a. Chi phí sử dụng vốn bình quân
Trong phần trên đã xem xét chi phí của từng nguồn tài trợ riêng biệt. Tuy nhiên, thông thường trong thực tế hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư, doanh nghiệp phải huy động sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau và mỗi nguồn tài trợ có chi phí sử dụng vốn không giống nhau. Do vậy, cần xác định chi phí sử dụng vốn bình quân.
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền và có thể được xác định bằng công thức sau:
E Cf D
WACC =
V x re + V x rE + V Rdt(1- t)
Hoặc WACC =
Trong đó
WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân
E: Vốn chủ sở hữu (bao hàm cổ phiếu thường và lợi nhuận tái đầu tư) Cf: Vốn tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi
re: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu ( bao hàm chi phí sử dụng cổ phiếu thường và chi phí sử dụng lợi nhuận tái đầu tư)
V: Tổng nguồn vốn hay tổng số vốn huy động từ các nguồn tài trợ Ri: Chi phí sử dụng vốn của i
Wi: Tỷ trọng nguồn vốn i trong tổng nguồn tài trợ i: Nguồn tài trợ tính theo thứ tự (i = )
Khi tính chi phí sử dụng vốn bình quân thì chi phí sử dụng vốn của từng nguồn tài trợ riêng biệt đưa vào tính toán phải là chi phí sử dụng vốn sau thuế.
Có thể xem xét chi phí sử dụng vốn bình quân theo ví dụ sau:
Một Công ty cổ phần có tổng số vốn là 8.000 triệu đồng và được hình thành từ các nguồn tài trợ sau:
Bảng 6-1. Nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính : Triệu đồng
Số TT Nguồn vốn Giá trị Tỷ trọng (%)
1 Vốn vay 3.600 45
2 Cổ phần ưu đãi 160 2
3 Vốn chủ sở hữu (cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại)
4.240 53
Cộng: 8.000 100
Kết cấu nguồn vốn trên được xem là tối ưu. Trong năm tới công ty dự kiến huy động 2000 triệu đồng vốn đầu tư và việc huy động vốn được theo kết cấu nguồn vốn tối ưu, trong đó Công ty dự kiến số lợi nhuận để tái đầu tư là 1.060 triệu đồng. Theo tính toán chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là 10%/năm, chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi là: 10,3%, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại là 13,4%. Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất là 28%.
Từ đó, có thể tính được chi phí sử dụng vốn bình quân cho đầu tư của Công ty: - Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế : 10% x ( 1- 25%) = 7,5%
- Chi phí bình quân sử dụng vốn:
b. Chi phí cận biên sử dụng vốn
- Khái niệm về chi phí cận biên
Chi phí cận biên sử dụng vốn (MCC) là chi phí cho đồng vốn mới nhất mà doanh nghiệp huy động tăng thêm vào đầu tư hay hoạt động kinh doanh.
Khi doanh nghiệp huy động vốn, nếu quy mô vốn huy động của doanh nghiệp gia tăng và tới một mức giới hạn nhất định sẽ làm cho chi phí cận biên sử dụng vốn tăng lên. Bởi vì, khi quy mô vốn huy động vượt qua một điểm giới hạn nhất định sẽ làm tăng thêm rủi ro cho những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp, khi đó người cung cấp vốn sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lời cao hơn đối với số vốn gia tăng để bù đắp chi rủi ro tăng thêm mà họ có thể phải gánh chịu.
- Điểm gãy
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với việc huy động vốn của doanh nghiệp là tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Để thực hiện được yêu cầu này, thông thường các doanh nghiệp thực hiện huy động vốn theo kết cấu nguồn vốn tối ưu hay kết cấu nguồn vốn mục tiêu đã được xác định mà trong đó, trọng tâm là phối hợp cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Khi huy động các nguồn vốn riêng biệt trong quá trình phối hợp các nguồn vốn để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn tối ưu, doanh nghiệp sẽ huy động lần lượt theo trình tự: Huy động số vốn có chi phí thấp trước sau đó mới đến số vốn có chi phí cao hơn, chẳng hạn đối với nguồn vốn chủ sở hữu trong quá trình huy động để đảm bảo tỷ lệ tham gia vào kết cấu nguồn vốn tối ưu, Công ty cổ phần trước hết sẽ huy động nguồn vốn chủ sở hữu nội sinh tức là sử dụng số lợi nhuận để lại tái đầu tư, khi đã huy động hết nhưng vẫn chưa đủ vốn, lúc này bắt buộc Công ty phải sử dụng ngồn vốn chủ sở hữu ngoại sinh có nghĩa là Công ty phải phát hành thêm cổ phiếu thường mới có chi phí sử dụng vốn cao hơn và chính khi đó nảy sinh một điểm gọi là điểm gãy.
Như vậy, điểm gãy là điểm thể hiện một quy mô vốn được huy động ở mức độ nhất định mà khi doanh nghiệp tiếp tục huy động vốn tăng thêm vượt qua mức quy mô đó thì phải tăng thêm chi phí sử dụng vốn. Từ đây có thể nhận thấy, điểm gãy nảy sinh chi phí sử dụng vốn của một trong những nguồn vốn riêng biệt tăng lên và có thể xác định điểm gãy theo công thức sau:
ACji BPji =
WJ
Trong đó
BPji: Điểm gãy của nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn i
ACji: Tổng số vốn huy động từ nguồn tài trợ j với chi phí sử dụng vốn i Wj: Tỷ trọng nguồn vốn tài trợ j trong cơ cấu tổng các nguồn tài trợ.
Trên cơ sở xác định các điểm gãy của từng nguồn tài trợ riêng biệt có thể xác định được các điểm gãy của tổng quy mô vốn mà doanh nghiệp huy động.
Để hiểu rõ vấn đề trên chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:
Ví dụ 6.5. Một Công ty cổ phần có kết cấu nguồn vốn hiện hành được coi là kết cấu tối ưu:
Nguồn vốn Tỷ trọng của từng
nguồn vốn
-Vốn vay 45%
- Cổ phần ưu đãi 2%
- Vốn chủ sở hữu (cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại) 53%
Công ty đang xem xét một số dự án đầu tư trong năm tới. Để thực hiện đầu tư, Công ty dự định huy động theo kết cấu nguồn vốn tối ưu và có khả năng huy động các nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn như sau:
- Số lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư trong năm là 768,5 triệu đồng với chi phí sử dụng vốn là 13,4%.
- Có khả năng huy động vốn bằng phát hành thêm cổ phần thường mới với chi phí sử dụng vốn là 14%.
- Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu ưu đãi với chi phí sử dụng vốn là 10,3% - Vay vốn: Công ty có khả năng vay vốn với số vốn từ 900 triệu đồng thì phải chịu lãi suất vay vốn là 10%/năm và nếu vay số vốn trên 900 triệu đồng thì phải chịu lãi suất 13%/năm của số vốn tăng thêm (mỗi năm trả lãi một lần ở cuối mỗi năm) và toàn bộ số vốn gốc ở thời điểm cuối của năm cuối cùng.
- Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 25%. Từ tình hình và số liệu trên có thể xác định được điểm gãy:
- Điểm gãy thứ nhất xuất hiện khi sử dụng hết 768,5 triệu đồng lợi nhuận giữ lại với chi phí sử dụng vốn 13,4%.
768,5 triệu BPE =
53%
= 1.450 triệu đồng
- Điểm gãy thứ hai khi sử dụng hết 900 triệu đồng vốn vay với chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là: 10%( 1- 25%) = 7,5%.
900 triệu BPD =
45%
= 2.000 triệu đồng
Như vậy, trong việc huy động vốn của công ty nảy sinh hai điểm gãy tương ứng với quy mô vốn huy động 1.450 triệu đồng và 2.000 triệu đồng. Sau khi xác định được các điểm gãy có thể xác định được chi phí sử dụng vốn của khoản vốn huy động được giữa điểm 0 và điểm gãy thứ nhất; giữa điểm gãy thứ nhất với điểm gãy thứ hai và các khoản vốn kế tiếp v.v…có thể thấy qua biểu tính toán dưới đây:
Bảng 6-2. Chi phí sử dụng vốn bình quân của từng khoản vốn huy động
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng nguồn vốn
mới huy động Nguồn tài trợ
Tỷ trọng (%) Chi phí sử dụng vốn Chi phí sử dụng vốn tính theo kết cấu (%) - Vốn vay 45 7,5 3,24 - Cổ phần ưu đãi 2 10,3 0,206 Từ 0 đến 1.450
- Lợi nhuận giữ
lại 53 13,4 7,102 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC1) 10,548 - Vốn vay 45 7,2 3,24 - Cổ phần ưu đãi 2 10,3 0,206 Trên 1.450 đến 2.000 - Cổ phần thường 53 14,0 7,42 Chi phí sử dụng vốn bình quân 10,866
- Vốn vay 45 9,36* 4,212 - Cổ phần ưu đãi 2 10,3 0,206 Từ 2.000 trở lên - Cổ phiếu thường 53 14,0 7,42 Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC3) 11,838
* Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế: 13% x (1-25%) = 9,75
Như vậy, công ty có 3 khoản vốn lưu động và chi phí bình quân sử dụng vố ở mỗi khoản vốn cũng khác nhau. Ở khoảng vốn thứ nhất (từ 0 đến 1.450 triệu đồng) chi phí bình quân sử dụng vốn WACC1 là 10,548% (≈ 10,55%), điều đó cũng cho thấy chi phí cận biên của mỗi đồng vốn mới mà công ty huy động thêm vào đầu tư trong khoảng vốn này cũng là 10,548% và khi quy mô vốn huy động vượt quá 1.450 triệu đồng thì chi phí cận biên của đồng vốn mới huy động tăng thêm sẽ tăng lên ở mức 10,866% (≈ 10,87%) và nếu vượ quá 2.000 triệu đồng thì chi phí cận biên sử dụng vốn là 11,838%.
Hình 6-1. Chi phí sử dụng vốn và quy mô huy động vốn