Lợi ích từ thu hút nhân lực KH&CN khi thực hiện dự án

Một phần của tài liệu Thu hút nhân lực khoa học và công nghệ của viện Khoa học BHXH thông qua mô hình cấu trúc dự án (Trang 82)

3/ Các giải pháp thu hút nhân lực KH&CN

3.8Lợi ích từ thu hút nhân lực KH&CN khi thực hiện dự án

Thông qua việc thu hút nhân lực KH&CN để thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho khâu phát hiện, tuyển chọn đƣợc những nhân lực KH&CN đủ những điều kiện về phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ chuyên môn đặc biệt là năng lực thực tiễn, góp phần khắc phục đƣợc những hạn chế trong khâu tuyển chọn mang tính hành chính, hình thức nhƣ hiện nay.

Th.s Nguyễn Khang trƣởng phòng nghiên cứu dự báo- Viện khoa học BHXH cho rằng: “Để tuyển chọn được những người có năng lực thực sự thì không chỉ thông qua bằng cấp mà cần phải thấy được năng lực thực tiễn của họ thông qua hành động”.

Thu hút và sử dụng nhân lực thông qua dự án là điều kiện thuận lợi cho các thành viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học của Viện đƣợc tiếp cận, học tập, trao đổi, bồi dƣỡng nâng cao trình độ kiến thức đặc biệt là kinh nghiệm thực tiễn từ những chuyên gia có trình độ cao, giàu kinh nghiệm trong dự án.

Kết luận chƣơng 3

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực trạng hoạt động của Viện Khoa học BHXH từ năm 2003 cho đến nay cùng với những đánh giá nhận xét của các chuyên gia cả trong và ngoài ngành BHXH chúng tôi nhận thấy rằng nhu cầu thu hút nhân lực KH&CN từ bên ngoài để thực hiện các nhiệm vụ khoa học của Viện hiện nay là rất cần thiết. Vậy để trả lời câu hỏi thu hút để làm gì? Thu hút ai? Thu hút nhƣ thế nào? Thì có lẽ chỉ có hình thức thu hút nhân lực thông qua mô hình dự án (cấu trúc ma trận) mới trả lời đầy đủ các câu hỏi trên. Chỉ có thông qua dự án chủ nhiệm dự án mới có quyền lựa chọn nhân lực phù hợp yêu cầu chuyên môn và trả thù lao trên cơ sở thoả thuận. Mặt khác, để đảm bảo giá trị của mình thì bản thân các chuyên gia phải ngày càng nâng cao trình độ, uy tín bản thân, khả năng đáp ứng công việc thì mới có thể tham gia vào các dự án tiếp theo.

Thông qua dự án đội ngũ KH&CN của Viện có điều kiện đƣợc tiếp xúc, làm việc với các chuyên gia, các nhà khoa học có kinh nghiệm ở các nơi khác đến tham gia hợp tác nghiên cứu từ đó họ tích luỹ đƣợc nhiều kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để dần từng bƣớc trở thành các chuyên gia, những nhà khoa học giỏi giúp cho Viện khoa học BHXH có đƣợc một đội ngũ nhân lực KH&CN lớn mạnh về sau này.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận:

- Thu hút nhân lực là một hoạt động không riêng gì của các tổ chức nghiên cứu khoa học, nó là nhu cầu không thể thiếu của bất kỳ một tổ chức nào. Thu hút nhân lực KH&CN chính là sự huy động trí tuệ của nhân lực KH&CN từ các nguồn cung cấp nhân lực KH&CN ở mọi nơi, mọi tổ chức cả trong nƣớc và ngoài nƣớc để phục vụ cho sự phát triển của một ngành, một lĩnh vực nói riêng và cho toàn xã hội nói chung. Để thu hút đƣợc nhân lực KH&CN phục vụ cho sự phát triển cần phải nắm bắt đƣợc thực trạng nhân lực KH&CN hiện tại, những yêu cầu đặt ra đối với nhân lực KH&CN trong chiến lƣợc phát triển của ngành, các nhu cầu của nhân lực KH&CN. Đối với các viện nghiên cứu nói chung, đặc biệt là những viện nghiên cứu đang khan hiếm nhân lực KH&CN kiểu nhƣ Viện Khoa học BHXH thì việc thu hút nhân lực KH&CN là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và cấp bách, đó là điều kiện tiên quyết để Viện khoa học BHXH sớm trở thành một Viện nghiên cứu khoa học mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu về chính sách BHXH, BHYT và các mô hình, khuôn mẫu và cách thức để đƣa chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nƣớc đến với ngƣời dân, ngƣời lao góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình kinh tế chính trị xã hội trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

- Có nhiều hình thức thu hút nhân lực KH&CN, nhƣng thu hút nhân lực KH&CN theo dự án là hình thức thu hút hiệu quả nhất. Đối với Viện Khoa học BHXH việc áp dụng hình thức thu hút này là phù hợp, vì nó không làm thay đổi cơ cấu tổ chức hiện nay của Viện nhƣng vẫn đảm bảo thu hút đƣợc nhân lực KH&CN từ bên ngoài để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Viện ngày một nặng nề hơn.

Khuyến nghị:

- Trong chiến lƣợc phát triển của ngành BHXH Việt Nam phải đặc biệt coi trọng vai trò của khoa học công nghệ, coi đó là một công cụ không thể thiếu trong việc hoạch chiến lƣợc phát triển của ngành.

- Hình thành lên các dự án nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề nảy sinh trên con đƣờng hoàn thiện chính sách BHXH, BHYT và quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong xu thế hội nhập Quốc tế.

- Để thực hiện đƣợc các dự án nghiên cứu khoa học, với tƣ cách là đơn vị nòng cốt trong hoạt động nghiên cứu khoa học của ngành, Viện khoa học BHXH phải đứng ra chủ trì thu hút nhân lực KH&CN để thực hiện các dự án. Và giải pháp thu hút nhân lực KH&CN của Viện đã đƣợc chúng tôi trình bày tại chƣơng 3 của đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb KH&KT, Hà Nội-1999.

2. Vũ Cao Đàm: Lý Thuyết hệ Thống, Hà Nội 2003.

3. Vũ Cao Đàm, Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nxb KH&KT, Hà Nội 2005. 4. Vũ Cao Đàm, Lý thuyết xã hội KH&CN, Hà Nội, 2006.

5. Phạm Huy Tiến, Đề cương bài giảng về tổ chức KH&CN.

6. Phạm Huy Tiến, Bàn về trọng dụng nhân tài, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 4-2009.

7. Phạm Huy Tiến, Bàn về thu hút nhân tài, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 5- 2009.

8. Nguyễn Trọng Điều, Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.

9. Trần Xuân Định, Giáo trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN. 10. Đặng Duy Thịnh, Đề cương bài giảng về chính sách KH&CN.

11. Nguyễn Thị Anh Thu,(chủ Biên): Đổi mới chính sách sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trong cơ quan nghiên cứu và phát triển, Nxb KHXH - Hà Nội 2000.

12. Nguyễn Thị Anh Thu, Kinh nghiệm về thu hút cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, Tạp chí Hoạt động Khoa học số 9-2004.

13. Nguyễn Thị Anh Thu, Đổi mới chính sách tài chính đối với KH&CN, Tạp chí hoạt động khoa học số 3-2006.

14. Nguyễn Thị Anh Thu, Hoàn thiện quản lý Nhà nước về KH&CN, Tạp chí hoạt động Khoa học sô 2-2006.

15. Nguyễn Phú Hùng, Đề cương bài giảng về quản lý dự án.

16. Đào Thanh Trƣờng, Di động xã hội của cán bộ khoa học Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN (luận văn ThS xã hội học), Khoa Xã hội học, Trƣờng ĐHKHXH&NV, 2004.

17. Mike Johnson, 7 cách để thu hút nhân tài, Nxb Lao động xã hội 2007.

18. Phạm Minh Hạc, Chính sách phát triển nhân tài khoa học- công nghệ phục vụ công nghiệp hoá- hiện đại hoá, Hà Nội - 2006

19. Luật KH&CN và Nghị định hướng dẫn thi hành, Nxb CTQG, Hà Nội - 2003. 20. Nghị quyết TW2 khoá VIII về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Quyết định số 2502/QĐ-BKHCN ngày 21/09/2005 của Bộ Khoa học và công nghệ.

22. Nguyễn Huy Ban, Chiến lược phát triển BHXH, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

23. Phạm Đình Thành, 15 năm một chặng đường nghiên cứu khoa học, Trang tin khoa học BHXH số1/2009.

24. Phạm Đình Thành, Hoạt động khoa học BHXH những năm qua, Trang tin khoa học BHXH số 2/2010.

25. Phạm Hà Anh, Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khoa học BHXH, Trang tin khoa học BHXH số 2/2010.

26. Báo cáo tổng kết của Viện Khoa học BHXH từ năm 2003 đến năm 2009.

27. Nghị định số 94/2008/NĐ-CP của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

28. Quyết định số 278/2003/QĐ-BHXH-TCCB của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cà cơ cấu tổ chức của TTNCKH bảo hiểm xã hội.

29. Quyết định số 5118/QĐ-BHXH của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học bảo hiểm xã hội.

30. Quyết định số 4869/QĐ-BHXH của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy chế hoạt động khoa học trong ngành BHXH Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thu hút nhân lực khoa học và công nghệ của viện Khoa học BHXH thông qua mô hình cấu trúc dự án (Trang 82)