Khoa học BHXH:

Một phần của tài liệu Thu hút nhân lực khoa học và công nghệ của viện Khoa học BHXH thông qua mô hình cấu trúc dự án (Trang 28)

5.1. Khái niệm khoa học BHXH

BHXH đã có mầm mống từ rất sớm, tuy nhiên trƣớc đó hoạt động BHXH mới chỉ dừng lại ở mức tự phát do các tổ chức xã hội, cá nhân tự nguyện quyên góp và đƣa ra các hình thức phân bổ các khoản đóng góp đó để giúp đỡ những ngƣời gặp phải những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Thời kỳ này chƣa có sự can

thiệp của Nhà nƣớc. BHXH chỉ thực sự ra đời khi cuộc cách mạng công nghiệp đƣợc tiến hành rộng khắp ở các nƣớc Châu âu. Cùng với quá trình công nghiệp hoá là sự phân hoá sâu sắc về giai cấp cũng nhƣ những ngƣời lao động làm thuê với nhau do đó sự liên kết giữa các thành viên trong tổ chức lơi lỏng dần. Những ngƣời bị loại ra khỏi đời sống lao động xã hội do ốm đau, thƣơng tật hoặc già cả thì không còn trông chờ vào sự giúp đỡ của các tổ chức nghiệp đoàn, họ thƣờng bị rơi vào cảnh nghèo đói. Nhiều ngƣời lao động từ nông thôn tràn ra thành phố tìm kiếm việc làm. Hậu quả này dẫn tới sự hủng hoảng xã hội xâu sắc, đòi hỏi phải có sự can thiệp kịp thời của Nhà nƣớc thông qua Hệ thống An sinh xã hội trong đó chính sách BHXH đóng vai trò nòng cốt. Thực chất BHXH là: Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi bản thân họ gặp phải những rủi ro, biến cố trong cuộc sống làm mất hoặc bị suy giảm một phần sức sức lao động thông qua việc quản lý và sử dụng một quỹ tài chính tập trung được hình thành từ sự đóng góp của người lao động, người chủ sử dụng lao động, và Nhà nước. Có thể khẳng định rằng phƣơng thức hoạt động của BHXH đã trải qua một giai đoạn lịch sử lâu dài mới đạt đƣợc sự hoàn thiện nhƣ ngày hôm nay. Tƣơng tự nhƣ vậy khoa học BHXH trên thế giới cũng đƣợc tiến hành nghiên cứu từ lâu. Khoa học BHXH trƣớc hết nó thuộc một phạm trù của kinh tế quốc dân. Học thuyết kinh tế quốc dân đƣợc chia làm 3 nội dung: Lý thuyết kinh tế quốc dân; chính sách kinh tế quốc dân; và khoa học tài chính. Do vậy, khái niệm về khoa học BHXH đƣợc trình bày nhƣ là lý luận của chính sách xã hội, nó thuộc về khoa học tài chính. Trong khuôn khổ của khoa học tài chính, ngƣời ta sẽ tìm kiếm sự can thiệp của nhà nƣớc vào quá trình kinh tế hay các chu kỳ kinh tế.

Từ phân tích nêu trên có thể khái niệm Khoa học BHXH nhƣ sau: Khoa học BHXH là một bộ phận của khoa học xã hội, nó có nhiệm vụ nghiên cứu các giải pháp của Nhà nước được coi là con đường đầu tiên nhằm bảo đảm thu nhập của người lao động và các thành viên trong gia đình họ khi bị ốm đau, mất khả năng nghề nghiệp và sức khỏe sớm do tai nạn, khi tuổi già, khi người trực tiếp nuôi dưỡng chết hoặc bị thất nghiệp. Đó là sự bảo đảm tồn tại của xã hội đối với người

lao động khi họ thiếu hụt điều kiện và khả năng lao động để có đủ thu nhập từ lao động.

5.2. Đặc điểm của khoa học BHXH

Khoa học BHXH là một dạng khoa học tổng hợp, nó nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của nhiều lĩnh vực nhƣ: kinh tế, xã hội và các chuyên ngành khác.

Khoa học BHXH nghiên cứu về kinh tế y tế nhƣng nó nghiên cứu đến nội dung liên quan đến những yếu tố tác động đến quyền lợi của ngƣời tham gia BHYT nhƣ: hình thái lựa chọn ngƣợc trong BHYT, các phƣơng thức quản lý kinh tế đối với bệnh viện, đơn vị cung cấp các dịch vụ y tế, thuốc và các vật tƣ y tế và các hình thức thanh toán giữa quỹ BHYT với các đối tác đó. Tƣơng tự nhƣ vậy khoa học BHXH sẽ nghiên cứu việc sử dụng công cụ điều tiết của thị trƣờng y tế nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chủng loại, với chất lƣợng cao và giá cả hợp lý các dịch vụ y tế, thuốc, vật tƣ y tế cho ngƣời tham gia BHYT.

Khoa học BHXH nghiên cứu về bảo hiểm và kinh tế bảo hiểm, nhƣng nó không đi sâu vào nhiều nội dung đa dạng của bảo hiểm và thị trƣờng bảo hiểm nhƣ tính toán rủi ro, cung về bảo hiểm, hoạt động kinh doanh bảo hiểm…mà chỉ sử dụng các phƣơng thức bảo hiểm, các kỹ thuật tính toán bảo hiểm, xác định rủi ro và vận dụng nó trên các nguyên tắc của BHXH để tiến hành các hoạt động bảo hiểm xã hội.

Khoa học BHXH nghiên cứu về thị trƣờng lao động nhƣng nó không đi sâu vào nghiên cứu lý luận về thị trƣờng lao động và nạn thất nghiệp, không nghiên cứu về cung và cầu thị trƣờng lao động, về tiền lƣơng và thu nhập, về việc làm, về các nguyên nhân gây nên nạn thất nghiệp và hệ thống các chính sách việc làm và chính sách thị trƣờng lao động mà xem xét các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến BHXH nhƣ: việc làm, thất nghiệp, tiền lƣơng và thu nhập, tuồi lao động, tuổi nghỉ hƣu… để dựa vào đó tiến hành các chính sách BHXH và trực tiếp là chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Khoa học BHXH nghiên cứu về kinh tế bảo hiểm nhƣng nó chỉ nghiên cứu về những nguyên tắc sử dụng trong hoạt động BHXH nhƣ: phải tuân thủ nguyên tắc có đóng góp thì mới đƣợc hƣởng thụ từ quỹ BHXH, nguyên tắc đoàn kết chia sẻ rủi ro trong chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN và không tính đến sự tƣơng quan thuần tuý giữa mức đóng và mức hƣởng hoặc nguyên tắc tƣơng quan không đầy đủ giữa mức đóng và mức hƣởng trong chế độ hƣu trí, tử tuất…nó cũng nghiên cứu về những rủi ro, xác suất rủi ro và tổn thất rủi ro đối với ngƣời lao động trong quá trình lao động nhƣng trên phạm vi của một quốc gia và gắn kết trách nhiệm của Nhà nƣớc.

Khoa học BHXH nghiên cứu về dân số nhƣng nó không nghiên cứu về các yếu tố tăng, giảm dân số mà nó dựa vào khoa học dân số để xem xét đến các yếu tố tác động đến BHXH. Ví dụ một mô hình dân số trẻ (tháp dân số có hình tam giác nhọn- mô hình dân số ở các nƣớc kém phát triển hoặc đang phát triển) sẽ hứa hẹn khả năng đông đảo ngƣời tham gia đóng góp BHXH, nhiều ngƣời lao động khoẻ, trẻ ít bị ốm đau. Nhƣng ngƣợc lại mô hình dân số già (mô hình tam giác ngƣợc- mô hình này hiện đang phổ biến tại các nƣớc công nghiệp phát triển) sẽ cảnh báo gánh nặng đóng góp BHXH của thế hệ đang làm việc phải đóng góp mức cao hơn để nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khoẻ cho các thế hệ trƣớc đó. Điều đó lại càng đáng lo ngại hơn đối với những nƣớc sử dụng phƣơng thức tài chính: chi đến đâu- thu đến đó hay tọa thu tọa chi trong chế độ hƣu trí và tử tuất. Tƣơng tự nhƣ vậy tuổi thọ của con ngƣời ngày càng cao, ngƣời ta phải xem xét nâng cao tuổi hƣu trí cũng nhƣ nâng cao mức đóng góp nhất là đối với các nƣớc thực hiện phƣơng thức lập quỹ dài hạn đối với chế độ hƣu trí và tử tuất.

Khoa học BHXH nghiên cứu về tài chính thông qua hoạt động thu- chi và cân đối quỹ. Tuy nhiên trong phạm vi cân đối quỹ, ngƣời ta không chỉ tính toán thuần tuý nghiệp vụ cân đối thuần tuý mà phải xem xét mức đóng góp cũng nhƣ mức chi trả theo mô hình của sự tăng trƣởng nền kinh tế quốc dân và mức sống xã hội từng thời kỳ cũng nhƣ vai trò can thiệp kịp thời của Nhà nƣớc khi nguồn quỹ mất cân đối. điều đó đƣợc thể hiện thông qua sự điều tiết giữa các quỹ BHXH thành

phần khi một nguồn quỹ thành phần nào đó bị thâm hụt và thậm trí Nhà nƣớc là ngƣời cuối cùng đứng ra chịu trách nhiệm chi trả các quyền lợi BHXH khi các nguồn quỹ lâm vào tình trạng cạn kiệt.

Khoa học BHXH đƣơng nhiên phải gắn liền với khoa học pháp luật bởi lẽ những kết quả nghiên cứu khoa học của BHXH khi đủ điều kiện ứng dụng trong thực tế phải đƣợc cụ thể hoá bằng các quy định và đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật mới có sức mạnh thực hiện trong phạm vi cả nƣớc. Và cũng phải bằng các quy phạm pháp luật mới gắn kết trách nhiệm xã hội giữa các thế hệ với nhau trong một thể chế xã hội bền vững và liên tục phát triển.

5.3. Nguồn Nhân lực KH&CN BHXH

Nhƣ đã trình bày ở trên đặc điểm của khoa học BHXH đó là một ngành khoa học tổng hợp nó vừa nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau cả về kinh tế, xã hội và các chuyên ngành khác. Chính vì vậy hiện nay chƣa có chuyên ngành cụ thể nào đào tạo chuyên sâu về BHXH. Do đó nguồn nhân lực KH&CN phục vụ ngành BHXH chủ yếu là: Các sinh viên đã tốt nghiệp, những ngƣời đang công tác, giảng dạy tại các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu gần gũi với lĩnh vực BHXH gồm có:

- Sinh viên đã tốt nghiệp tại các trƣờng đại học theo chuyên ngành kinh tế, chuyên ngành chăm sóc sức khoẻ, chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, lao động xã hội thậm trí cả các chuyên ngành liên quan đến luật, quản lý hành chính…vv.

- Các giảng viên hiện đang công tác giảng dạy tại các trƣờng đại học theo các chuyên ngành nêu trên.

- Những ngƣời đang làm việc, nghiên cứu tại các vụ, viện có liên quan đến BHXH chẳng hạn nhƣ : Viện nghiên cứu thuộc Bộ lao động thƣơng binh & xã hội, Bộ y tế, tổng cục thống kê, Bộ tài chính…vv.

Kết luận Chƣơng 1

Có thể khẳng định rằng các tổ chức xã hội nói chung, và các tổ chức nghiên cứu khoa học nói riêng chỉ thực hiện tốt đƣợc sứ mệnh của mình khi các tổ chức

này thành công trong việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn lực con ngƣời. Qua nghiên cứu khái niệm tổ chức, cấu trúc tổ chức, tổ chức theo dự án, chúng tôi nhận thấy, tổ chức dự án theo cấu trúc ma trận có tính khả thi cao trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, phù hợp với đặc điểm nhân lực KH&CN, thuận lợi cho việc thu hút các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia có trình độ cao tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu lý thuyết di động xã hội không kèm theo di cƣ và di động kèm theo di cƣ thì giải pháp thu hút nhân lực KH&CN thông qua dự án phù hợp với lý thuyết di động xã hội, khắc phục đƣợc sự cứng nhắc, thiếu mềm dẻo của các tổ chức nghiên cứu khoa học vận hành theo cơ chế quan liêu đồng thời giải quyết đƣợc sự thiếu hụt về nhân lực KH&CN trong các tổ chức nghiên cứu khoa học hiện nay.

CHƢƠNG 2

HIỆN TRẠNG THU HÚT NHÂN LỰC KH&CN CỦA VIỆN KHOA HỌC BHXH

1. Hiện trạng hoạt động KH&CN của Viện Khoa học BHXH Việt Nam

1.1 Chức Năng nhiệm vụ của Viện khoa học BHXH Việt Nam

Viện Khoa học BHXH (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng giám đốc) tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động khoa học về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội) để ứng dụng vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt nam, Viện có nhiệm vụ sau5:

- Thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc phát triển Bảo hiểm xã hội Việt Nam và nghiên cứu ứng dụng về bảo hiểm xã hội.

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học ngắn hạn, dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch đƣợc phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức triển khai, đánh giá việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và những tiến bộ khoa học, công nghệ vào các hoạt động bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc.

- Quản lý, hƣớng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học trong toàn ngành; - Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học; thực hiện nhiệm vụ thƣờng trực Hội đồng khoa học Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Tổ chức triển khai các dự án đầu tƣ nghiên cứu khoa học; tổ chức đấu thầu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc.

- Tổ chức thu thập dữ liệu, điều tra thống kê, phân tích dự báo tình hình hoạt động của ngành; phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện tính toán dự báo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

5Quyết định 5118/QĐ-BHXH ngày 8 tháng 12 năm 200 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện khoa học BHXH

- Hợp tác, liên kết hoạt động khoa học về lĩnh vực bảo hiểm xã hội với các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và ngoài nƣớc theo quy định của Tổng giám đốc; Biên dịch tài liệu khoa học phục vụ hoạt động của ngành.

- Liên kết đào tạo trình độ

sau đại học thuộc chuyên ngành bảo hiểm xã hội sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; tham gia đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Thực hiện công tác thông tin khoa học và xuất bản các ấn phẩm khoa học theo quy định của pháp luật.

1.2 Cấu trúc của Viện Khoa học BHXH

1.2.1 Cơ cấu tổ chức của viện khoa học BHXH

Cơ cấu tổ chức của Viện khoa học BHXH gồm Ban lãnh đạo và 03 phòng chức năng.

Phòng quản lý và thông tin khoa học:

Phòng quản lý và thông tin khoa học là đơn vị trực thuộc Viện, có chức năng giúp Viện trƣởng quản lý các hoạt động khoa học của ngành, của Viện; tổ chức công tác tƣ liệu thƣ viện, thông tin và phát hành các ấn phẩm khoa học.

- Xây dựng định hƣớng nghiên cứu khoa học hàng năm của toàn ngành gửi các đơn vị trong ngành làm cơ sở lựa chọn đề tài nghiên cứu.

- Lập dự toán kinh phí hoạt động khoa học hàng năm; phân bổ và kiểm tra, giám sát kinh phí sau khi đã đƣợc duyệt. Phối hợp với phòng hành chính tổng hợp tiến hành cấp kinh phí nghiên cứu cho các chủ nhiệm, chủ biên các đề tài, chuyên đề nghiên cứu khoa học theo chế độ quy định.

- Tổ chức thẩm định đề cƣơng đề tài; thẩm định kết quả nghiên cứu của từng đề tài; giải quyết các thủ tục để thanh lý đề tài theo đúng quy định của Nhà nƣớc.

- Hƣớng dẫn nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành; giúp Viện trƣởng tổ chức và chuẩn bị tài liệu các cuộc họp Hội đồng khoa học và Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu của các đề tài, chuyên đề.

- Tổ chức, đôn đốc, theo dõi tình hình thực hiện chƣơng trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học đã đƣợc phê duyệt.

- Tổ chức các cuộc hội thảo đề cƣơng chi tiết và hội thảo kết quả báo cáo tổng hợp của các đề tài nghiên cứu khoa học trƣớc khi có hội nghị nghiệm thu chính thức.

- Soạn thảo các văn bản thuộc nhiệm vụ quản lý khoa học của Viện để Viện trƣởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Tổng giám đốc ban hành.

- Cập nhật, khai thác, lƣu trữ thông tin về bảo hiểm xã hội và tổ chức thông tin các vấn đề về bảo hiểm xã hội trong nƣớc và nƣớc ngoài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

- Tổ chức lƣu trữ các đề tài nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu và trực tiếp quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học để phục vụ công tác nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu Thu hút nhân lực khoa học và công nghệ của viện Khoa học BHXH thông qua mô hình cấu trúc dự án (Trang 28)