Tín dụng nhà cung cấp (tín dụng thương mại)

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 51)

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp có thể sử dụng tài trợ bằng cách mua chịu, bán chịu hàng hoá, dịch vụ của nhà cung cấp. Trường hợp này người ta còn gọi đó là tín dụng của nhà cung cấp hay tín dụng thương mại. Hình thức này chiếm một vị trí quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp mới hình thành hoặc vốn còn bị hạn chế. Được nhận vật tư, tài sản, dịch vụ để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa phải thanh toán, trả tiền ngay, điều đó rất có lợi cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, tuy được hưởng tín dụng của nhà cung cấp nhưng cũng không nên cho đó là loại hình tín dụng không mất chi phí mà cần phải kiểm tra, xem xét giá mua chịu hàng hoá đó có cao quá mức bình thường không.

Việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến chi phí của khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trường hợp việc doanh nghiệp có nên sử dụng tín dụng thương mại hay không cần xác định chi phí của các khoản tín dụng thương mại đó.

Ví dụ7.1. Một giao dịch giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp, nhà cung cấp đồng ý bán chịu cho doanh nghiệp một lô hàng với quy định hình thức thanh toán là “2/15 net 30”. Điều đó có nghĩa là nhà cung cấp sẽ chiết khấu 2% giá trị lô hàng nếu doanh nghiệp đồng ý trả tiền trong thời gian 15 ngày kể từ ngày giao hàng. Ngoài thời hạn 15 ngày, tức là từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 30 thì doanh nghiệp phải trả đủ 100% giá trị lô hàng mà không được hưởng chiết khấu nữa.

Tỷ lệ chiết khấu (%) 360

Chi phí của

TDTM =

1 - Tỷ lệ chiết khấu (%) x

Số ngàymua chịu – Thời gian hưởng chiết khấu Với ví dụ trên:

2% 360

Chi phí của TDTM =

1 - 2% x 30 – 15 = 30,6%

DN cần phải so sánh với lãi suất vay ngân hàng để xemchi phí của khoản tín dụng thương mại caohay thấp.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)