Kiểu nhân vật tự nhận thức

Một phần của tài liệu Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư (Trang 75)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Kiểu nhân vật tự nhận thức

Kiểu nhân vật thứ hai thường thấy xuất hiện trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư nhưng với tần xuất ít hơn kiểu nhân vật nói trên, ở đây chúng tôi muốn nói tới kiểu nhân vật tự nhận thức.

Tự nhận thức là khả năng con người nhận biết một cách chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra và hiểu mình có khuynh hướng làm gì trong tình huống đó. Tự nhận thức bao gồm việc kiểm soát được những phản ứng thông thường của bản thân đối với những sự việc, thách thức và đối tượng cụ thể. Khả năng tự nhận thức tốt đòi hỏi sẵn sàng chịu đựng sự khó chịu khi phải chú ý đến những cảm xúc đôi khi tiêu cực. Kiểu nhân vật tự nhận thức trong văn Nguyễn Ngọc Tư có thể chia thành các kiểu sau: nhân vật người nghệ sĩ tự nhận thức về nghề nghiệp,

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

75

nhân vật người nông dân nói chung với những phẩm đáng quý tự mình vượt lên số phận, hoàn cảnh, khó khăn.

Qua khảo sát một số tập truyện bao gồm cả truyện ngắn, tạp văn, tản văn

như: Cánh đồng bất tận - những truyện hay và mới nhất, Tạp văn Nguyễn

Ngọc Tư, tạp văn Ngày mai của những ngày mai, chúng tôi nhận thấy viết

về số lượng nghệ sĩ chiếm tỉ lệ 25% tác phẩm. Những người nghệ sĩ trong tác phẩm của chị thường rất yêu nghề, tự nhận thức thấy giá trị nghề mà mình đang làm nên ở những hành động quyết định đều phải hi sinh và trả giá rất lớn để có thể sống đúng với bản chất của mình, sống đúng với nghề mà mình đã chọn.

Những người nghệ sỹ trong tác phẩm của Tư gồm: người hát cải lương,

hát bội (Diệu- Làm má đâu có dễ, Đào Hồng- Cuối mùa nhan sắc), nhạc sỹ

(Sỹ- Nửa mùa); diễn viên (Sa- Chuyện vui điện ảnh), những người hát rong

(Thàn- Cải ơi!, Phi- Lý con sáo sang sông), viết văn (Nguyệt - người bạn

không biết viết văn).... Tất thảy họ đều sống lang bạt, nghèo khó, bệnh tật mà

không có tiền chữa trị nhưng kết thúc cuối cùng ở họ luôn tìm được mục đích của đời mình, họ ứng xử với hoàn cảnh bằng những giá trị nhân phẩm nghề

nghiệp. Hình tượng nhân vật Đào Hồng trong Cuối mùa nhan sắc là một điển

hình. Đào Hồng và những người nghệ sỹ tập hợp nhau trong ngôi nhà buổi chiều vì lòng yêu nghề, say mê nghiệp hát mà về ở với nhau. Hành động đầu tiên này đã chứng tỏ họ nhận thức được ước mơ, khát vọng mà bản thân mình muốn. Chiều chiều họ tập hợp lại, hát ở mảnh sân trước nhà cho những khán

giả quanh quẩn trong xóm để thoả lòng nhớ sân khấu: “Sân khấu là cái hàng

ba trông ra sân rộng, luống nào trồng bông sao nhái, bông mười giờ thì trồng, chỗ trống dành cho bà con ngồi. Dàn đờn gồm ghi ta thùng, cây nhị cũ mèm. Không micro, nghệ sỹ ca bằng giọng trời cho, nghiệp đãi. Đào Phi tám

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

76

Ngọn lửa nhiệt tình say mê nghề nghiệp cháy sáng, soi rọi cuộc đời họ. Nếu không có nghệ thuật, cuộc đời họ trở nên vô nghĩa, không chí hướng. Vì vậy họ sẵn sàng hát đến mức quên cả bản thân mình. Đào Hồng dù ốm đến đâu cũng muốn được ra hát. Hát như là hơi thở, như cuộc sống để bà tìm thấy nghị

lực, ý nghĩa cuộc đời: “Đào Hồng ốm sát chiếu nhưng vẫn đòi ra hát. Ông

Chín vẽ chân mày, tô phấn thoa son cho bà rồi dìu bà ra ghế. Bà ngồi ghế mà hát (...) Đào Hồng hát đến lịm tiếng đi. Bà ngồi trên sân khấu, gục đầu. Cái gánh nặng tâm tư này, không mang nổi nữa rồi. Khi ông Chín dìu bà xuống giường, bà đã hôn mê. Người ta hát vở cuối cho bà, cho một người nghệ sỹ

chân chính”[49; tr.96]. Sự lựa chọn cuối cùng trong cuộc đời Đào Hồng

khiến bà sống mãi trong lòng công chúng bởi sự hi sinh vì nghệ thuật.

Đó là những người nghệ sỹ đã từng sinh sống vì nghề, sẵn sàng chết vì nghề. Còn những diễn viên trẻ tuổi, nhiều khi họ cũng phải buộc lòng lựa chọn những tình huống, những ngã ba đường thật đau lòng. Đây chính là thông điệp nghệ thuật, nhận thức về thiên chức nghề mà Nguyễn Ngọc Tư thông qua các nhân vật để chuyển tải quan niệm viết văn của bản thân. Nhưng đôi lúc, họ cũng cảm thấy con đường nghệ thuật mình đã chọn sao

gian nan, vất vả thế. Trong tạp văn Nguyệt - người bạn không biết viết văn

tâm sự của Tư về việc gặp một người bạn cũ tên Nguyệt - Nguyệt không mê văn, không viết văn, sống trọn tình cảm. Theo Tư thế lại hay, nghiệp văn chương buồn, đa sầu, đa cảm, không tìm thấy một mảnh vui nào trong cuộc sống. Đây cũng là một cách nhận thức nhưng là nhận thức được khó khăn, được thử thách để rồi vẫn “nhớ” nó và muốn làm nó cho đến cùng.

Nhìn chung, người nghệ sĩ trong sáng tác Nguyễn Ngọc Tư thường là những người sống trọn vẹn với nghề, dù phải trả giá bằng cả cuộc đời họ vẫn chấp nhận. Chính vì lẽ đó mà người nghệ sĩ trong sáng tác của chị có số phận buồn.

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

77

Người nông dân trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư được khắc hoạ thiên về tính cách. Đó là những con người hiền lành, chất phác, thật thà, tình yêu và tình người “thì dạt dào như nước biển Cà Mau”. Nhưng điều mà chúng ta đang nói tới là khả năng tự nhận thức của họ trong cuộc sống. Họ mang những phẩm chất nín nhịn, chịu đựng nên khía cạnh tự nhận thức ở họ là niềm tin vào cuộc sống, không nguôi khát vọng sống và tin tưởng vào tương lai.

Tập Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư gồm 35 câu chuyện xoay quanh vấn đề

nuôi tôm, làm kinh tế mới của bà con. Bà con mới đổi từ trồng lúa sang nuôi tôm nên gặp rất nhiều khó khăn, hết cơn bão của thiên nhiên lại đến những “cơn bão khô” ập đến, vậy mà họ vẫn hi vọng. Người nông dân tự nhận thấy khó khăn, đã quen với khó khăn nên họ tin ngày mai sẽ tốt hơn bởi họ cần cù, chịu khó, nhẫn lại là vậy. Họ biết mình khổ, mình khó nhưng không hề xa rời Đảng và Nhà nước, vẫn một lòng kiên trung. Bà con Cà Mau khổ lắm mà chỉ qua trang viết của Tư mới thấy được. Gió chướng tràn về đem cho Tư một nỗi nhớ đầm Thị Tường trước kia mênh mông là tôm cá nhưng giờ chi có trong “cổ tích”. Phải. Nhưng là câu chuyện cổ tích kết thúc không có hậu nên buồn...dài dài. Không điện lưới, không biết chữ, không giao thông tàu bè, giờ cuộc sống còn khổ, còn khó quá mặc dù chiến tranh đã lùi xa. Điều đáng quý

là Tư và bà con vẫn nhen nhóm chút hi vọng “Nghe mấy ông thầy coi nước

nói năm nay tôm tép khá lắm đây(...) [47, tr.50]

Từ xưa đến nay, hi vọng vẫn luôn là liều thuốc trị được mọi sự nản lòng, khó khăn, những “vấp” ngã trong cuộc sống. Chú Hai sạt nghiệp vì đổi qua nghề nuôi vịt, nhưng ác thay, lại trúng nhằm mùa dịch cúm gia cầm. Nợ ngân

hàng, vậy mà trong nhà vẫn rộn rã tiếng cười: “Rầu cũng nghèo mà cười cũng

nghèo, sao mình hỏng cười, hỏng hy vọng hả cô”[47, tr.113]. Vì có sao đâu?

“Lúa thất thì hy vọng trúng mùa sau, giá rẻ như bèo thì đinh ninh năm sau sẽ

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

78

thức được khó khăn, nhận thức được cuộc sống mới không rơi vào bế tắc hay tuyệt vọng, Nguyễn Ngọc Tư chợt bừng mắt trước một điều được bà con cho

là hiển nhiên như không khí mình đang thở: “Tôi nhận ra rằng, nông dân

mình xưa rày có món đặc sản “độc” lắm, nhờ món đó mà họ sống từ thế hệ

này sang thế hệ khác, đời này sang đời khác. Đó là “hy vọng””[47, tr.113].

Hết vớt tôm chết thì tới chôn vịt sống. Hết cúm gia cầm thì có liền “bão tôm” thổi tới “từ tốn, lặng lẽ, mà bào mòn sức chịu đựng của con người”. Nhưng lo gì, bà con nông dân vẫn đủ hi vọng để qua năm này, sang cả năm sau nữa.

Quay lại với thể loại truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, ta cũng gặp kiểu nhân vật tự nhận thức với nỗi đau của bản thân để nuôi khát vọng vào tương

lai. Kết thúc truyện ngắn Cánh đồng bất tận, một kết cục đầy bạo liệt và dữ

dội nhưng vẫn là bản lĩnh níu cảm xúc người đọc dừng lại bên bờ tuyệt vọng. Khi mầm thiện trong trái tim nhân vật xưng “tui” ngập trong máu và nước mắt vẫn bừng xanh niềm hy vọng sâu sắc thiêng liêng: nếu như Nương “bị có con” sau cuộc bạo hành, thì “đứa bé không cha nhưng chắc chắn sẽ được đến

trường”, sẽ sống hạnh phúc “và được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ

những nỗi lầm của người lớn [49, tr.213].

Kết thúc truyện, nhân vật Nương đã thức tỉnh mọi điều, nhận thức được sự tồn tại của thế giới xung quanh mình và mặc dù đã bị “đau” nhưng lòng vẫn nuôi khát vọng vào tương lại.

Kiểu nhân vật tự nhận thức trong văn của Tư luôn có bóng dáng của chính tác giả trong đó. Tác giả đứng ở bên ngoài khiến cho nhân vật tự nhận thức về những vấn đề xảy ra xung quanh mình nhưng thực ra đấy chính là những thông điệp tác giả muốn thông qua nhân vật để truyền tải tới bạn đọc. Nhân vật trong truyện dù là nam, hay nữ, đàn ông hay đàn bà, già trẻ...đều ít nhiều nhận thức được hoàn cảnh của mình trong thực tại để tiếp tục không nguôi khát vọng về tình yêu, vào hạnh phúc và mọi điều tốt đẹp trong tương lai.

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

79

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư 3.1. Không gian - thời gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

Nếu như trong cuộc đời thực không có bất kì một cá nhân, cá thể nào có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian thì trong “thế giới nghệ thuật” cũng không có nhân vật nào tồn tại độc lập hay bên ngoài những giới hạn đó. Không gian, thời gian nghệ thuật giờ đây không chỉ bó hẹp trong chức năng làm “phông nền” cho nhân vật hành động. Thi pháp học hiện đại quan niệm không gian, thời gian là nơi “phản ánh trong cái hữu hạn của mình đối tượng là thế giới bên ngoài tác phẩm” (Lôtman). Từ một công cụ phục vụ sáng tác, không gian, thời gian trở thành đối tượng nhận thức nghiêm túc của ngành Lí luận văn học. Không gian và thời gian tự nó có đời sống riêng, ý nghĩa riêng, tồn tại độc lập tương đối với cốt truyện, nhân vật. Ý thức được tầm quan trọng của không gian, thời gian nhiều tác giả đã cố công xây dựng trong tác phẩm của mình một hệ thống không gian, thời gian riêng biệt, vừa là công cụ truyền tải tư tưởng vừa là dấu hiệu nhận biết phong cách sáng tác. Ở phương diện này, văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư có những thành công nhất định.

3.1.1. Quan niệm về không gian nghệ thuật.

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình ở trong đó. Thế giới ấy độc lập và mang tính chủ quan của cái nhìn, tâm hồn nhà văn. Nó có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức

tranh thế giới như: Thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự... “Không gian

nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy các quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

80

Không gian trong tác phẩm nghệ thuật là thứ không gian được dàn dựng theo quan niệm của người nghệ sĩ. Nó hoàn toàn không đồng nhất với cuộc đời thực và ở đây nó vận động, lưu chuyển để biểu đạt ý đồ của tác giả. Trong Truyện Kiều ta bắt gặp không gian phưu lưu, lưu lạc rất phù hợp với cuộc đời đầy biến cố, ba chìm bảy nổi của Thuý Kiều. Trong thơ Tố Hữu là sự đối lập của không gian đời tư và không gian công cộng. Ngược lại, Thạch Lam lại đi sâu vào mảng không gian sinh hoạt đời tư đầy ắp thiên nhiên. Qua những không gian nhỏ hẹp, tối tăm, riêng tư ấy người ta cảm nhận được một không gian tù đọng, quẩn quanh giam hãm con người. Đến với Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy truyện của chị đầy ắp không gian sông nước, nông thôn Nam Bộ rất đặc

trưng. Chính Nguyễn Ngọc Tư cũng đã từng bộc bạch: “Đất và người ở đây

luôn làm tôi thấy mới mẻ hoài...”[64]. Không gian đó được chiết quang, in

một dấu ấn cá nhân sâu đậm trong các tác phẩm của chị. Để từ đó nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như phong cách người Nam Bộ của mình.

3.1.2. Một số nét đặc sắc về không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư. Nguyễn Ngọc Tư.

3.1.2.1. Không gian nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư.

Không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn học có tác dụng mô hình các mối liên hệ như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự... Ngôn ngữ trong không gian nghệ thuật rất đa dạng và phong phú. Các phạm trù cao thấp, xa- gần, rộng - hẹp, cong - thẳng đều được dùng để biểu hiện các phạm vi giá trị phẩm chất của đời sống xã hội. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nói về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.

Nguyễn Ngọc Tư bằng tài năng của mình đã khéo léo xây dựng trong truyện không gian nghệ thuật. Không gian ấy làm nền cho mọi cảm xúc tâm

Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư

81

trạng, nỗi lòng của nhân vật: Đó là không gian rộng - hẹp; không gian trừu tượng và không gian cụ thể. Nhân vật luôn ở trong những khoảng không gian ấy, tìm chỗ đứng cho riêng mình, có những lúc mơ hồ, nên thường rơi vào

khoảng trống “hoang hoải và chán chường”. Đọc truyện của chị ta tìm về bối

cảnh vùng đất U Minh (đó là mảnh đất mà ít người từng đặt chân tới). Không gian ấy được mở rộng ra với dòng sông con rạch, với Vàm Cỏ Xước, Rạch Mũi, Rạch Ráng, Hưng Mỹ... không gian ấy lấy tên đất tên chợ: Xẻo Mê, Xẻo Rô, Gò Cây Quao... mênh mang, bất tận. Trong không gian rộng lớn ấy con người bỗng thấy yêu mảnh đất quê mình hơn. Không gian ấy như bao bọc lấy con người để từ đó những dòng sông, những cánh đồng, cây trái kênh rạch tạo nền cho bức tranh Nam Bộ phong phú đa dạng, sinh động của cuộc sống. Từ không gian rộng, ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư đưa bạn đọc tới không gian hẹp: Không gian ấy là nơi mà các nhân vật sống, bộc bạch tâm trạng và nỗi lòng

mình. Đó là không gian thu nhỏ trên chiếc ghe, lênh đênh sông nước: “Mỗi

lần qua sông Cái Lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già tới chết mình sẽ chẳng bao

giờ rời chiếc ghe”[49, tr.113]. Phải vậy mà khi lấy chồng rời xa chiếc ghe nhỏ

Giang nức nở: “Trời ơi con nhớ ghe quá trời đất ơi” (Truyện ngắn Nhớ

sông). Thực sự với người dân vùng sông nước thì chiếc ghe là mái nhà, là bến

đỗ bình yên để nương tựa để chở che: “Mỗi chiếc ghe là một ngôi nhà nhỏ,

ngang 2m, dài 5m. Nhỏ bé, chật hẹp. Nhưng có một cái gì đó thật khác thường. Thế giới ấy hẹp đến nỗi chỉ vừa để xoay lưng, để nằm co, để cúi người... mà cũng dài cũng rộng vô phương bởi cuộc sống nay đây mai đó,

Một phần của tài liệu Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)