Phát huy vai trò của nông dân gắn với nâng cao nhận thức về mọi mặt

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nông dân huyện Tây Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72)

mọi mặt của nông dân

Tân Sơn hiện nay đang đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, phấn đấu sớm thoát khỏi huyện nghèo. Để làm được điều đó phần lớn phụ thuộc vào sự năng động, sáng tạo của nông dân Tân Sơn. Với mặt bằng dân trí thấp, số người được đào tạo trình độ tay nghề thấp đã gây trở ngại trong việc tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ, phòng trừ sâu bệnh, chế biến và bảo quản sản phẩm nông nghiệp của nông dân trong huyện. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc phần lớn nông dân chưa có khả năng cũng như điều kiện để tiếp cận những kiến thức về khoa học công nghệ, về kinh tế thị trường và quản lý kinh tế, về lao động việc làm để có thể nâng cao năng lực, trí tuệ, kỹ năng, trình độ nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của nông dân về tiến bộ khoa học, công nghệ, về sản xuất hàng hóa, thị trường song song với việc cải thiện chất lượng cuộc sống là yêu cầu quan trọng để nông dân có thể phát huy vai trò là chủ thể của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao nhận thức của nông dân theo các hướng sau:

* Nâng cao nhận thức của nông dân về khoa học và công nghệ:

Nông dân là chủ thể của nông thôn, vì vậy muốn thực hiện tiến trình CNH, HĐH với tốc độ nhanh thì người chủ thực sự của nó phải có nhận thức

và ứng dụng được những thành tựu mới của công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Khoa học công nghệ là động lực của CNH, HĐH, song nó chỉ phát huy vai trò đó khi người sử dụng có trình độ cao.

Bên cạnh đó, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi lao động ở nông thôn nói chung, nông nghiệp nói riêng phải có trình độ dân trí và kiến thức khoa học kỹ thuật cao để có thể tiếp nhận được những công nghệ mới về sản xuất nông nghiệp ở thời đại ngày nay. Không có tri thức cao về nông nghiệp và tổ chức quản lý đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn thì dù có đất đai, tiền bạc, rừng biển nhiều hay có điều kiện “thiên thời, địa lợi” cũng không thể đem lại nhiều của cải vật chất, không thể đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nông dân và văn minh tiên tiến cho nông thôn. Vì vậy, nâng cao nhận thức về khoa học công nghệ và năng lực ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ cho nông dân là điều kiện không thể thiếu và cũng không thể chậm chễ ở Tân Sơn hiện nay.

* Nâng cao nhận thức của nông dân về kinh tế thị trường.

Việc gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO không chỉ tạo ra cơ hội mà còn có cả thách thức cho nền kinh tế khi tư duy, nhận thức về nền kinh tế thị trường của đại bộ phận nông dân trong đó có nông dân Tân Sơn còn có nhiều hạn chế. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho nông dân trong quá trình hội nhập sâu rộng và toàn diện với nền kinh tế thế giới là rất cần thiết.

Thực tiễn sản xuất ở huyện Tân Sơn hiện nay cho thấy, nông dân Tân Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin thị trường và tìm đầu ra cho sản phẩm. Để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao thì vấn đề quan trọng là phải nghiên cứu, mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Vì vậy, nông dân cần nhận thức được rằng, trong xu thế phát triển hiện đại, mọi quá trình sản xuất đều do thị trường quyết định chứ không phải chỉ làm những

gì mình có cho nên nông dân cần định hướng được là nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai. Việc sản xuất phải xuất phát từ thị trường, do thị trường và vì thị trường quyết định.

Nông sản hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nông sản của Tân Sơn đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm cùng loại có chất lượng cao được nhập từ nước ngoài. Như một lẽ tất yếu, một bộ phận nông dân vốn quen với sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sẽ bị đào thải nếu không có sự điều chỉnh kịp thời. Vì yêu cầu của thị trường và cũng để không bị đẩy vào cảnh lạc hậu, nông dân Tân Sơn phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức về kinh tế thị trường để thay đổi tập quán, tư duy sản xuất sao cho phù hợp. Thị trường luôn có sự biến động, vì vậy nắm bắt và xử lý thông tin có hiệu quả là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

* Nâng cao nhận thức của nông dân về việc làm và thu nhập:

Hiện nay quan niệm về việc làm của nông dân Tân Sơn còn máy móc, tính hiệu quả của công việc chưa được quan tâm đúng mức. Cần giúp nông dân hiểu rằng, việc làm không đơn thuần là tạo ra các sản phẩm hiện vật thiết yếu phục vụ trực tiếp các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ mà việc làm phải được lượng hóa thành thu nhập về mặt giá trị, phải được tính toán trên cơ sở hiệu quả kinh tế có hạch toán đầu vào, đầu ra và lấy nhu cầu xã hội đang được phản ánh thông qua thị trường và thông qua việc làm đó, họ có được thu nhập chính đáng và xứng đáng đối với phần công sức họ đã bỏ ra. Trên cơ sở đó, từng bước loại bỏ nếp nghĩ cố hữu (rằng đã là nông dân thì phải gắn với công việc nhà nông, ruộng quen trồng lúa thì không thể trồng cái khác) và hình thành tư duy phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường trong tiềm thức người nông dân. Mỗi người nông dân cần phải nghĩ là trồng cây gì, nuôi con gì có thể đem lại thu nhập cao nhất cho họ, chứ không phải trồng những cây, những con phục vụ nhu cầu tiêu dùng của mình.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nông dân huyện Tây Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 72)