Một số nét đặc sắc về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn

Một phần của tài liệu Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư (Trang 81)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Một số nét đặc sắc về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn

80

Không gian trong tác phẩm nghệ thuật là thứ không gian được dàn dựng theo quan niệm của người nghệ sĩ. Nó hoàn toàn không đồng nhất với cuộc đời thực và ở đây nó vận động, lưu chuyển để biểu đạt ý đồ của tác giả. Trong Truyện Kiều ta bắt gặp không gian phưu lưu, lưu lạc rất phù hợp với cuộc đời đầy biến cố, ba chìm bảy nổi của Thuý Kiều. Trong thơ Tố Hữu là sự đối lập của không gian đời tư và không gian công cộng. Ngược lại, Thạch Lam lại đi sâu vào mảng không gian sinh hoạt đời tư đầy ắp thiên nhiên. Qua những không gian nhỏ hẹp, tối tăm, riêng tư ấy người ta cảm nhận được một không gian tù đọng, quẩn quanh giam hãm con người. Đến với Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy truyện của chị đầy ắp không gian sông nước, nông thôn Nam Bộ rất đặc

trưng. Chính Nguyễn Ngọc Tư cũng đã từng bộc bạch: “Đất và người ở đây

luôn làm tôi thấy mới mẻ hoài...”[64]. Không gian đó được chiết quang, in

một dấu ấn cá nhân sâu đậm trong các tác phẩm của chị. Để từ đó nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như phong cách người Nam Bộ của mình.

3.1.2. Một số nét đặc sắc về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Ngọc Tư.

3.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư.

Không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học có tác dụng mô hình các mối liên hệ như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự... Ngôn ngữ trong không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Các phạm trù cao thấp, xa- gần, rộng - hẹp, cong - thẳng đều được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nói về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.

Nguyễn Ngọc Tư bằng tài năng của mình đã khéo léo xây dựng trong truyện không gian nghệ thuật. Không gian ấy làm nền cho mọi cảm xúc tâm

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

81

trạng, nỗi lòng của nhân vật: Đó là không gian rộng - hẹp; không gian trừu tượng và không gian cụ thể. Nhân vật luôn ở trong những khoảng không gian ấy, tìm chỗ đứng cho riêng mình, có những lúc mơ hồ, nên thường rơi vào

khoảng trống “hoang hoải và chán chường”. Đọc truyện của chị ta tìm về bối

cảnh vùng đất U Minh (đó là mảnh đất mà ít người từng đặt chân tới). Không gian ấy được mở rộng ra với dòng sông con rạch, với Vàm Cỏ Xước, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Hưng Mỹ... không gian ấy lấy tên đất tên chợ: Xẻo Mê, Xẻo Rô, Gò Cây Quao... mênh mang, bất tận. Trong không gian rộng lớn ấy con người bỗng thấy yêu mảnh đất quê mình hơn. Không gian ấy như bao bọc lấy con người để từ đó những dòng sông, những cánh đồng, cây trái kênh rạch tạo nền cho bức tranh Nam Bộ phong phú đa dạng, sinh động của cuộc sống. Từ không gian rộng, ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư đưa bạn đọc tới không gian hẹp: Không gian ấy là nơi mà các nhân vật sống, bộc bạch tâm trạng và nỗi lòng

mình. Đó là không gian thu nhỏ trên chiếc ghe, lênh đênh sông nước: “Mỗi

lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già tới chết mình sẽ chẳng bao

giờ rời chiếc ghe”[49, tr.113]. Phải vậy mà khi lấy chồng rời xa chiếc ghe nhỏ

Giang nức nở: “Trời ơi con nhớ ghe quá trời đất ơi” (Truyện ngắn Nhớ

sông). Thực sự với người dân vùng sông nước thì chiếc ghe là mái nhà, là bến

đỗ bình yên để nương tựa để chở che: “Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ,

ngang 2m, dài 5m. Nhỏ bé, chật hẹp. Nhưng có một cái gì đó thật khác thường. Thế giới ấy hẹp đến nỗi chỉ vừa để xoay lưng, để nằm co, để cúi người... mà cũng dài cũng rộng vô phương bởi cuộc sống nay đây mai đó,

lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh”[47, tr.136]. Chiếc ghe nhỏ đó đã nâng giấc cho

bao ước mơ, đã chở che cho bao số phận con người côi cút, đơn lẻ: “Chị sẽ

mất khá lâu để thích hợp với những hình ảnh mang tính ước lệ, thí dụ như mấy bụi hành ngò trồng trên cái xô bể (thay vì khu vườn trồng cây cỏ hoa trái

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

82

mênh mông) hay cái lò cà rang nhỏ (thay vì một gian bếp ấm sực mùi củi lửa)... và nghe cha tôi than, tôi chán cái nhà này quá rồi, thì cũng nên hiểu là không có cái nhà nào cả. Nhà chúng tôi là cái này, là cánh đồng nào đó, con

sông nào đó...” (Cánh đồng bất tận). Chiếc ghe còn là nơi họ trao đổi, buôn

bán và ngày nay nó đã trở thành “điểm” du lịch cho khách ghé thăm trong

những phiên chợ nổi trên sông: “Bây giờ, cách buôn bán ấy chỉ còn ở những

ghe hàng bông lưu động đến tận nhà người dân, riêng chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán sỉ hàng hoá nông sản tươi, những thứ rau, trái miệt vườn. Bạn không cần ghé vào từng ghe để xem họ bán những gì....Bạn cứ nhìn cái nhánh

cây thon, dài buộc ở đầu ghe kia, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy”[47,

tr.135]. Nguyễn Ngọc Tư đã khám phá ra một không gian vừa rộng lớn mênh mông vừa nhỏ bé, chật hẹp. Hai khoảng không gian này song hành cùng nhau, tạo nên chiều sâu tâm tưởng, chiều rộng của không gian đất trời miệt vườn, chiều dài của những dòng sông, con rạch...

Không chỉ có không gian rộng và không gian hẹp, trong truyện Nguyễn Ngọc Tư còn đề cập tới không gian xa và không gian gần. Hai khoảng không gian này luôn hiện hữu trong tâm tưởng, thấm nhuần tâm trạng của nhân vật. Có những lúc nhân vật hạnh phúc, nhưng cũng có lúc nhân vật “hoang hoải, cô đơn” giữa đất trời, giữa cánh đồng bất tận của cuộc đời. Sống trong cuộc đời thực, nhân vật không thể xác định được đâu là thực, đâu là hư ảo, đâu là tình yêu thực, đâu là sân khấu? Vì vậy mà nhân vật luôn cô đơn và rất hay khóc. Những khúc mắc tình cảm đưa đẩy nhân vật tới khoảng lặng. Đó là khoảng lặng trong tâm tư, để suy ngẫm, để chiêm nghiệm cuộc đời. Phải vậy, trong tình yêu được nắm tay nhau đi trong đời; chỉ khác là khoảng cách giữa

nhân vật (1) (2) và (3) ngắn hơn chăng? Bởi họ biết “Má tôi ngồi trong mùng

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 83 Nhân vật 1 Má Gần mà xa xôi Nhân vật 2 Ba Xa mà gần Nhân vật 3 Dòng sông

(Khoảng cách không gian) (Khoảng cách tình cảm)

Hình 1: Khoảng cách không gian, tình cảm các nhân vật

Khoảng cách không gian: Qua khảo sát truyện Dòng nhớ ta thấy rất rõ

không gian xa và gần: Không gian ấy vô hình trong tâm tưởng nhưng lại là một khoảng cách thực ở ngoài đời. Cụ thể: Má thương ba, ở cùng nhà với ba, nhưng ba lại thương dòng sông. Khoảng cách của má gần hơn nhưng lại hoá ra xa xôi- vì ba không yêu má. Ba xa dòng sông nhưng lại hoá ra gần- bởi nơi đó có người ba thương mến. Còn má được gần người mình yêu mà lại hoá ra

xa xôi bởi “Ba xa dòng sông nhưng nó vẫn miên man chảy trong tim ba”[49].

Vì với ba “Ba là người của dòng sông, một ngày ba, bốn lượt lủi thủi chống

gậy ra bến đôi mắt nhìn da diết...Chơ vơ, cô độc. Tựa như ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấm lòng ông tan chảy vào dòng nước tự lâu

rồi”[49]. Ông yêu dòng sông hay bởi dòng sông ấy có người con gái một thời

ông yêu thương, hạnh phúc. Má thương ba -->ba lại thương dòng sông, sự đuổi bắt trong tình cảm khiến các nhân vật trở nên cô đơn, chơ vơ. Có phải có quá nhiều yêu thương mà cả ba nhân vật đều không được yên ổn trong hạnh phúc gia đình.

Có thể nói, không gian nghệ thuật trong văn xuôi của Nguyễn Ngọc Tư là không gian rộng - hẹp, không gian xa - gần. Hai khoảng không gian này luôn song hành cùng nhau, bổ sung cho nhau tạo nên giá trị nghệ thuật sâu

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

84

sắc. Mặt khác với không gian nghệ thuật đặc sắc này trang văn của Nguyễn Ngọc Tư đã mở ra một chiều sâu tâm tưởng, chiều sâu của cảm thụ tác phẩm văn học nghệ thuật.

3.1.2.2. Biểu tượng gió, dòng sông, cánh đồng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

Qua việc khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư (thời gian gần đây

nhất là tiểu thuyết Sông), chúng tôi nhận thấy không gian gió, cánh đồng và

dòng sông được trở đi trở lại trong trang viết của chị với mật độ dày đến mức có thể trở thành ba biểu tượng nổi bật gợi mở nhiều điều thú vị. Đó là những hình ảnh quen thuộc của mảnh đất miền quê nhiệt đới Nam Bộ, nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, nó không chỉ là chất liệu phản ánh những tâm tư, tình cảm con người, trở thành những biểu tượng, dấu hiệu báo trước cho những suy tư, hành động nhân vật.

Trước tiên, chúng tôi đi vào khảo sát sự xuất hiện của gió. Gió xuất hiện khá nhiều trong các tập truyện ngắn, tản văn, tạp văn - nó nằm hầu hết trong các tác phẩm, Nguyễn Ngọc Tư đã thổi vào trong những ngọn gió miền nhiệt đới những tâm trạng rất riêng, rất sâu kín của đời người mà không gì tả nổi.

Đầu tiên, nó là những hình ảnh tả thực: “Gió hiu hiu se lạnh” (Tạp văn Trở

gió), “Gió thổi phù phù. Gió giật hiu hút” (Tạp văn Xa đầm Thị Tường),

“Lụi hụi rồi gió lại đổi mùa” (Nhà cổ)...

Đất miền trong, gió mưa triền miên, gắn bó với cuộc sống người lao

động. Người ta lấy gió làm mốc dấu để tính thời gian: “Gió chướng vào mùa

thì lúa cũng vừa chín tới...vì mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” (tạp

văn Trở gió), “Mùa nầy (mùa gió chướng), bắt đầu con nước rông, cá đước

nhón cái rễ...”(Tạp văn Đất Mũi mù xa), “gió tháng ba mang hương cà

hương bắp, gió tháng sáu mang từ trong xóm quê mùi rạ tươi thơm, mùi rơm

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

85

Tường)... Không những thế, ngọn gió nói hộ biết bao tâm sự, tâm trạng sâu

lắng, mơ hồ của con người. Gió trong tác phẩm của chị rất ít khi là những trận cuồng phong, bão táp mà thường là những cơn gió hiu hiu, thảng thốt, mang bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, ưu tư. Nghe gió chướng về, là người dân biết Tết

sắp đến, mang đến cho “tôi cảm giác như mình sắp mất đi cái gì đó không rõ

ràng”[47, tr.8], mang đến cho má tâm trạng nặng trĩu lo âu, lo nỗi nghèo

túng, sợ không lo nổi một cái Tết tử tế cho cả nhà. Mùa xuân đang đến gần, cũng ngọn gió chướng mang đến niềm vui, hân hoan của những đứa trẻ nghèo đợi Tết về, nó lại trở nước sông đầy lên, người dân đầm Thị Tường gợi nhớ những mùa tôm, cá đầy ăm ắp, cuộc sống có phần dư dật. Khi mùa gió đi xa,

gió “lồng lộng thốc vào, vách lá rách tả tơi, ngửa cố thấy lốm đốm trời”[47,

tr.106] người dân lại lo lắng cho những vuông tôm cạn nước, tôm chết hết, lúa chết queo vì cạn nước.

Chúng tôi đi vào khảo sát sự xuất hiện của gió trong 12/35 Tạp văn

Nguyễn Ngọc Tư và tập truyện ngắn Gió lẻ và 9 câu chuyện khác để thấy

được giá trị biểu hiện sâu sắc của hình ảnh gió:

Tên tác phẩm Tần số xuất hiện của gió

Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

Trở gió 22 Đất mũi mù xa 4 Xa đầm thị Tường 12 Tháng Chạp ở Rạch Bộ Tời 3 Quán nhớ 3 Chợ bên đường 1 Một mái nhà 5

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

86

Chờ đợi những mùa tôm 1

Hư ảo rồi tan... 1

Gió mùa thao thức 4

Ngũ ở Mũi 5

Gió lẻ và 9 câu chuyện khác

Vết chim trời 2

Chuồn chuồn đạp nước 2

Tình thầm 0

Sầu trên đỉnh Puvan 3

Ấu thơ tươi đẹp 1

Núi lở 3

Thổ sầu 2

Của ngày đã mất 3

Một chuyện hẹn hò 5

Gió lẻ 35

Hình tượng nổi bật thứ hai - cũng trở thành biểu tượng trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là: Dòng sông. Quê hương Nam Bộ có hệ thống sông ngòi chằng chịt, con người ở đây sống dựa vào sông nên hình ảnh sông cứ trở đi trở lại trong Tư tạo nguồn cảm hứng cho sáng tác của chị. Hình tượng con sông đã góp phần làm nên đặc trưng trong các sáng tác của chị. Bắt đầu từ con sông, từ những cái nhỏ bé, đời thường tưởng chừng như ai cũng biết mà khái quát nó lên, chuyển tải lòng mình vào, đó chính là giá trị của nghệ thuật, thành công của Nguyễn Ngọc Tư.

Dòng sông đã vun đắp cho cuộc sống sinh hoạt, san sẻ và tưới mát cho tâm hồn con người. Những sinh hoạt đời thường của người lao động gắn liền

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

87

chị, các dì bán hàng ăn sáng...là buổi của những chiếc ghe hàng bông đổ ra từ trăm con sông, rạch để bổ hàng rồi trở về theo trăm ngàn lối sông rạch

cho chuyến buôn bán xa”[47, tr.135]. Văn Nguyễn Ngọc Tư dựng lên cảnh

sông nước vừa khơi gợi một không gian đặc trưng riêng của Nam Bộ vừa để gợi tả tình người, phong cách người Nam Bộ. Dòng sông không có kích thước, chiều dài, chiều rộng mà trong văn Nguyễn Ngọc Tư hiện lên phảng phất tâm trạng con người. Trên những dòng sông, những bến đò, những nhịp

cầu còn là sự gắn bó máu thịt với tình cảm con người: “Má tôi bắt ba phải xa

sông, nhưng chính bà cũng biết dòng nhớ chảy mãi trong ông”[49, tr.123].

Đặc biệt trong tập truyện ngắn Giao thừa, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả

dùng hình ảnh sông nước để đặt tên cho tác phẩm của mình như: Nhớ sông,

Dòng nhớ, Đôi bờ thương nhớ, Chút tình sông nước, Trăm năm bến cũ con

đò, Nhớ nguồn..., đủ thấy tác giả gắn bó mật thiết với con sông như thế nào.

Nếu biểu tượng gió diễn tả tâm trạng sâu kín, nín nhịn của con người thì biểu tượng sông với chiều kích mênh mang lại là hình ảnh của phẩm chất, đặc trưng sức sống con người Nam Bộ. Họ soi mình vào sông, ngâm mình, hoà mình để tìm thấy cho mình sự bình ổn, để tìm lại cho mình sức sống mang đậm chất phù sa, châu thổ, để không thất vọng, luôn tìm cách đứng lên, gạt nước mắt đi tiếp.

Cũng như biểu tượng gió, dòng sông, cánh đồng cũng đã xuất hiện nhiều trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt là những sáng tác đầu tay. Cánh đồng gắn bó, đi liền với nhiều sinh hoạt, niềm vui nỗi buồn và cuộc sống của

nhân vật: “Ông đậu ghe lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó

trừng trừng sang những cánh đồng lúa vừa mới chín tới và suy nghĩ về mộ vạt

đồng khác lúa vừa no đòng đòng”[50, tr.59]. Đó là những cánh đồng nứt nẻ,

khô cạn, bị bỏ hoang: “Nửa đêm nghe mưa, ông choàng dậy, ra đứng chái

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

88

ra, tràn xuống chỗ nẻ...”[50, tr.6]. Và đó không còn là cánh đồng thiên

nhiên mà còn là cánh đồng cuộc đời, là không gian để cho các nhân vật

được bộc lộ: “Những cánh đồng ở đây tôi còn muốn nghĩ là cánh đồng

cuộc đời. Nguyễn Ngọc Tư đã ném mình và nhân vật của mình ra cánh đồng cuộc đời để xem họ và mình vật lộn thế nào. Và cả nhà văn cùng

nhân vật đã thành công” [28, tr.1].

Ba biểu tượng Gió - Dòng sông - Cánh đồng không chỉ là hình ảnh đại

Một phần của tài liệu Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư (Trang 81)