Tình trạng văn bản

Một phần của tài liệu Song Tinh Bất Dạ và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học (Trang 40)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Tình trạng văn bản

Văn bản Song Tinh Bất Dạ không có nhiều như Truyện Kiều hay

Truyện Lục Vân Tiên. Cho đến nay, chỉ có ba văn bản chữ quốc ngữ được lưu hành. Đó là:

Truyện Song Tinh (1962), Đông Hồ khảo cứu và sao lục, Nxb Bốn Phương, Viện Văn nghệ - Hiên cổ lục, Sài Gòn.

Truyện Song Tinh (1984), Nguyễn Thị Thanh Xuân khảo đính, phiên âm và chú thích, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

Truyện Song Tinh (1987), Hoàng Xuân Hãn biên khảo, giới thiệu, Nxb Văn học, Hà Nội.

Ngoài ra, khi nghiên cứu, chúng tôi được biết hiện vẫn còn bản Nôm chép tay phóng ảnh của GS. Hoàng Xuân Hãn tặng thư viện Khoa học xã hội (cũng là bản ông gửi tặng nữ sĩ Mộng Tuyết), do Trần Lưu Thiển sao vào năm 1943 từ bản Nôm của họ Lâm ở Hà Tiên, khi bản này được gửi ra cho báo

Nam Phong ở Hà Nội (dưới sự kiểm soát kỹ càng của GS. Hoàng Xuân Hãn). Đây là bản Nôm duy nhất và xưa nhất (chép lại theo bản in năm Gia Long nguyên niên - 1802), có nhiều khả năng gần với bản gốc.

Trong quá trình minh định vấn đề “Song Tinh Bất Dạ” và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học, chúng tôi chọn bản do học giả Hoàng Xuân Hãn giới thiệu vào năm 1987 làm cơ sở dữ liệu để nghiên cứu. Bởi lẽ cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất đánh giá đây là bản phiên âm được khảo chứng cẩn thận, kỹ lưỡng nhất. Hoàng Xuân Hãn đã tỏ ra hết sức thận trọng, tỉ mỉ trong việc hiệu đính văn bản và có lý lẽ thuyết minh khá thuyết phục cho sự hiệu đính ấy. Có thể nói, bản của Hoàng Xuân Hãn đã chính thức đánh dấu một mốc quan trọng trong việc phiên âm, giới thiệu

Truyện Song Tinh ra với công chúng. (Trong chừng mực có thể, để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ cố gắng đối chiếu với những bản hiện còn). Một hạn chế là trong điều kiện hiện nay, chúng tôi không có văn bản Định tình nhân hoặc bản dịch truyện này, do vậy, không có cơ sở so sánh để tìm ra những đóng góp, sáng tạo về mặt nội dung của Nguyễn Hữu Hào so với nguyên tác.

Một vấn đề nữa là, trên thực tế, văn bản Nôm nay còn thấy không có tên truyện. “Truyện Song Tinh”, được gọi theo cách mà những người giới thiệu “cảm thấy ổn nhất”, nghĩa là phần nào xuất phát từ chủ quan của từng cá nhân. Tất nhiên, cũng có một cơ sở là ở Hà Tiên, khi tìm thấy văn bản Nôm in năm Gia Long thì người ta đã gọi là “Truyện Song Tinh” rồi. Ở đây, chúng tôi chọn gọi tên tác phẩm theo cách ghi trong Đại Nam liệt truyện tiền biên (tài liệu cổ nhất ghi chép về tác phẩm mà chúng ta hiện có) - “Song Tinh Bất Dạ”.

Một phần của tài liệu Song Tinh Bất Dạ và bước khởi đầu của truyện Nôm bác học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)