5. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư
Theo nhà văn Phạm Thị Hoài thì: “Một quan điểm nghệ thuật bao giờ cũng dẫn tới một phong cách nghệ thuật riêng của nó”, đây chính là “ý thức cá tính” của nhà văn. Nguyễn Ngọc Tư cũng có những quan điểm nghệ thuật
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
28
riêng về nghề viết, sở trường, tài năng... nên chị đã biết chọn cho mình một lối đi riêng trên con đường văn chương đầy chông gai và nhọc nhằn.
Trả lời phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ ngày 4/12/2005 chị thổ lộ: “Còn
sáng tác thì cứ lúc nào xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình đã trải qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc... tự tử mất thì Tư viết thôi.”
[10]. Viết văn đối với chị như là một nhu cầu bức bách, như đói ăn khát uống, nhưng nói như vậy không có nghĩa là chị cẩu thả cảm xúc và dễ dãi với nghề
nghiệp. Với tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt, Nguyễn Ngọc Tư đã
bước vào làng văn và đóng một dấu mốc quan trọng sự nghiệp văn chương của mình. Chị hiểu con người mình cũng như văn chương của mình nên đã tự
tìm cho mình một hướng đi riêng: “Biết bao người đã viết về những rạn nứt,
những thay đổi mất mát, những đổ vỡ trần trụi ấy rồi. Tôi buộc lòng phải thủ thỉ chuyện nhân, chuyện nghĩa... để văn mình “độc quyền” một chút và cũng để thấy muốn sống thêm nữa vì cuộc đời này còn nhiều vẻ đẹp. Thực tế là còn nhiều cái “đèm đẹp, buồn buồn và hồn nhiên” ở miền đất phương Nam... thật ra tôi hiểu cái tạng „văn” của tôi viết đau đớn, trần trụi, bạo
liệt không được, tài mình chỉ hạn hẹp có thế” [63]. Nghĩa là Nguyễn Ngọc
Tư hiểu rõ sở thích, sở trường, sở đoản của mình, rất “biết mình biết
người”. Chị từng nói: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước không viết
thôi. Với những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải tránh qua một bên, hoặc mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì khó quá, ví dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì... thôi đi,
Tư không tự làm khó mình mà chọn cái mình làm được” [10]. Có một ai đó
đã nói rằng nhà văn chỉ viết hay khi viết về những gì gần gũi thân thuộc với mình. Điều ấy cũng đúng với Nguyễn Ngọc Tư.
Có một điều mà ta thường thấy Nguyễn Ngọc Tư hay khẳng định khi nói về nghề viết văn, đó là chị chỉ coi nó là một nghề để kiếm sống và có
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
29
những lúc chị chọn tản văn vì dễ đăng báo kiếm tiền: “Với riêng Tư, một
truyện được viết ra là trút bỏ một cái gì đó từ cảm xúc của mình, chứ không phải “đứa con tinh thần” gì như nhiều người nói. Đứa con thiệt là đứa Tư
đang ẵm trên tay nè. Còn văn chương chỉ là cái nghề sống được” [10].
Nhưng nói như thế không có nghĩa là Nguyễn Ngọc Tư không nghiêm túc với nghề, bởi với chị, viết văn không chỉ là để kiếm sống, nó còn là một cái gì đó như là lẽ sống. Hay khi mới đến với nghề văn, Nguyễn Ngọc Tư đã viết vì nhiều thứ lắm, phần vì sự thôi thúc và để giải toả những cảm xúc dồn nén bên trong, phần vì buồn quá, không biết nói chuyện cùng ai nên tìm cách trút vào trang viết chứ chưa dám nghĩ sẽ được đăng mà kiếm cơm bằng nhuận bút. Viết văn là một cái gì thôi thúc từ bên trong, một nhu cầu cần thiết trong thế
giới tinh thần của chị: “Lúc đầu chỉ viết để giải toả cảm xúc cho nó nhẹ người
đi, nhưng sau này thấy cái nghiệp mình đeo đuổi nặng trĩu, đầy nợ nần. Viết
vì mình là Nguyễn Ngọc Tư [12]. Và về sau, với Nguyễn Ngọc Tư viết văn thế
nào cho “ngon lành” lại trở thành một trách nhiệm đối với lương tâm người cầm bút. Nên mỗi khi viết xong một tác phẩm nào đó, ta có cảm giác như chị
đã vắt kiệt mình để làm nên tác phẩm: “Tôi viết rất chậm. Tôi cần nghỉ ngơi,
cần nạp năng lượng sau khi trút cạn vào một tác phẩm nào đó...” [22]; hoặc
khi viết xong Cánh đồng bất tận, một thời gian khá lâu sau, những dư âm trĩu
nặng của nó khiến chị không thể viết được một cái gì khác, kể cả với thể loại “ngon ăn” như tản văn.
Thái độ chuyên nghiêp, trách nhiệm và nghiêm túc với nghề của Nguyễn Ngọc Tư còn được thể hiện ở chỗ chị biết dưỡng nghề bằng cách
chọn lối đi “đi chậm, dò dẫm để khẳng định phong cách” [20] chứ không cần
phải viết về sex, hay dùng scandal để tạo tiếng vang trên văn đàn cho mình. Chị cũng là người chịu khó học hỏi, bồi đắp cho nghề để có một bút lực dồi
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
30
nhìn của Tư so với cách đây năm, bảy năm cũng khác lắm rồi. Và Tư muốn đọc nhiều sách, nhiều lúc muốn đọc các trường phái, xu hướng mới để biết
người ta đang viết như thế nào...” [10].
Nguyễn Ngọc Tư không phải là người dễ dàng bằng lòng với chính
mình, “không muốn ngủ quên vì giải thưởng” [18], chị nhận thấy “bạn đọc
bắt đầu chán văn tôi” [43] nên chị đã muốn “vượt qua chính mình”, “thử sức
ở những đề tài khó” [43]. Chị coi đó là một thử thách của chính bản thân
mình: “Không hẳn vì tự ái nghề nghiệp đâu. Tôi còn muốn nhìn mình thật rõ.
Có thật mình bất tài?Có thật mình không thể với tới những đề tài gan góc hơn?Có thật mình đang buông xuôi, đang tụt dốc? Nếu không phải, thì làm thử coi. Đấy hoàn toàn không phải thách thức bạn bè, tôi thách thức chính
mình” [10]. Nhưng điều quan trọng hơn cả việc vượt qua chính mình, việc
thành hay bại khi thử nghiệm “xen canh” trên cánh đồng văn chương quen thuộc, với Nguyễn Ngọc Tư còn là được viết những điều mình ấp ủ, trăn trở:
“Câu hỏi “mình có thành công tiếp không” lúc đầu cũng gây suy nghĩ. Nhưng rồi niềm vui được viết, thôi thúc làm việc bên trong đã lấn át những băn khoăn về việc vượt qua chính bản thân. Viết là viết thôi, gạt qua một bên hết thảy các lo lắng “được” hay “bại”. Viết xong, là trút được hết nỗi lòng ra
giấy, không nghĩ ngợi gì nữa” [59]. Tuy cảm nhận được sự chờ đợi, kì vọng
của bạn đọc về một hướng đi mới từ sau Cánh đồng bất tận nhưng Nguyễn
Ngọc Tư cũng rất tỉnh táo để hiểu đâu là thế mạnh của mình: “cũng từ đây, cô
sẽ không thể “thấy cái gì, viết cái nấy” dễ dàng được nữa. Cô ví von mình đang có một mảnh ruộng, năm này trồng dưa thì năm sau cô phải trồng lúa, thay đổi thời vụ cho hoa màu tươi tốt. Điều quan trọng là Ngọc Tư biết ruộng
mình “hạp với loại nào” và thấy cần thiết nên làm gì” [33]. Sự tỉnh táo ấy
cũng là cần thiết khi chị hiểu “đằng sau thành công là gánh nặng”, có thể dừng lại nếu cần, vì mỗi nhà văn chỉ có một hay nhiều khả năng nào đó thôi:
Đặc điểm văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
31
“Tư cho rằng một người viết chỉ có một khả năng nào đó và tốt nhất là khám phá hết toàn bộ khả năng đó mệt mỏi thì dừng lại, nếu ép buộc thì rất khó. Và viết văn mà cứ đòi lên dốc mãi thì cũng khó, và chẳng có cái dốc nào cao đến thế nên đôi khi cũng phải dừng lại, phải ngoảnh lại, thậm chí đi xuống rồi mới đi lên. Một tác phẩm hay là một món quà tinh thần tặng cuộc sống rồi, và
cái hay thì luôn có hạn, nếu cứ đòi phải tặng mãi thì đâu có được!” [62 ].
Với một ý thức nghiêm túc như thế về nghề, nên Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho bạn đọc những trang văn thấm đẫm chất nhân văn, làm giàu có thêm cho tâm hồn người đọc, bởi chị đã “rút ruột nhả tơ” từ chính trái tim và tâm hồn đôn hậu, giản dị nhưng sâu sắc của mình để viết nên chúng.