5. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
1.2.3.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
Từ khi trình làng với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” - Giải I cuộc vận động sáng tác “Văn học tuổi 20” năm 2000, Nguyễn Ngọc Tư đã đều đặn giới thiệu với độc giả những tập truyện ngắn đặc sắc khác như:
- Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003
- Giao thừa, NXB Trẻ, 2003
- Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hoá, 2005
- Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005
Ngoài ra, những truyện ngắn mới nhất của chị cũng thường xuyên được đăng trên báo chí trong cả nước và được cập nhật liên tục trên trang web “Viet-studies” của GS. Trần Hữu Dũng. Với số lượng tác phẩm khá lớn này chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, khoẻ và rất có nhiều tiềm năng.
Để có được cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về Nguyễn Ngọc Tư ở mảng truyện ngắn, thiết nghĩ trước tiên chúng ta cần đặt chị vào môi trường văn chương của khu vực đồng bằng sông Cửu Long để hiểu thêm về tình hình
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
32
sáng tác, cũng như đặc điểm chung của văn chương khu vực Nam Bộ, từ đó tìm ra những nét tương đồng và khác biệt. Như chúng ta đã biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất hội nhập của nhiều luồng văn hoá Đông- Tây khác nhau. Đọc truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long, người ta dễ dàng nhận ra những nét độc đáo của tính cách con người và bản sắc văn hoá đa dạng của một vùng đất. Nguyễn Ngọc Tư cũng không ngoại lệ. Truyện ngắn của chị chính là bức tranh đời sống và tâm hồn của con người Nam Bộ, là địa hạt mà chị chứng tỏ được khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng hệ trọng đối với đời sống con người. Và cũng như đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long khác, tính cách Nam Bộ chính là bản chất của các nhân vật của chị, đó là mẫu người lạc quan, yêu đời, hành nghiệp trượng nghĩa, nhân hậu, ân tình. Các tuyến nhân vật trong trang văn của Nguyễn Ngọc Tư và các tác giả đồng bằng khác đều được phân chia rạch ròi chính nghĩa và phi nghĩa, thiện và ác, và các nhân vật cứ hành động theo tinh thần ấy trong suốt chiều dài tác phẩm. Có thể nói đây chính là nguyên nhân gây ra sự giản đơn, thô sơ trong việc xây dựng nhân vật của đa số các tác giả đồng bằng sông Cửu Long.
Trong tham luận đọc tại “Bàn tròn văn xuôi đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 1”, Võ Tấn Cường đã chỉ ra sự “đóng băng” trong việc miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật trong sáng tác của các tác giả đồng bằng. Đa số các nhân vật được xây dựng còn đơn giản, một chiều, chưa bắt kịp được với cuộc sống phức tạp và khốc liệt. Chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư ít mắc phải khuyết điểm này bởi những nhân vật của chị có thể dữ dội nhưng đều phải có một đời sống tinh thần phong phú, một nội tâm tinh tế. Thậm chí ở một vài truyện, Nguyễn Ngọc Tư đã làm nổi bật được xung đột khốc liệt giữa cái thiện và cái ác, cái cao thượng và cái thấp hèn trong nội tâm mỗi nhân vật
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
33
phải thừa nhận đó là truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long nói chung chưa tạo dựng được nhiều nhân vật điển hình có tầm nhìn rộng, có tầm vóc ngang bằng hoặc cao hơn những nguyên mẫu trong cuộc sống. Còn đó rất nhiều truyện ngắn của chị mang màu sắc bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc, phong cách thể hiện chưa thật chín và sắc.
Cũng như đa số các nhà văn đồng bằng sông Cửu Long khác, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường được viết theo kiểu kể chuyện truyền thống, nhịp điệu và mạch truyện khá chậm, thiếu độ căng và độ nén về mặt cấu trúc. Ngôn ngữ kể chuyện còn pha tạp nhiều khấu ngữ, thiếu sự gọt rũa cần thiết và sự lao động nghệ thuật công phu để chắt lọc cái hay, cái đẹp của khẩu ngữ dân gian. Đọc truyện ngắn của các tác giả đồng bằng (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư), chúng ta cảm thấy hình như họ ít chịu ảnh hưởng của các trường phái, trào lưu văn xuôi trên thế giới, gu thẩm mỹ cũng như phong cách sáng tạo của họ ít chịu sự chi phối của những phát kiến mới về truyện ngắn hiện đại. Đây chính là nguyên nhân khiến cho truyện ngắn của họ chưa mang tầm vóc và hơi thở của thời đại, và truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư bị nhiều người đánh giá là “cũ”, không có những đóng góp cho nghệ thuật viết truyện hiện đại. Có lẽ một sự cách tân về mặt bút pháp để hoà nhập vào trào lưu sáng tác văn xuôi hiện đại của thế giới là yêu cầu cấp bách đối với những cây bút đồng bằng nói chung và Nguyễn Ngọc Tư nói riêng.
Nhưng điều đáng quý nhất và cũng là điều làm nên đặc sắc truyện ngắn chị đã sử dụng một cách thuần thục và điêu luyện ngôn ngữ Nam Bộ, đã khai phá tận cùng, quyết liệt những giá trị văn hoá đặc trưng của vùng đất “chín rồng”. Thậm chí, có thể nói, Nguyễn Ngọc Tư đã có công nâng ngôn ngữ Nam Bộ lên tầm cao của ngôn ngữ văn hoá, ngôn ngữ văn học với những nét đẹp đơn sơ nhưng lộng lẫy đến bất ngờ. Nhìn từ phương diện nghệ thuật,
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
34
Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam Bộ khá thành công, theo kiểu phản ánh sinh động thực tại bằng cách dùng chất liệu ngôn từ của thực tại cần phản ánh. Có thể thấy ngôn từ trong hầu hết truyện ngắn của chị, từ ngôn ngữ dẫn chuyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật đều khá thuần chất Nam Bộ. Theo thống kê của chúng tôi, số lượng từ ngữ Nam Bộ được sử dụng trong truyện ngắn của chị khá lớn và chính đặc điểm này đã tạo cho truyện ngắn của chị một văn phong riêng biệt mang đậm dấu ấn cá nhân.
Tuy nhiên, cho đến nay Nguyễn Ngọc Tư vẫn chỉ dừng lại ở địa hạt truyện ngắn và tạp văn, tản văn, (ngoài ra, thời gian gần đây nhất chị đã ra
mắt bạn đọc tiểu thuyết đầu tiên với nhan đề Sông) thêm nữa những vấn đề
được đặt ra trong tác phẩm của chị thường là những vấn đề gia đình, xã hội đương thời, gắn với không gian nhỏ hẹp của một làng, xã, huyện nên chưa có được tầm vóc bao quát những vấn đề văn hoá, lịch sử, xã hội....Đó cũng là lý do khiến một số người cho rằng Nguyễn Ngọc Tư chưa xứng đáng đại diện cho văn học Nam Bộ. Công bằng mà nói, Nguyễn Ngọc Tư là người trẻ mới cầm bút, lại sống ở địa bàn mà điều kiện giao lưu với tri thức sách vở còn nhiều khó khăn trở ngại vậy mà chị đã cô đọng và khái quát được một vài vấn đề gia đình, xã hội vào truyện ngắn của mình thì cũng là điều quá tốt. Điều đó chứng tỏ chị cũng có một năng lực khái quát, năng lực cảm thụ nhất định. Theo sự quan sát của người viết, ở các truyện ngắn giai
đoạn sau (cụ thể là từ tập truyện Nước chảy mây trôi trở đi) thì những sáng
tác của Nguyễn ngọc Tư bắt đầu có chiều sâu nhận thức trí tuệ hơn, chị đã nhìn vấn đề một cách sâu xa hơn, tỉnh táo hơn, và chính vì thế mà cũng bi quan hơn và chua chát hơn.
Xét trên bình diện lịch đại, Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhà văn trẻ ít ỏi còn tiếp nối và lưu giữ được hồn cốt Nam Bộ của các nhà văn cha
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
35
ông từ đầu thế kỉ 20. Đó là một điều đáng quý, tất nhiên cũng là một hạn chế về phương diện cách tân truyện ngắn ở tác giả trẻ này. Văn phong của Nguyễn Ngọc Tư là sự tiếp nối văn phong Hồ Biểu Chánh từ đầu thế kỉ 20 với lối sử dụng ngôn ngữ của dân chúng khu vực đồng bằng sông Cửu Long như là chất liệu sáng tác. Câu văn của chị cũng giản dị, tự nhiên, bình dân như con người Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, nói năng ít văn chương rào đón, với những câu văn cũng “trơn tuột như lời nói” góp phần hình thành nên văn phong đặc biệt của Hồ Biểu Chánh.
Bàng bạc ở Nguyễn Ngọc Tư là sự yêu chuộng ý truyện hơn cốt truyện giống như quan điểm sáng tác của Bình Nguyên Lộc: Những yếu tố tôi thai nghén rồi viết thành tác phẩm không phải là cốt truyện mà là ý truyện. Cho nên tôi ít chú ý đến những câu chuyện ly kỳ gay cấn mà chỉ nắm lấy những ý tưởng ngộ nghĩnh trong những sự kiện.
Gần gũi hơn, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư cũng xứng đáng là hậu duệ của những Sơn Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng... với những thành công trong việc xây dựng những nhân vật mang tính cách Nam Bộ điển hình. Đặc biệt ngôn ngữ kể chuyện của chị mang đầy đủ những đặc trưng của phương ngữ Nam Bộ trên các phương diện: Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách diễn đạt với lối văn Nam Bộ biết nói, với những câu văn ngắn gọn mang tính đối thoại rất cao. Cũng như tiền bối Sơn Nam, truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhắc tới hàng trăm địa danh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long hết sức gần gũi, thân thương gợi lên hình ảnh một nông thôn Nam Bộ thuần phác, nhân hậu nhưng cũng rất nghĩa khí, ngang tàng. Không hẹn mà gặp chúng ta thấy cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Tư giống ông già Trang Thế Hy một cách lạ lùng ở việc xác lập chỗ đứng của mình trong sáng tác như nhà văn
Nguyên Ngọc đã viết: Trang Thế Hy là người chăm chút đi tìm những cái đẹp
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
36
hoặc bị vùi trong bùn đất của nghèo khốn, một công việc tưởng như đơn giản nhưng rất cần một tấm lòng nhân ái, một sự nhạy cảm, tinh tế để có thể theo đuổi nó đến cùng.
Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn được xếp vào đội ngũ những nhà văn trẻ, những người mang trên vai trọng trách làm rạng danh cho nền văn học nước nhà, những người đủ tài và lực để mang đến những luồng gió mới cho văn chương trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Bằng những truyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của người nông dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiện thực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồn nhiên và nhẹ nhàng. Đóng góp lớn nhất của chị cho tới nay ở địa hạt truyện ngắn chính là một văn phong Nam Bộ giản dị, thuần phác với sự điêu luyện trong việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ Nam Bộ như một ngôn ngữ văn học giàu giá trị biểu đạt và ẩn chứa tiềm lực sáng tạo đến vô tận. Xin mượn lời của nhà văn Dạ Ngân để làm rõ
thêm những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư ở địa hạt truyện ngắn: “Nguyễn
Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu. Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt, thấy nước mắt của mình cũng trong trẻo và
đẹp đẽ, ấy là cái đáng giá mà Tư cho người đọc hôm nay” [60].
1.2.3.2. Tạp văn, tản văn Nguyễn Ngọc Tư
Cuối tháng 12 năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo kinh tế Sài Gòn đã trình làng cuốn tạp văn đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mang tên
Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, với mục đích giới thiệu một “món ăn” mới của
các tác giả trẻ này, bên cạnh những thành công nhất định mà chị đã gặt hái được ở địa hạt truyện ngắn. Quyển sách khá dày dặn với 35 tạp văn thấm đẫm tình cảm của chị với quê hương Cà Mau, với bạn bè, với ba má và chất chứa
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
37
đầy ắp những kỉ niệm tuổi thơ, những gì mộc mạc, nhỏ bé, nhưng hết sức thân thương và gắn bó với mình. Bên cạnh những bài viết khá sắc sảo và tỉnh táo đôi khi có tính chất như một bài phóng sự, Nguyễn Ngọc Tư cũng rất nhẹ nhàng, trầm tĩnh trong những bài viết chở nặng những trăn trở, suy tư hết sức nghiêm túc của chị về cuộc đời, về lẽ sống mà có lẽ không phải “người trẻ” nào cũng có thể trải nghiệm và nắm bắt được.
Những trang tạp văn ấy không chỉ để giải trí mà còn để người miền khác hiểu biết về đời sống của một vùng đất, và để cho chính những người sống ở vùng đất đó kịp nhận ra được dù không đi đâu đất cũng hoá tâm hồn. Nhờ những tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta hiểu thêm về nỗi cực khổ vất vả của những người nông dân, bám sát một cách nóng hổi những tâm tư tình cảm của họ, để biết thương yêu, thông cảm cho những gian khổ của họ trong việc mưu sinh, để thêm khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, yêu đời, để sống vui và vượt lên hoàn cảnh của họ. Và đằng sau những trang viết ấy, chúng ta dễ dàng nhận ra tấm lòng của một người con Đất Mũi, tấm lòng của một công dân lúc nào cũng đau đáu với quê hương.
Đi vào thế giới tạp văn của Nguyễn Ngọc Tư, người ta bắt gặp một trời một biển tình thương và gắn bó. Và cũng chính vì bởi gắn bó liền tay liền ruột với đất đai mà người dân quê phải gánh chịu biết bao là phũ phàng cay đắng, biết bao là nợ nần chồng chất, biết bao là thất vọng ê chề. Đôi ba người tự tử, rất nhiều người bắt buộc phải bán rẻ đất mà ngậm ngùi bỏ xứ đi trong hờn tủi và nước mắt.
Cũng như trong ba tập truyện trước của Tư, trên trang nào của Tạp văn
cũng bắt gặp thường trực chữ nghĩa và cách nói miền Nam, đặc biệt là miệt Hậu giang của Tư. Đếm không xuể, kể không hết. Bút pháp cũng vẫn là giọng văn nói duyên dáng nhuần nhuyễn và tự nhiên của Tư. Lối viết này tạo cảm giác thân quen, gần gũi. Tuy nhiên, cũng nên cẩn thận, chọn lọc kỹ và dùng
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
38
chữ cho chính xác. Vì nếu cứ viết phóng túng đẩy đưa theo hứng khởi, lối “văn nói” sẽ rơi vào sự dễ dãi, cẩu thả, làm mất đi phần đóng góp cần thiết và quý giá của người viết: Sự sáng tạo. Một khi sáng tạo mất rồi thì tính cách văn chương của bài viết cũng sẽ mất luôn, không còn lôi cuốn được người đọc nữa.
Hai thể loại Tư thường dùng để viết tạp văn là tuỳ bút và ký sự. Đề tài khá da dạng: Tiếc thương những vùng đất cũ, bàng hoàng trước những đổi thay sau “giải phóng”, lãng đãng những kỷ niệm về bạn bè ngày xưa, ám ảnh bởi cái nghèo xơ xác dai dẳng của người dân quê, phẫn uất trước thái độ tắc trách và nạn tham nhũng của cán bộ nhà nước. Cái tính chất văn chương ở các
tập truyện Giao thừa, Cánh đồng bất tận đã phải tạm gác qua một bên. Cũng
dễ hiểu thôi. Chạm trán từng giây từng phút với thực tế cam co, khắc nghiệt, gai góc, thử hỏi ai hơi sức đâu mà thẩn thơ vơ vẩn. Trong thời khắc hiện tại, người dân quê bắt buộc phải đối đầu với những khó khăn trước mắt và bắt
buộc phải nhận thức và chấp nhận nó. Đọc Tạp văn mới thấu hiểu được cái
thực trạng thê thảm của người dân quê miền Nam sau “giải phóng”. Bắt đầu
Tạp văn là cuộc hành trình lui về dĩ vãng, khi trời Trở gió: “Thoạt đầu, âm