Dựa vào thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 48)

Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.

- Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho họat động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định bằng công thức:

Nguồn vốn thường xuyên

của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc

Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp =

Giá trị tổng tài sản

của doanh nghiệp - Nợ ngắn hạn

Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.

Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tùy thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).

Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định theo công thức:

Nguồn vốn lưu động thường xuyên =

Tổng nguồn vốn thường xuyên của

doanh nghiệp

- Giá trị còn lại của TSCĐ và các tài sản dài hạn khác Hoặc có thể được xác định:

Nguồn vốn lưu động

thường xuyên của DN = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn

- Nguồn vốn tạm thời: Là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)