Giải pháp về giải quyết việc làm cho nông dân

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nông dân huyện Tây Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 82)

Tình trạng đói nghèo ở huyện Tân Sơn hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính là do người nông dân thiếu việc làm hoặc không có việc làm dẫn đến thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập. Thực tế mỗi năm ở Tân Sơn vẫn còn 5.738 người chưa có việc làm. Bên cạnh

đó, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp sẽ giải phóng ra khỏi nông nghiệp thêm một số lao động nữa mà công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ lại chưa phát triển đến mức có thể thu hút hết số lao động dư thừa này. Vì vậy, giải quyết việc làm là vấn đề cấp bách, đòi hỏi Đảng bộ và chính quyền huyện quan tâm giải quyết. Giải pháp này theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ I, BCH Đảng bộ huyện Tân Sơn lần thứ II (tháng 7/2010) phải được giải quyết như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng mối quan hệ liên thông giữa các cơ sở đào tạo nghề với cơ sở sử dụng lao động. Muốn vậy vấn đề đào tạo nghề của huyện phải biết đón trước được nhu cầu sử dụng lao động trong huyện. Phải tránh trùng lặp trong đào tạo bằng cách tạo sự liên thông trong đào tạo nghề giữa các trung tâm đào tạo. Sự gắn kết đó sẽ tạo những địa chỉ tin cậy cho người lao động bởi sau khi học xong họ sẽ nhận được việc làm phù hợp. Bên cạnh đó, trong cơ cấu đầu tư cần dùng tỷ lệ hợp lý cho nội dung đào tạo nghề cho nông dân, bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức và kinh nghiệm làm ăn ở các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp dịch vụ.

Thứ hai, tích cực tạo thêm việc làm mới trên cơ sở đẩy mạnh sự phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Phát triển ngành nghề có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho nông dân. Hơn nữa, lao động ngành này lại có thể sử dụng được cả phụ nữ và trẻ em, nguyên liệu chủ yếu cũng lấy từ nông nghiệp và đặc biệt, có thể tổ chức sản xuất ngay tại gia đình nên các ưu thế của nông thôn sẽ được khai thác triệt để hơn. Để tạo thêm nhiều việc làm hơn nữa, bên cạnh việc khôi phục, duy trì ngành nghề truyền thống cần phải du nhập, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, nhất là những nghề địa phương có nguyên liệu và có thị trường, trong đó chú trọng phát triển nghề khai thác và sản xuất

vật liệu xây dựng, nghề sửa chữa cư khí nhỏ, sản xuất công cụ cầm tay, sản xuất chiếu trúc, mành trúc.

Thứ ba, tích cực tham gia chương trình xuất khẩu lao động của quốc gia để giải quyết việc làm. Yêu cầu đặt ra đối với lao động xuất khẩu tại một số nước châu Á hiện nay có nhiều công việc không đòi hỏi kỹ thuật cao mà chỉ cần sức khỏe và chịu khó, do đó thời gian đào tạo ngắn, rất phù hợp với những người lao động cần cù và sáng tạo của Tân Sơn. Tuy nhiên, để hoạt động này có hiệu quả hơn cần đón trước kỹ năng đào tạo nghề cho họ, nhất là đối với lao động phụ nữ đi làm công việc nội trợ, đồng thời phải chú ý làm tốt công tác tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài để vừa tiết kiệm tiền của cho người đi vừa tránh được những hiện tượng tiêu cực không đáng có.

Thứ tư, phát huy vai trò của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Đây là những bước đi quan trọng nhằm tiếp cận công nghệ hiện đại, từng bước chiếm lĩnh thị phần trên thị trường thế giới. Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển không hạn chế về quy mô và phạm vi trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm kinh doanh. Bởi cùng với kinh tế nhà nước, hai khu vực kinh tế này chính là những yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và tạo ra phần lớn việc làm cho nhân dân. Trong khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt chú ý đến những tổ hợp sản xuất mang tính gia đình, làng xóm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ năm, trong những năm tới, huyện Tân Sơn cần có kế hoạch phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện và vững chắc gắn với công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu nông sản. Muốn vậy cần đổi mới quan điểm và nhận thức về vai trò và vị trí của mặt trận nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, phải gắn phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngành này.

Thứ sáu, phát triển mạnh cây công nghiệp ngắn ngày để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản,

phát triển chăn nuôi, nâng cao chất lượng cây ăn quả. Đặc biệt chú ý đến kế hoạch “lấy ngắn nuôi dài” của nông dân, nghĩa là đồng thời với việc canh tác truyền thống, cần tăng cường chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, trang bị cho họ những công nghệ nuôi trồng hiện đại để sản lượng lương thực theo kịp với đà tăng trưởng của dân số. Đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác giữa sản xuất và chế biến nông sản nhằm tạo việc làm và tăng nguồn thu nhập cho địa phương. Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mới, nhất là mô hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác tự nguyện của các hộ, tổ hợp tác công nghiệp chế biến nông sản, các liên doanh với nước ngoài trong chế biến nông sản.

Thứ bảy, xây dựng cơ chế cụ thể để người dân có thể thuê đất với số lượng lớn (có thể làm trang trại) thông qua chương trình dồn điền, đổi thửa để lập kế hoạch phát triển nuôi trồng lâu dài. Xây dựng cơ chế mở, thoáng để tìm kiếm nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với việc lập kế hoạch cụ thể mời gọi trí thức và doanh nhân phục vụ quê hương với phương châm “trải chiếu hoa mời doanh nhân, trải thảm đỏ mời trí thức”.

Có thể nói, giải quyết việc làm cho nông dân có vai trò quan trọng, chỉ trong lao động con người mới tự khẳng định được mình, chỉ có lao động để tạo ra thu nhập cho bản thân và xã hội thì mới có điều kiện xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo bình đẳng. Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Do vậy, giải quyết việc làm là trách nhiệm của nhà nước, xã hội, gia đình và bản thân người lao động. Mỗi người lao động cần tự chủ, năng động tìm cho mình một việc làm phù hợp và phát triển sự nghiệp theo nghề nghiệp mà mình đã chọn. Với việc thực hiện những biện pháp này, hy vọng Tân Sơn sẽ phát huy có hiệu quả vai trò của nông dân trong huyện đối với sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân trong huyện.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nông dân huyện Tây Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)