra năm 1910 để mô tả khái niệm về khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, định nghĩa về sử dụng hợp lý các vùng đất ngập nước (wise use of wetlands) đã được chính thức xây dựng và thông qua trong “Kiến nghị 3.3” tại cuộc họp lần thứ ba Hội nghị các bên tham gia Công ước Ramsar (tại Regina, Canada, 1987). Theo đó, sử dụng hợp lý ĐNN là sử dụng nhưng vẫn đảm bảo giữ lại các đặc tính sinh thái của các vùng đất ngập nước, có được thông qua thực hiện cách tiếp cận hệ thống nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

1.2. K hái niệm về sử dụng hợp ỉý trầm tích và bảo vệ m ôi trường.

Khai thác, sử dụng trầm tích biển nghĩa là sự lấy đi cát, đá, sỏi và các trầm tích khác để làm vật liệu xây dựng, bảo vệ bờ biển, san lấp đất đai trong đất liền hoặc làm các vật liệu công nghiệp. Ngoài ra, hệ động, thực vật sống trong môi trường trầm tích biển cũng được khai thác để làm thực phẩm...

Sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường trầm tích biển là sự khai thác, sử dụng trầm tích biển với khối lượng nhỏ hơn hoặc trong giới hạn tự khôi phục được nhàm duy trì được các chức năng, giá trị tự nhiên (các hệ sinh thái RNM, san hô, cỏ biển, bãi triều...), không gây tác động xấu tới môi trường tài nguyên ờ các vùng trọng điểm.

2. Định hướng sử d^ng họp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đặc biệt tài nguyên- trầm tích biển và bảo vệ môi trường các vùng đặc trưng (vũng vịnh, cửa sông)

2.1. Quan điểm sử dụng họp ỉý

Việc khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên - trầm tích biển và bảo vệ môi trường các vùng đặc trưng cần dựa trên các quan điểm cơ bản sau:

- Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường trầm tích biển phải dựa trên cơ sờ khoa học khách quan, phù hợp với bản chất tự nhiên của chúng

- Phải mang lại hiệu quả cao, phát triển bền vững tài nguyên môi trường trầm tích biền, đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội khu vực.

- Hạn chế và giảm thiểu đến mức tối đa những tai biến do quá trình tự nhiên cũng như nhân sinh do khai thác và sử dụng trầm tích biển như xói lở bờ biển, bồi lấp cửa sông, cửa vịnh...

2.2. Nguyên tắc sử dụng hợp lý

Nguyên tắc là những yêu cầu có tính bắt buộc trong quá trình khai thác, sử dụng hợp lý trầm tích biển nhàm đạt được hiệu quà kinh tế - xã hội cao nhất nhưng vẫn đảm bảo các đặc tính cơ bản của các hệ sinh thái biển, ven biển cũng như bảo vệ môi trường trầm tích biển, môi trường sống của con người ở vùng ven biển. Do đó, trong quá trình khai thác và sử dụng trầm tích biển cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền về việc cho phép một đơn vị hay cá nhân có quyền khai thác trầm tích biển cần dựa trên việc điều tra, đánh giá các điều kiện tự nhiên, các hệ quả sinh thái và khả năng can thiệp của các đối tượng sử dụng hợp pháp vùng biển.

- Tuân thủ chiến lược phát triển bền vững nhằm đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai;

- Dựa theo các định hướng, quy hoạch phát triển của nhà nước và địa phương; - Khai thác trầm tích biển với hiệu suất cao, ít tổn thất và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền;

- Kết hợp chặt chẽ và cân bằng giữa khai thác, sử dụng trầm tích biển và giảm đến mức thấp nhất tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường; hạn chế tai biến, bảo vệ môi trường; sử dụng gán liền với bảo tồn; bảo tồn gắn với sử dụng bền vững; bảo tồn, bảo vệ bằng được các loài đặc hữu, bản địa quý hiếm ghi trong sách đỏ VN và thế giới, bảo tồn. Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình khai thác và sử dụng trầm tích biển;

- Huy động tối đa sự tham gia của các cấp chính quyền, cộng đồng ven biển vào khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường trầm tích biển. Đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên tham gia (để tránh XĐMT);

- Các bên liên quan trong khai thác, sử dụng trầm tích biển phải được trang bị các kiến thức về bản chất, giá trị giới hạn của tài nguyên, kỹ thuật sử dụng bền vững tài nguyên cùng như năng lực tham gia quản lý tài nguyên, từ đó thay đổi tập tục, thói quen, lối sống gây bất lợi cho quá trình PTBV;

- Đánh giá tác động môi trường trước khi cho phép khai thác, sử dụng trầm tích biến, trong đó cần quan tâm đến: khối lượng và loại trầm tích được khai thác, thành phần của đá gắn kết (cấu trúc độ hạt, hàm lượng chất hữu cơ, các chất gây ô nhiễm.. phương pháp khai thác, thành phần và động thực vật chiếm ưu thế ở vị trí khai thác và các vùng có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình khai thác, Ý nghĩa của việc khai thác đối với các loài động vật biển, cá và chim biển (thời gian đẻ trứng, sinh sản, di cư, kiếm ăn và nghỉ

4 5 1

phóng các chất dinh dường, các chất có hại, các hợp chất chứa oxy), đặc điểm thủy văn tại vị trí khai thác (sóng, dòng chảy, độ mặn, nhiệt độ nước biển, ...), thời gian và các đại lượng cần quan ứắc trong suốt quá trình khai thác và sau khi kết thúc, sự tham gia của những người sử dụng hợp pháp như ngư dân, đội ngũ bảo vệ bờ biển, du lịch nghỉ dưỡng và những nguy cơ đối với các hệ sinh thái dưới biển và các di tích khảo cổ. Đánh giá tác động môi trường cũng cần quan tâm đến hệ quả của việc khai thác đến đáy biển và cột nước ở vị trí khai thác cũng như các vùng xung quanh. Đồng thời cũng cần quan âm đến hệ quả của hoạt động vận chuyển các vật liệu khai thác được. Kết quả của việc đánh giá tác động môi trường sẽ là cơ sở để các nhà quản lý ra quyết định xem có cho phép khai thác, sử dụng trầm tích biển ở một vị trí nào đó hay không.

- Không cấp phép khai thác tràm tích biển đối với những khu bảo tồn thiên nhiên, công viên quốc gia, ...

- Các khu vực nhạy cảm khác có thể cấp phép khai thác trầm tích biển nếu đánh giá tác động môi trường cho thấy hoạt động khai thác không gây ra tác động nghiêm trọng nào đến các hệ sinh thái biển và ven biển. Các vùng nhạy cảm đó có thể là khu bảo tồn Ramsar, môi trường sống của các quần xã của các loài động vật không xương sống có nguy cơ về lâu dài như các động vật hai mảnh vỏ, các bãi đẻ trứng của tôm, cua, cá, nơi kiếm ăn của các loài chim nước ở những vùng Đất ngập nước có ý nghĩa quốc gia, quốc tế, các bãi cỏ biển,...

- Giảm thiểu đến mức tối đa tác động đến môi trường và trong khả năng có thể phục hồi được của các hệ sinh thái ven biển và biển;

- Quan trắc môi trường cần tiến hành như một hợp phần không thể thiếu được của bất kỳ hoạt động khai thác nào;

2.3. Cữ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn sử dụng họp lý 2.3.1. Cơ sở pháp lý

Cho đến nay, chưa có một cơ sờ pháp lý nào riêng cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên trầm tích biển nên việc khai thác và sử dụng dạng tài nguyên này cần dựa trên các cơ sở pháp lý chung đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên biển nói chung.

Các luật và nghị định chính phủ hướng dẫn thực hiện

- Luật bảo vệ môi trường năm 1993 (bổ sung sửa đổi năm 2005); - Luật đất đai năm 1993 (bổ sung sửa đổi năm 1998, 2001 và 2005); - Luật tài nguyên nước, năm 1998;

- Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, năm 1989;

- Luật Thủy sản, năm 2003;

- Luật Khoáng sản, năm 1996;

- Thông tư của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường số 2891/TT-KCM ngày 19/12/1996 về hướng dẫn bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long

- Nghị định 109/2003/NĐ - CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng ĐNN;

- Thông tư 18/2004/TT - BTNMT về Hướng dẫn thực hiện nghị định số 109/2003/NĐ - CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN;

- Quyết định số 04/2004/QĐ - BTNMT ngày 05/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt kế hoạch hành động về bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN giai đoạn 2004 - 2010

- Quyết định của thủ tướng chính phủ số 192/2003/QĐ - TTG ngày 17 tháng 9 năm 2003 về việc phê duyệt chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010;

- Nghị định sổ 27/2005/NĐ - CP ngày 08 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản;

- Nghị định 99/2006/NĐ - CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch.

- Quyết định số 4253/QĐ-ƯBND của ƯBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ Môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tinh Quảng Ninh đến năm 2020.

Các công ước

- Công ước Ramsar, 1971 (Việt nam chính thức tham gia năm 1989); - Công ước về ĐDSH, 1992 (Việt Nam chính thức tham gia năm 1994). Các chiến lược

- Chiến lược phát triển KT - XH năm 2001 - 2010 do đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam thông qua năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ phát triển KT - XH (5 năm 2006 - 2010) do Đại hội X của Đàng thông qua năm 2006;

- Định hướng chiến lược PTBV của Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), chính sách về nhiệm vụ phát triển KT - XH giai đoạn 2005 - 2010;

- Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến 2010; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược

4 5 3

toàn diện về tăng trưởng và đói giảm nghèo, năm 2002; Chiến lược phát triến lâm nghiệp 2001 -2010.

Các kế hoạch, chương trình hành động

- Kế hoạch hành động về bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN giai đoạn 2004 - 2010 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2004;

- Chương trình hành động bảo vệ ĐDSH của Việt Nam năm 1995; - Chương trình hỗ ứợ ĐNN quốc gia;

- Chương trình quản lý và bảo tồn ĐNN Việt Nam giai đoạn 2003 - 2008 do Cục Bảo vệ Môi trường xây dựng năm 2003.

2.3.2. Cơ sở khoa học và thực tiễn

Cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường trầm tích biển chính là sự hiểu biết sâu sắc điều kiện tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế -xã hôi, đặc điểm và quy luật phân bố trầm tích biển và môi trường trầm tích, đặc điểm phân bố khoáng sản ở các vùng trọng điểm.

Cơ sở thực tiễn là kinh nghiệm của thế giới, khu vực và Việt Nam (mục 2.4). Trong đó, đặc biệt là sự kế thừa các công trình nghiên cứu đã và đang được triển khai ở các vùng trọng điểm liên quan tới định hướng, khai thác sử dụng tài nguyên biển nói chung và trầm tích biển nói riêng.

GIẢI PHÁP

Đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường;

- Luật pháp;

- Chính sách;

- Quy hoạch

- Quản lý tài nguyên, môi trường;

Nghiên cứu giáo dục, nâng cao

năng lực;

- Giải pháp khoa học công nghệ,

nâng cao hiệu quả sử dụng giảm tổn thất tài nẹuyên, hạn chế ô nhiễm, tai biển môi trường trầm tích biển, Quản lý XĐMT Hạn chế tổn thương, ô nhiễm môi trường Đặc thù môi trường - Biến động nhanh - Tác động mạnh mẽ của biển, sông, thực vật và hoạt động nhân sinh

KHAI THÁC, SỬ DỤNG HỢP L Ý TRAM TÍCH BIỂN

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hiện tại

- Không ảnh hưởng xấu tới

việc đáp ứng nhu cầu về trầm

tích biển của thế hệ sau. - Hài hòa lợi ích sử dụng trầm tích biển giữa các bên liên quan

- Không tác động xấu tới các

hợp phần môi trường (khai

thác sử dụng trầm tích biến không/ít chất thải), bồi hoàn m ôi trường cảnh quan sau khi khai thác) và tài nguyên liên quan.

biển

2.4. Nội dung sử dụng họp lý tài nguyên và bảo vệ môi trư&ng trầm tích

a. Thế giới

Trên the giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu sử dụng, khai thác ữầm tích biển để lấy vật liệu xây dựng (cát, vật liệu nền móng, ...), vật chất hữu cơ, khí hydrocarbon, sulfur (Kenneth Y.Chen, 1973), phosphor (Jensen et al., 2004), polychlorinated dibenzo- />dioxins (Sanz et al., 2004), ... chứng tỏ khả năng, tiềm năng kinh tế của trầm tích biển là rất lớn. Đặc biệt có nhiều công trình (Park et al., 2000, Reimer et al., 2006, Dumas et al., 2007, Scott et al., 2008,...) nghiên cứu khai thác năng lượng từ trầm tích biển bằng cách lợi dụng tính oxi hóa của các hợp chất cacbon và các thành phần khác trong trầm tích biển để thiết kế một loại pin vi sinh có cực dương cắm vào trầm tích biển và cực âm đặt ở trong nước biển.

Việc nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã có từ trước năm 1987 khi mà công ước Ramsar ra đời. Các nước như Nhật Bản, Đức, Canada, Hoa Kỳ... đã sử dụng công nghệ sạch để khai thác và sử dụng tài nguyên với mục đích nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường đồng thời bảo vệ các nguồn tài nguyên. Mặt khác, các công nghệ mới đã được sử dụng để khai thác có hiệu quả kinh tế đối với các loại khoáng sản có chất lượng thấp hom (tăng dự trừ của tài nguyên không tái tạo) hoặc sử dụng được tổng hợp các hợp phần có ích khác nhau từ một loại tài nguyên. Nhờ đó đã giảm được sự tăng trưởng âm (nagative growth) đối với các nguồn tài nguyên nói chung và trầm tích biển nói riêng. Bên cạnh đó, nhiều nước còn thay đổi chính sách, luật pháp môi trường và tài nguyên để hạn chế tổn thất tài nguyên, bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao tính bền vững của việc sử dụng tài nguyên. Thêm vào đó, trên thế giới còn có nhiều nghiên cứu cụ thể về lượng giá sinh thái của việc khai thác, sử dụng các loại trầm tích biển, cũng như các yếu tố liên quan tới chúng (sự tác động của sóng, dòng chảy và hệ động thực vật) ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Nauy,... Tuy nhiên, vấn đề sử dụng hợp lý trầm tích biển và bảo vệ môi trường rất ít được đề cập đến một cách riêng biệt.

b. Việt Nam

Các vấn đề về tài nguyên và bảo vệ môi trường được đề cập đến trong một số đề tài cấp Nhà nước: đề tài KHCN 0 7 - 1 2 (Lê Quý An, 2000), nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu các vấn đề về phương pháp luận chung để sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường; đề tài KHCN 07.06 (Đặng Trung Thuận, 2000), nghiên cứu biến động môi trường do khai thác kinh tế và quá trình đô thị hóa gây ra. Đề tài KHCN 07.09 (Nguyễn Đức Quý, 2000), đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường vùng mỏ sau giai đoạn khai thác tài nguyên khoáng sản; đề tài KT.02.11 (Lê Như 1995), đánh giá hiện trạng KTKS và tác động của chúng đến môi trường tự

Một phần của tài liệu Báo cáo tóm tắt đề tài nhánh Kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên trầm tích biển và bảo vệ môi trường của 5 vùng trọng điểm Hạ Long, cửa Bảy Háp, vịnh Rạch Giá171450 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)