Đặc điểm cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư (Trang 105)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Đặc điểm cốt truyện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

3.3.2.1. Cốt truyện truyền thống

Những truyện có cốt truyện truyền thống là những truyện có cốt truyện tiêu biểu; nghĩa là nhà văn rất công phu trong việc sáng tạo cốt truyện với những tình tiết, chi tiết điển hình, đoạn kết được chú ý, nhân vật rõ nét, yếu tố “kể chuyện” nổi hơn sự “tả” và “phân tích”, “biểu hiện cảm xúc”, nhịp chậm, truyện phải có đầu có đuôi, đọc xong độc giả không còn phải tìm hiểu gì thêm. Cốt truyện là “chìa khoá” để mở ra tính cách, số phận nhân vật bằng những tình huống truyện tiêu biểu, những chi tiết đắt giá. Cốt truyện là cái cốt lõi tác phẩm, làm cho tác phẩm có thể kể lại một cách sinh động, có bài bản. Trong cốt truyện, các tác giả rất chú ý đến phần mở đầu và kết thúc, đây là loại truyện “có truyện”. Tất cả các giáo trình, sách lý luận văn học đều khẳng định mọi cốt truyện theo quan niệm truyền thống đều phải trải qua một tiến trình vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy, mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm và kết thúc (mở nút). Tuy vậy, do quy luật sáng tạo văn học và nhất là do yêu cầu thể hiện chủ đề - tư tưởng tác phẩm, không nhất thiết bất cứ cốt truyện nào cũng có đầy đủ các bước diễn biến, cũng không nhất thiết chúng phải được sắp xếp theo đúng trình tự tự nhiên trong đời sống của chúng. Đồng thời trong thực tế sáng tác, ta nhận thấy không phải bao giờ chúng cũng bao hàm đầy đủ 5 phần như trên.Nhưng có thể rút ra trình tự tiến triển: truyện bắt đầu từ một trạng thái tĩnh, ổn định sau đó xảy ra mâu thuẫn, xung đột, rồi trở lại trạng thái cân bằng như ban đầu, kết thúc một quá trình phát triển của các xung đột. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trưởng thành trong quá trình đổi mới

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

105

của nền văn học nước nhà. Bên cạnh việc phát huy những yếu tố hiện đại, chị kế thừa những yếu tố truyền thống như một phương thức nghệ thuật hữu hiệu để chiếm lĩnh đời sống. Khảo sát trên một số tập truyện ngắn, tạp văn và tản

văn của chị như: Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Ngày mai của những ngày

mai, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, Khói trời lộng lẫy, Yêu người ngóng

núi...chúng tôi nhận thấy số lượng những tác phẩm có cốt truyện truyền thống

không nhiều, và phần lớn nằm ở mảng truyện ngắn, có thể kể đến: Đau gì

như thể, tạp văn Ở trọ, Cảm giác trên mây, Chuyện vui điện ảnh.... Truyện

ngắn Đau gì như thể cốt truyện dựa trên một sự hiểu lầm khó thanh minh.

Mở đầu giới thiệu cho người đọc về hoàn cảnh của các nhân vật. Hai cha con Tư Nhỏ và Nga sống với nhau rất vui vẻ, đầm ấm. Tư Nhỏ coi Nga như con gái mình dù Nga là con riêng của Cúc - vợ cũ của ông.

Phần thắt nút bắt đầu bằng việc con Nga có bầu, nó không chịu khai ai là cha đứa trẻ nên Tư Nhỏ bị cho là làm con riêng của vợ có bầu, bị bắt giam 5 ngày, sau nhờ con Nga xin mới được thả.

Phần phát triển gồm một loạt những sự kiện, biến cố làm thay đổi cuộc sống của cha con Tư Nhỏ. Vợ cũ không tin ông. Hàng xóm láng giềng cũng không tin ông trong sạch, họ dị nghị, dèm pha đủ điều làm hai cha con điêu đứng vì đau khổ. Hai cha con không dám ăn cùng nhau, đi cùng nhau, người ngủ trong nhà, người ngủ ngoài hiên để cho thiên hạ không dám nói ra nói vào. Ông không dám bồng bế cháu mình, sợ người ta bảo nó giống ông. Rồi Tư Nhỏ mang đơn đi khắp nơi đòi chính quyền xin lỗi nhưng vô vọng.

Đỉnh điểm của cốt truyện là khi con Nga gặp lại người cha vô tình của đứa con cô, giờ đã làm cán bộ huyện, vì tiền đồ của anh ta mà cô không dám khai tên cha đứa bé. Cô trách móc và đòi được xin lỗi công khai.

Kết thúc tác phẩm là lời xin nỗi công dân Dương Văn Nhỏ được phát đi công khai trên đài cho tất cả mọi người. Tuy oan trái được giải nhưng nỗi đau

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

106

và sự thương tổn thì còn mãi. Đau gì như thể...gợi cho người đọc suy ngẫm

về số phận con người, về những nỗi đau, về hoàn cảnh éo le mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Cách kể của tác giả nhẩn nha, như bình thản mà biết bao ngậm ngùi cảm thông.

Tạp văn Ở trọ có cốt truyện đơn giản, kể về cuộc sống của dân đi ở trọ.

Mở đầu giới thiệu về dãy nhà trọ gồm năm phòng và “gã” ở cuối dãy, gã sống cẩu thả, bê tha, nhà cửa bề bộn. Thắt nút là việc cô Năm tới thuê nhà có cách sống khác hẳn hắn. Cô luôn chân luôn tay thu vén đồ đạc, sớm tối quét dọn sạch sẽ. Mặc dù là đi thuê nhưng cô coi đó như là nhà mình mà chăm chút, gọn gàng. Phát triển là toàn bộ cảnh sống của xóm trọ, cuộc sống của gã và Năm. Hàng xóm bàn tán về gã và Năm sao mà khác nhau thế. Đỉnh điểm là

việc Năm tự tay trồng một mảnh vườn gồm rất nhiều loại cây: ổi, “mồng tơi

xanh mướt, hàng kẹ kiểng trổ bông, giồng cải gieo lẫn mấy bụi hành..”[55,

tr.147]. Kết thúc là Năm chuyển nhà tới gần chỗ đi làm. Gã nhìn mảnh vườn Năm để lại và ngay chiều hôm đó gã xách thùng tưới “lọm thọm” trong sân.

Cốt truyện Ở trọ giản dị, không kịch tính, nhưng lại gợi nhiều suy nghĩ về

cách sống của bản thân với cuộc đời và để lại bài học sâu sắc “Cuộc đời này

cũng là nhà trọ nhưng ai cũng muốn sống tử tế, đàng hoàng hết”[55, tr.147].

Qua việc khảo sát một vài tác phẩm được phân tích ở trên, ta thấy cốt truyện truyền thống vẫn có chỗ đứng nhất định trong nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nó làm phong phú, đa dạng hơn cho những sáng tác của chị, và vẫn chứng tỏ một tài năng kể chuyện đầy linh hoạt, sáng tạo.

3.3.3.2. Cốt truyện phi truyền thống

Khái niệm cốt truyện phi truyền thống (truyện không có cốt truyện) mang tính ước lệ và quy ước cao, đánh dấu sự cách tân nghệ thuật lớn của các nhà văn hiện đại ở lĩnh vực tự sự học. Cốt truyện phi truyền thống tức là

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

107

không còn giữ đủ năm thành phần cốt truyện như truyện truyền thống. Ở loại truyện này, nội dung của nó chỉ được cảm nhận trực tiếp khi tiếp xúc với tác phẩm mà không (khó) có thể kể lại được vì cốt truyện không thật tiêu biểu,

nếu có thì đó là “cốt truyện bên trong”, “cốt truyện tâm lý”, nhằm diễn tả

những tâm trạng điển hình của nhân vật, đọc loại tác phẩm này ta chỉ “cảm” được cuộc sống hơn là biết nó. Vì yếu tố tự sự (kể) trong những truyện này giảm dần và yếu tố biểu hiện, tả tăng lên, chúng được xếp vào phạm trù “tự sự - trữ tình” (phối hợp hài hoà giữa kể chuyện và biểu hiện cảm xúc). Ở những câu chuyện này, chi tiết và sự kiện lên ngôi, thậm chí không cần sự kiện mà chỉ còn là ngôn ngữ, là cách hành văn. Viết theo dòng suy tưởng hoặc theo lối phân mảnh, rời rạc, lộn xộn một cách có chủ ý, hướng về những cảm nhận riêng tư, những uẩn khúc, dồn nén, buông thả của nội tâm, tiềm thức.... Truyện đôi khi chỉ gồm một sự việc gì đó rất nhỏ bé, đời thường, không có xung đột gay cấn, căng thẳng nhưng với những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả, vấn đề trong tác phẩm lại trở nên sâu sắc, ám ảnh người đọc bởi ý nghĩa nhân sinh hàm chứa trong đó. Truyện cũng có khi là dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Các nhà văn dường như chỉ chớp lấy một khoảnh khắc đặc biệt nào đó của cuộc sống, bỏ qua sự phát triển của cốt truyện, tính cách, con đường đời nhân vật. Lại có truyện được viết theo phương pháp dòng ý thức, tất cả có vẻ như trôi nổi, đứt đoạn, nhiều khúc gãy thậm chí phi lý. Vì thế truyện thường có nhiều trữ tình ngoại đề, sự thụ cảm thiên nhiên trong toàn bộ tác phẩm là một đặc điểm trong cách miêu tả của nhà văn.

Sở trường của Nguyễn Ngọc Tư là viết truyện ngắn tâm lý và tạp văn ngoài ra có thể kể đến tản văn. Và đôi khi chúng ta nhận thấy tạp văn, tản văn và truyện ngắn của chị không khác nhau là mấy, chúng đều đề cập đến những câu chuyện đời thường, nhỏ bé, vụn vặt hoặc một mảng tâm trạng. Sức thu hút, hấp dẫn của những câu chuyện này chính là sự giản dị, sâu sắc của vấn đề

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

108

được đặt ra trong đó, những trạng thái, suy cảm mà mỗi chúng ta có thể có nhưng chưa bao giờ nói ra hay không đủ can đảm để nói ra một cách rõ ràng, sắc sảo như Nguyễn Ngọc Tư, nên chúng ta ngạc nhiên, yêu thích là thế.

Số lượng truyện kể về những chuyện đời thường vặt vãnh chiếm một tỷ lệ lớn trong sáng tác của chị. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều đó qua bảng thống kê sau:

Tên tác phẩm Số lượng truyện đời

thường vặt vãnh/tổng số truyện

Tỉ lệ %

Tập truyện Gió lẻ và 9 câu chuyện khác 6/9 66,7

Tạp văn Ngày mai của những ngày mai 14/32 43,8

Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư 6 /36 16,7

Tản văn Yêu người ngóng núi 26/35 74,2

Có thể nhận thấy ở thể loại tản văn, tạp văn Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều viết về những câu chuyện hết sức đời thường, những chuyện tưởng như không đáng nói ấy vậy mà Tư lại nói để qua đó chuyển tải những điều đáng

quý hay những vấn đề mà bà con quan tâm. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư

những câu chuyện của bà con quanh năm với nghề trồng lúa, nuôi tôm. Biết bao khó khăn, khổ cực đã được Tư viết bằng “nước mắt” và sự cảm thông sâu

sắc. Tạp văn Đi qua những cơn bão khô, Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Thư từ quê

nhà, Chờ đợi những mùa tôm, Gió mùa thao thức,....là hàng loạt những câu

chuyện trải dài của bà con nhưng chỉ tập trung vào một vấn đề: những “cơn bão khô” mà người dân phải trải qua. Hết vớt tôm chết thì tới chôn vịt sống, hết cúm gia cầm thì có liền “bão tôm”, chúng đến lặng lẽ mà không báo trước. Cốt truyện thật không có gì nhưng lại rất ý nghĩa khiến người đọc phải suy

nghĩ, phải trăn trở. Truyện ngắn Chuồn chuồn đạp nước cũng là một kiểu

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

109

có gì lớn lao, to tát: khi cứu trợ cho cô con gái trong một gameshow truyền hình, người cha đã không trả lời đúng câu hỏi chuồn chuồn đạp nước có nghĩa nó đang làm gì. Người cha lại trả lời nó đang tìm bạn tình thay vì nó đẻ trứng. Người con không chọn theo và cuối cùng đã chiến thắng và dành phần thưởng. Cha xấu hổ và cứ dằn vặt, xấu hổ không biết bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng em trai nghĩ gì...?Truyện phản ánh đúng tâm lí con người, lúc đầu thấy buồn cười nhưng rồi lại thấy đúng với mình. Mỗi người ai cũng có chút sĩ diện nào đó, muốn thể hiện mình hay muốn dấu đi những điều ta không biết được hết.

Ngoài những truyện đời thường vặt vãnh, cũng là một kiểu cốt truyện phi truyền thống chúng ta có thể kể tới truyện thể hiện chiều sâu tâm lý, cảm xúc nhân vật. Nhà văn có thể chớp lấy khoảnh khắc nào đó của đời sống rồi tập trung miêu tả tâm trạng, cảm xúc con người trước sự việc, biến cố đó. Điều này chứng tỏ tài năng và sự nhạy cảm của nhà văn khi nắm bắt cuộc sống. Nguyễn Ngọc Tư đã chạm tới những tầng vỉa sâu kín nhất của nội tâm con người để có thể suy nghĩ, chiêm nghiệm để tìm ra biết bao giá trị nhân sinh

cao quý. Tạp văn Khúc ba mươi Tết đã ghi lại không khí chiều ba mươi Tết.

Chỉ một buổi chiều mà bao nhiêu ý nghĩa, mọi người trong nhà ai nấy đều bận rộn nhưng rất vui. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng nhất trong một năm cũ. Khi thời gian trôi đi, lớn lên mọi người đều có cho mình những kí ức ngọt

ngào trong việc gìn giữ nề nếp mái ấm gia đình. Tản văn Xóm cũ là những

dòng kí ức về những con người của làng quê. Những con người giản dị, đôn hậu, tần tảo...trong đó có hình ảnh người chị, người mẹ của mình. Đây là những dòng kí ức thật đẹp mà ai đi xa cũng nên có để mang theo bên mình khi cuộc sống hiện đại ngày một cuốn xa con người theo vòng xoáy đầy bụi bặm “Gọi tên một người xóm cũ là gọi cả hình ảnh bàn chân chai, vết sẹo dài, bàn tay khô, màu da sạm...con đường xóm lông chông đá, lổn nhổn những

Một phần của tài liệu Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)