Phát huy vai trò của nông dân gắn với quá trình phát triển nông

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nông dân huyện Tây Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 75)

nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại

Chúng ta đều biết nông dân là lực lượng cơ bản để thực hiện, đồng thời là đối tượng trực tiếp hưởng thụ thành quả của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, phát huy vai trò của nông dân phải gắn với quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Chủ thể của quá trình đó phải chính là cư dân nông thôn, họ phải là người đứng ra chủ động tổ chức quản lý và thực hiện quá trình phát triển. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ổn định chính trị, bảo đảm sự phát triển của địa phương trong suốt quá trình tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nông nghiệp tạo ra cơ sở đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; nông thôn thu nhập cao là thị trường lớn cho kinh tế cả nước, kinh tế nông thôn phát triển tạo ra việc làm và thu nhập cho phần lớn dân cư, là nguồn thu ngoại tệ quan trọng để phát triển kinh tế; nông dân có việc làm và thu nhập cao là nền tảng để đảm bảo xóa đói giảm nghèo, công bằng và ổn định xã hội. Nội dung của phương hướng này như sau:

Thứ nhất, phát huy truyền thống yêu nước của nông dân trong lao động sản xuất, thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2020 với nhịp độ nhanh, cân đối, hài hòa giữa trồng trọt với chăn nuôi, giữa ngành nghề truyền thống với xây dựng các cụm, khu công nghiệp, hình thành các vùng kinh tế sản xuất hàng hóa tập trung, cung cấp đủ lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp, có năng lực xuất khẩu để đạt được mục tiêu quan trọng là: giải phóng mạnh mẽ sức lao động, phát triển lực lượng sản xuất.

Cần phải nhận thức đầy đủ về vai trò của nông dân trong nông nghiệp, trong sản xuất lương thực, thực phẩm cho Tân Sơn và các địa phương khác, cung cấp nguyên liệu cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa công nghệ chế biến lương thực, thực phẩm từ đơn giản đến mở ra ngành công nghiệp có kỹ

thuật cao, công nghệ hiện đại. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của công nghệ chế biến phụ thuộc rất lớn vào quy mô, tốc độ sản xuất nông nghiệp.

Ở Tân Sơn hiện nay, cơ giới hóa nông nghiệp đang trong tình trạng mâu thuẫn giữa yêu cầu của hiện đại hóa với lực lượng lao động dư thừa quá lớn. Cần sớm giải quyết được mâu thuẫn này. Vừa phải tạo ra nền sản xuất hàng hóa, hiệu quả kinh tế, năng xuất lao động cao, đồng thời vẫn tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động, tăng thu nhập, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, chuyển đổi lao động từ thuần nông sang sản xuất kinh doanh tổng hợp, sang công nghiệp, dịch vụ. Muốn vậy phải tích cực đào tạo tay nghề cho nông dân.

Thứ hai, phát huy nội lực, tính cần cù, sáng tạo của nông dân. Đẩy mạnh lưu thông hàng hóa nông sản, xây dựng nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn và cung cấp nguồn nhân lực cho CNH, HĐH.

Ở Tân Sơn, nông dân chiếm 90% dân số nhưng sức mua hiện nay còn thấp, do vậy tiềm năng khai thác là rất lớn. Kinh tế muốn phát triển bền vững, ổn định phải có thị trường sâu rộng, trong đó thị trường trong huyện, tỉnh là chủ yếu, đối tượng lớn là nông dân, ngoài ra còn phải tính đến thị trường trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Có thể nói, khi hàng hóa nông sản được chế biến, tiêu thụ trên thị trường lớn sẽ kích thích sản xuất phát triển, từ đó việc làm và thu nhập của nông dân tăng. Sức mua của nông dân tăng lên sẽ tạo ra thị trường thúc đẩy CNH, HĐH.

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo ra xu hướng thu hút lao động ở nông thôn vào công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến xu hướng đô thị hóa trên địa bàn nông thôn. Nguồn cung cầu nhân lực là nông dân. Cần coi trọng việc giáo dục đào tạo, mở mang dân trí, bồi dưỡng nhân lực ở nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và thu được hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân trên cơ sở phù hợp với hệ sinh thái của địa phương, đảm bảo sự phát triển bền

vững. Điều chỉnh cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp (thuần), trong đó giảm mạnh tỷ trọng giá trị của trồng trọt, tăng tỷ trọng giá trị của chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.

Thứ ba, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học để thâm canh, tăng năng xuất và tăng giá trị sản lượng nông nghiệp.

Xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn là phải phát triển toàn diện trên cơ sở tăng cường thâm canh các cây trồng, vật nuôi có giá trị thương phẩm cao, có thị trường tiêu thụ rộng lớn như lúa, gạo, đậu, lạc, vừng, mía nhằm tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Đặc biệt phải hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học tập trung vào những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong đó ưu tiên cho nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong lai tạo giống, chế biến thức ăn chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh... để đẩy mạnh việc hình thành các vùng chăn nuôi nguyên liệu tập trung (thịt, trứng...) có năng suất và chất lượng cao cung cấp cho công nghiệp chế biến và áp dụng nhu cầu của thị trường.

Thứ tư, chuyển dịch dần lao động nông nghiệp sang các hoạt động khác tại Tân Sơn.

Giải phóng một bộ phận nông dân ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp là xu hướng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố: năng xuất lao động nông nghiệp, sự phát triển ngành nghề ở nông thôn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và sự năng động của người lao động. Trong đó năng xuất lao động là yếu tố quyết định nhất. Vì vậy, vấn đề giải phóng lao động nông thôn ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp phải được tiến hành gắn với việc tạo lập đầy đủ các điều kiện để thu hút số lao động được giải phóng đó, như: phát triển mạnh các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn đi đôi với mở rộng hệ thống đào tạo nghề phi nông nghiệp cho nông dân.

Quá trình CNH diễn ra đồng thời với quá trình đô thị hóa. Sự phát triển của các đô thị tất yếu làm tăng cơ hội việc làm cho người lao động, là nơi thu hút số lao động dư thừa từ nông nghiệp cùng số lao động đến độ tuổi hàng năm ở nông thôn. Do đó việc phát triển mạnh các thị trấn, thị tứ trên địa bàn huyện là cách giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn có hiệu quả nhất.

Thứ năm, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, làm cho công nghiệp ngày càng trở thành hoạt động chủ yếu và tạo nguồn thu nhập chính ở nông thôn.

Phát triển công nghiệp là hướng đi cơ bản, có tính quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, phải tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp với quy mô và trình độ phù hợp trên cơ sở đảm bảo vững chắc nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Chú trọng phát triển các cơ sở chế biến nhỏ, các cụm công nghiệp cấp huyện và các cụm nghề ở cơ sở.

Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống với sự tham gia của các hình thức tổ chức sản xuất đa dạng, trong đó khuyến khích hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân phát triển. Tăng cường mối liên kết kinh tế giữa nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của nông dân huyện Tây Sơn - Phú Thọ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 75)