PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 56)

8.3.1 Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp

a. Khái niệm, vai trò, mục tiêu

- Khái niệm

Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc xác định những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua sử dụng những số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Vai trò của phân tích tài chính

Phân tích tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giá được khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu và những tiềm năng của doanh nghiệp

- Mục tiêu của phân tích tài chính

+ Đối với người quản lý doanh nghiệp:

Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo và kế hoạch tài chính cùng các quyết định tài chính thích hợp.

Nhằm kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý thích ứng để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

+ Đối với người ngoài doanh ngiệp như những người cho vay và các nhà đầu tư … thì thông qua việc phân tích tài chính để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định về cho vay, thu hồi nợ hoặc đầu tư vào doanh nghiệp.

b. Nội dung và tài liệu phân tích hệ số tài chính

- Nội dung phân tích hệ số tài chính

+ Hệ số tài chính phản ánh đặc trưng tài chính của doanh nghiệp gồm: + Hệ số khả năng thanh toán.

+ Hệ số cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản. + Hệ số hiệu suất hoạt động

+ Hệ số khả năng sinh lời.

- Tài liệu phân tích hệ số tài chính

Tài liệu chủ yếu để phân tích các hệ số tài chính là bảng cân đối kế toán và Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các báo cáo tài chính là cánh cửa quan trọng để nhận biết tình hình tài chính của doanh nghiệp

+ Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: Tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế toán là bức tranh phản ánh tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán được lập theo nguyên tắc cân đối:

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

+ Bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Bảng 8-1. Trích bảng cân đối kế toán của Công ty Thành Nam

Ngày 31/12/200N

Đơn vị : Triệu đồng

TT Tài sản Số đầu kỳ Số cuối kỳ TT Nguồn vốn Số đầu kỳ Số cuối kỳ

A Tài sản ngắn hạn 380 450 A Nợ phải trả 500 590

I Tiền và các khoản tương đương tiền 60 70 I Nợ ngắn hạn 110 140

1 Tiền 50 65 1 Vay và nợ ngắn hạn 15 30

2 Các khoản tương đương tiền 10 5 2 Phải trả người bán 30 50

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - 3 Người mua trả tiền trước - -

III Các khoản phải thu 70 100 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 17 25 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IV Hàng tồn kho 250 280 5 Phải trả công nhân viên 48 35

V Tài sản ngắn hạn khác - - II Nợ dài hạn 390 430

B Tài sản dài hạn 420 550 - Vay và nợ dài hạn

I Các khoản phải thu dài hạn - - B Vốn chủ sở hữu 300 410

II Tài sản cố định 380 480 I Vốn chủ sở hữu 300 410

- Nguyên giá 510 655 - Vốn đầu tư cảu chủ sở hữu 240 310

- Giá trị hao mòn lũy kế (130) (175) - Thặng dư vốn cổ phần 15 29

III Bất động sản đầu tư - - - Quỹ đầu tư phát triển 20 28

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 30 50 - Quỹ dự phòng tài chính 15 17

V Tài sản dai hạn khác 10 20 - Lợi nhuận chưa phân phối 10 26

II Nguồn kinh phí và quỹ khác - -

Bảng 8-2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm N của Công ty X

Đơn vị trính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm trước Năm nay

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.370 1.625

2 Các khoản giảm trừ 150 195

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.220 1.500

4 Giá vốn hàng bán 960 1.175

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 260 325

6 Chi phí bán hàng 55 70

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 85 110

8 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ 120 145

9 Doanh thu hoạt động tài chính 30 45

10 Chi phí tài chính 60 85

11 Trong đó: Chi phí lãi vay 60 85

12 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 30 45

13 Thu nhập khác - -

14 Chi phí khác - -

15 Lợi nhuận khác - -

16 Tổng lợi nhuận trước thuế 90 105 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17 Thuế thu nhập doanh nghiệp 25,2 20,4

18 Lợi nhuận sau thuế 64,8 75,6

- Khi phân tích các hệ số tài chính cần chú ý:

Khi sử dụng các hệ số tài chính cần lưu ý là các hệ số tự nó không có ý nghĩa, chúng chỉ có ý nghĩa khi được so sánh.

- So sánh hệ số kỳ này với hệ số kỳ trước của cùng doanh nghiệp, qua đó xem xét xu hướng thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

- So sánh các hệ số trung bình của các doanh nghiệp trong ngành để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp hoặc so sánh với doanh nghiệp tiên tiến trong ngành để rút ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định tài chính cho phù hợp với từng thời kỳ.

8.3.2. Phân tích hệ số tài chính

a. Các hệ số về khả năng thanh toán.

* Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) và các khoản nợ ngắn hạn.

Tổng tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn Hệ số khả năng

Trong đó

+ Tổng tài sản lưu động bao hàm cả đầu tư tài chính ngắn hạn là những tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu.

+ Tổng nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng bao gồm: các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, phải trả cho công nhân viên, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác.

- Ý nghĩa: Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi một bộ phận tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán của tài sản lưu động với các khoản nợ ngắn hạn.

Khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp ở mức độ thấp và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt, nghĩa là khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời Ví dụ: quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ khó đòi, hàng tồn kho ứ đọng. Tính hợp lý của hệ số phản ánh khả năng thanh toán hiện thời có thể phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề nào cần chiếm tỷ trọng tài sản lưu động lớn (ví dụ như ngành thương mại) trong tổng tài sản thì hệ số này lớn càng tốt và ngược lại.

Ví dụ 8.1. Căn cứ Bảng cân đối kế toán của Công ty Thành Nam nêu trên có thể xác định:

380 Hệ số khả năng thanh toán

hiện thời đầu kỳ =

110 = 3,45

450 Hệ số khả năng thanh toán

hiện thời cuối kỳ =

140 = 3,21

Giả sử hệ số trung bình của ngành giày dép là 2,5 thì hệ số thanh toán hiện thời của Công ty ở cuối kỳ so với đầu kỳ là thấp hơn, tuy nhiên so với hệ số trung bình của ngành lại là quá cao. Điều này chưa chắc đã tốt, có thể Công ty có một bộ phận hàng tồn kho bị ứ đọng hoặc có vốn bị đọng lại ở khoản phải thu quá lớn. Để đánh giá được sát hơn cần kết hợp xem xét các chỉ tiêu khác

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản lưu động trước khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản lưu động hiện có thì vật tư, hàng hoá chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền được và do đó có khả năng thanh toán kém. Vì thế hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đó là thước đo về khả năng thanh trả nợ ngay, không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hoá tồn kho.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn.

Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh

toán nhanh = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, cũng như hệ số khả năng thanh toán hiện thời, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

Tiếp ví dụ 8.1. Tính h/s khả năng thanh toán nhanh đầu kỳ

380 - 250 Hệ số khả năng thanh toán

nhanh đầu kỳ =

110 = 1,18

450 - 280 Hệ số khả năng thanh toán

nhanh cuối kỳ =

140 = 1,21

Giả sử hệ số trung bình của ngành lúc này là 1,5. Như vậy khả năng thành toán nhanh của Công ty ở cuối kỳ đã được cải thiện tốt hơn đầu kỳ, tuy nhiên, so với hệ số trung bình của ngành thì còn thấp. Điều đó cho thấy, Công ty cần phải chú ý hơn việc đảm bảo khả năng thành toán

 Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ têu hệ số vốn bằng tiền hay còn gọi là hệ số thanh toán tức thời, được xác định bằng công thức:

Tiền + các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh

toán tức thời =

Tổng nợ ngắn hạn

Trong đó:

+ Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển

+ Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn

Ở đây, cũng như hệ số khả năng thanh toán tức thời, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ

Tiếp ví dụ 8.1. Tính hệ số khả năng thanh toán tức thời đầu kỳ

60 Hệ số khả năng thanh toán

tức thời đầu kỳ =

110 = 0,54

70 Hệ số khả năng thanh toán

tức thời cuối kỳ =

140 = 0,5

Lúc này, nếu như hệ số trung bình của ngành là 0,7. Hệ số vốn bằng tiền cuối kỳ so với đầu kỳ bị giảm sút và so với ngành là khá thấp. Và điều này cũng cho thấy Công ty cần phải chú ý hơn việc đảm bảo khả năng thanh toán

* Hệ số thanh toán lãi vay

Lãi vay phải trả là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Đây là khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán lãi vay đúng hạn

Hệ số thanh toán lãi vay là tỷ số giữa lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) so với lãi vay phải trả xác định theo công thức sau đây:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Hệ số thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không?

Dựa vào bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh của doanh nghiệp Thành Nam ta đi xác định hệ số này như sau:

150 Hệ số khả năng thanh toán

lãi vay kỳ trước = 60 = 2,5

190 Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay kỳ này = 85 = 2,24

Giả sử hệ số trung bình của ngành là 2,2. Hệ số thanh toán lãi vay năm nay thấp hơn hệ số thanh toán lãi vay năm trước, tuy nhiên so với trung bình ngành thì khả năng thanh toán lãi vay vẫn còn cao hơn. Như vậy, Công ty về cơ bản vẫn có thể đảm bảo khả năng thanh toán tiền lãi vay

b, Hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (kết cấu vốn tối ưu), nhưng kết cấu này lại luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy, nghiên cứu các hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, tỷ suất đầu tư sẽ cung cấp cho các nhà hoạch định chiến lược tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

* Hệ số nợ

Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ, hay nói cách khác hệ số nợ thể hiện tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Công thức xác định như sau:

Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn

Tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng nguồn vốn bao gồm toàn bộ các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

* Tỷ suất tự tài trợ

Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp.

Công thức xác định như sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ =

Tổng nguồn vốn

Qua việc nghiên cứu hai chỉ tiêu tài chính: hệ số nợ và tỷ suất tự tài trợ cho ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ

đó không bị ràng buộc hoặc bị sức ép của các khoản nợ vay. Nhưng khi hệ số nợ cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ. Các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp sử dụng khoản nợ vay này như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận.

Các chủ nợ thường thích tỷ suất tự tài trợ càng cao càng tốt. Chủ nợ nhìn vào tỷ số

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính doanh nghiệp 2 phần 2 (Trang 56)