Kết quả thử nghiệm phòng bệnh viêm tử cung theo quy trình của công ty

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 58)

g 14-15 tuần 24 tuần APP Resspisure 22 Viêm phổi, màn phổi IM Mycoplasma IM

4.4. Kết quả thử nghiệm phòng bệnh viêm tử cung theo quy trình của công ty

Như chúng ta đã biết, bệnh viêm tử cung xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy mà việc phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản phải kết hợp cả phòng bệnh các bệnh sinh sản bằng vacxin lẫn vệ sinh phòng bệnh, nếu thực hiện riêng lẻ thì hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao.

Theo nguyên tắc phòng bệnh tổng hợp như trên, công ty giống lợn Mỹ Văn cũng đưa ra quy trình phòng bệnh để góp phần hạn chế bệnh viêm tử cung:

* Bước 1: Vệ sinh, gồm:

Vệ sinh chuồng đẻ, lợn nái, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước và sau đẻ phải sạch sẽ. Việc này hết sức quan trọng vì nó giúp hạn chế được vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết xây xát trong quá trình sinh đẻ (nguyên nhân chủ yếu gây viêm đường sinh dục cũng như viêm tử cung tại công ty trong những năm gần đây).

Đảm bảo dinh dưỡng cho lợn nái trước và sau khi sinh: nhằm mục địch tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho lợn nái.

Thực hiện đỡ đẻ đúng kỹ thuật: điều này giúp hạn chế sự xây xát đường sinh dục, hạn chế mang mầm bệnh vào bên trong. Chú ý chỉ can thiệp khi lợn đẻ khó, ưu tiên đẻ tự nhiên.

Cho lợn uống nước sạch: việc này giúp tránh các bệnh dường tiết niệu, vì những vi khuẩn ở đường tiết niệu có thể xâm nhập vào cơ quan sinh dục để gây bệnh.

* Bước 2: Dùng thuôc

Ngay sau khi sinh, tiến hành tiêm bắp một mũi kháng sinh hoạt phổ rộng Amoxoil retart liều 1ml/10kgP nhằm chống viêm.

* Bước 3: Thụt rửa

Sauk hi sinh 24 giờ sẽ thụt rửa tử cung bằng dung dịch Lugol 0,1%, thụt 2 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ.

Việc thụt rửa sẽ làm iode vô cơ có trong dung dịch tác động đến niêm mạc tử cung dẫn đến săn se niêm mạc, từ đó quá trính viêm hồi phục nhanh.

* Bước 4: Phôi giông đảm bảo đúng kỹ thuật và vô trùng.

Trên đây là quy trình vệ sinh mà công ty đưa ra để phòng bệnh viêm tử cung. Tuy nhiên, theo tình hình thực tế tại trại trong thời gian chúng tôi thực tập thì chưa thực hiện đúng, đã bỏ qua bước thụt rửa. Mặt khác, quá trình đỡ đẻ chưa đảm bảo vệ sinh cũng như can thiệp cơ giới mà tay chưa được xử lý tôt. Chính điều này đã góp phần rất lớn trong việc lợn nái mắc bệnh viêm tử cung trong những năm qua và hiện nay tại công ty.

Sau thời gian thực tập, chúng tôi đã thử nghiệm quy trình vệ sinh nêu trên và đã thu được một số kết quả như sau:

Bảng 4.12. Kết quả thử nghiệm vệ sinh phòng bệnh viêm tử cung theo quy trình của công ty

Lô theo dõi Sô nái mắc VTC (con) Tỷ lệ mắc (%)

ĐC (n=24) 5 20,83

TN (n=24) 2 8,33

Nhìn vào bảng 4.12 chúng ta có thể thấy được: Ở lô thí nghiệm mắc 2/24 con, có tỷ lệ mắc thấp hơn ở lô đối chứng (5/24 con). Điều này chứng tỏ quy trình mà công ty đã đưa ra thực sự có hiệu quả, nếu thực hiện đúng sẽ góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở trại của công ty.

Phần V

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w