THUÊ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 54)

8.2.1. Thuê tài sản

Thuê tài sản là một bản hợp đồng được ký kết giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hay nhiều tài sản trong đó người cho thuê (chủ sở hữu tài sản) chuyển giao tài sản cho người thuê (người sử dụng tài sản) được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và người thuê phải trả cho chủ sở hữu tài sản một khoản tiền thuê tương xứng với quyền sử dụng.

Thuê tài sản có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê tài chính.

* Thuê vận hành (Operating Lease).

Thuê vận hành đã có lịch sử rất lâu đời nên còn được gọi là thuê mua theo kiểu truyền thống (Traditional Lease). Ở nước ta loại thuê này đã có ở các vùng nông thôn, họ cho thuê đất canh tác vài ba năm hoặc một số cơ sở họ cho thuê ô tô và các máy móc thiết bị khác.

Thuê vận hành có hai đặc trưng chính:

- Thời gian thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn.

- Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản ... cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản.

Như vậy, hình thức thuê vận hành hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ, ví dụ một doanh nghiệp xây dựng khi nhận được một công trình lớn yêu cầu phải có máy đóng cọc cỡ lớn và họ cũng chỉ cần sử dụng trong 9 tháng đến 1 năm nên họ không cần mua mà đi thuê máy tỏ ra phù hợp hơn.

Hình thức thuê vận hành được coi là một loại hợp đồng để chấp hành, tài sản đi thuê không được phản ánh trong sổ sách kế toán của người thuê, số tiền thuê trả theo hợp đồng được ghi như một chi phí bình thường khác.

8.2.2 Thuê tài chính

Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hay dài hạn theo hợp đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua lại tài sản từ người cho thuê. Trong nhiều trường hợp một doanh nghiệp bán ngay tài sản của mình cho người thuê rồi thuê lại. Trong hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng.

Thông thường trong một hợp đồng thuê tài chính được chia làm 3 phần

Phần 1: Thời hạn thuê chính thức (thuê cơ bản). Đây là khoản thời gian quan trọng nhất của hợp đồng thuê. Trong thời gian này các bên trong hợp đồng không được quyền huỷ bỏ hợp đồng chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mà tất cả các bên đều đồng ý. Hết thời hạn này hầu như người cho thuê đã thu hồi đủ số tiền đầu tư ban đầu.

Phần 2: Thời gian cho thuê tự chọn: Đây là khoảng thời gian mà người thuê có thể tiếp tục thuê tài sản, nhưng với chi phí thuê rất thấp.

Phần 3: Thực hiện giá trị còn lại

Thông thường hết giai đoạn thuê tài chính người cho thuê thường uỷ quyền cho người thuê làm đại lý bán tài sản. Nếu người thuê quản lý sử dụng tài sản tốt thì giá trị thực tế của tài sản có thể lớn hơn nhiều so với giá trị còn lại dự kiến trong hợp đồng, họ có thể mua lại và cũng có thể bán được giá cao hơn và được hưởng phần chênh lệch. Trong hợp đồng thuê tài chính các loại chi phí bảo dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản cũng như những rủi ro khác đối với tài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của doanh nghiệp mua sắm. Cũng vì lý do đó nên các khoản tiền thuê mà người cho thuê nhận được coi là giá trị thừa của tài sản nên hình thức thuê này cũng được gọi là thuê mua thuần.

8.3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ TÀI CHÍNH 8.3.1 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 8.3.1 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp

a. Khái niệm, vai trò, mục tiêu

- Khái niệm

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Vai trò của phân tích tài chính

Phân tích tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giá được khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu và những tiềm năng của doanh nghiệp

- Mục tiêu của phân tích tài chính

+ Đối với người quản lý doanh nghiệp:

Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo và kế hoạch tài chính cùng các quyết định tài chính thích hợp.

Nhằm kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý thích ứng để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Đối với người ngoài doanh ngiệp như những người cho vay và các nhà đầu tư … thì thông qua việc phân tích tài chính để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định về cho vay, thu hồi nợ hoặc đầu tư vào doanh nghiệp.

b. Nội dung và tài liệu phân tích hệ số tài chính

- Nội dung phân tích hệ số tài chính

+ Hệ số tài chính phản ánh đặc trưng tài chính của doanh nghiệp gồm: + Hệ số khả năng thanh toán.

+ Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản. + Hệ số hiệu suất hoạt động

+ Hệ số khả năng sinh lời.

- Tài liệu phân tích hệ số tài chính

Tài liệu chủ yếu để phân tích các hệ số tài chính là bảng cân đối kế toán và Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các báo cáo tài chính là cánh cửa quan trọng để nhận biết tình hình tài chính của doanh nghiệp

+ Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức tranh phản ánh tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân đối:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

+ Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Bảng 8-1. Trích bảng cân đối kế toán của Công ty Thành Nam

Ngày 31/12/200N

Đơn vị : Triệu đồng

TT Tài sản Số đầu kỳ Số cuối kỳ TT Nguồn vốn Số đầu kỳ Số cuối kỳ

A Tài sản ngắn hạn 380 450 A Nợ phải trả 500 590

I Tiền và các khoản tương đương tiền 60 70 I Nợ ngắn hạn 110 140

1 Tiền 50 65 1 Vay và nợ ngắn hạn 15 30

2 Các khoản tương đương tiền 10 5 2 Phải trả người bán 30 50

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 3 Người mua trả tiền trước - -

III Các khoản phải thu 70 100 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 17 25

IV Hàng tồn kho 250 280 5 Phải trả công nhân viên 48 35

V Tài sản ngắn hạn khác - - II Nợ dài hạn 390 430

B Tài sản dài hạn 420 550 - Vay và nợ dài hạn

I Các khoản phải thu dài hạn - - B Vốn chủ sở hữu 300 410

II Tài sản cố định 380 480 I Vốn chủ sở hữu 300 410

- Nguyên giá 510 655 - Vốn đầu tư cảu chủ sở hữu 240 310

- Giá trị hao mòn lũy kế (130) (175) - Thặng dư vốn cổ phần 15 29

III Bất động sản đầu tư - - - Quỹ đầu tư phát triển 20 28

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 30 50 - Quỹ dự phòng tài chính 15 17

V Tài sản dai hạn khác 10 20 - Lợi nhuận chưa phân phối 10 26

II Nguồn kinh phí và quỹ khác - -

Bảng 8-2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N của Công ty X

Đơn vị trính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm trước Năm nay

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.370 1.625

2 Các khoản giảm trừ 150 195

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.220 1.500

4 Giá vốn hàng bán 960 1.175

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 260 325

6 Chi phí bán hàng 55 70

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 85 110

8 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ 120 145

9 Doanh thu hoạt động tài chính 30 45

10 Chi phí tài chính 60 85

11 Trong đó: Chi phí lãi vay 60 85

12 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 30 45

13 Thu nhập khác - -

14 Chi phí khác - -

15 Lợi nhuận khác - -

16 Tổng lợi nhuận trước thuế 90 105

17 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25,2 20,4

18 Lợi nhuận sau thuế 64,8 75,6

- Khi phân tích các hệ số tài chính cần chú ý:

Khi sử dụng các hệ số tài chính cần lưu ý là các hệ số tự nó không có ý nghĩa, chúng chỉ có ý nghĩa khi được so sánh.

- So sánh hệ số kỳ này với hệ số kỳ trước của cùng doanh nghiệp, qua đó xem xét xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- So sánh các hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong ngành để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp hoặc so sánh với doanh nghiệp tiên tiến trong ngành để rút ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định tài chính cho phù hợp với từng thời kỳ.

8.3.2. Phân tích hệ số tài chính

a. Các hệ số về khả năng thanh toán.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) và các khoản nợ ngắn hạn.

Tổng tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số khả năng

Trong đó

+ Tổng tài sản lưu động bao hàm cả đầu tư tài chính ngắn hạn là những tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu.

+ Tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, phải trả cho công nhân viên, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác.

- Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán của tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn.

Khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ thấp và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt, nghĩa là khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời Ví dụ: quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ đọng. Tính hợp lý của hệ số phản ánh khả năng thanh toán hiện thời có thể phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề nào cần chiếm tỷ trọng tài sản lưu động lớn (ví dụ như ngành thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này lớn càng tốt và ngược lại.

Ví dụ 8.1. Căn cứ Bảng cân đối kế toán của Công ty Thành Nam nêu trên có thể xác định:

380 Hệ số khả năng thanh toán

hiện thời đầu kỳ =

110 = 3,45

450 Hệ số khả năng thanh toán

hiện thời cuối kỳ =

140 = 3,21

Giả sử hệ số trung bình của ngành giày dép là 2,5 thì hệ số thanh toán hiện thời của Công ty ở cuối kỳ so với đầu kỳ là thấp hơn, tuy nhiên so với hệ số trung bình của ngành lại là quá cao. Điều này chưa chắc đã tốt, có thể Công ty có một bộ phận hàng tồn kho bị ứ đọng hoặc có vốn bị đọng lại ở khoản phải thu quá lớn. Để đánh giá được sát hơn cần kết hợp xem xét các chỉ tiêu khác

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản lưu động trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản lưu động hiện có thì vật tư, hàng hoá chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền được và do đó có khả năng thanh toán kém. Vì thế hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đó là thước đo về khả năng thanh trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hoá tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn.

Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh

toán nhanh =

Tuy nhiên, cũng như hệ số khả năng thanh toán hiện thời, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

Tiếp ví dụ 8.1. Tính h/s khả năng thanh toán nhanh đầu kỳ

380 - 250 Hệ số khả năng thanh toán

nhanh đầu kỳ =

110 = 1,18

450 - 280 Hệ số khả năng thanh toán

nhanh cuối kỳ =

140 = 1,21

Giả sử hệ số trung bình của ngành lúc này là 1,5. Như vậy khả năng thành toán nhanh của Công ty ở cuối kỳ đã được cải thiện tốt hơn đầu kỳ, tuy nhiên, so với hệ số trung bình của ngành thì còn thấp. Điều đó cho thấy, Công ty cần phải chú ý hơn việc đảm bảo khả năng thành toán

 Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ têu hệ số vốn bằng tiền hay còn gọi là hệ số thanh toán tức thời, được xác định bằng công thức:

Tiền + các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh

toán tức thời =

Tổng nợ ngắn hạn

Trong đó:

+ Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển

+ Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn

Ở đây, cũng như hệ số khả năng thanh toán tức thời, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ

Tiếp ví dụ 8.1. Tính hệ số khả năng thanh toán tức thời đầu kỳ

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)