Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ:

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 52)

g 14-15 tuần 24 tuần APP Resspisure 22 Viêm phổi, màn phổi IM Mycoplasma IM

4.2.1.3. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ:

Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản qua các lứa đẻ

Chỉ tiêu Sô nái theo dõi (con) Sô nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%)

1 61 8 13,11 2 66 6 9,09 3 76 6 7,89 4 98 7 7,14 ≥5 145 21 14,48 Tổng 446 48 (Nguồn: Phòng kỹ thuật – 2010)

Biểu đồ 4.3. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản qua các lứa đẻ

Qua bảng 4.6 và biểu đồ 4.2, ta thấy rằng: Tỷ lệ viêm tử cung ở lứa 1 cao (13,31%), nguyên nhân là các nái đẻ lần đầu xương chậu chưa thích nghi nên đẻ khó phải can thiệp cơ giới gây xây xát dẫn đến viêm. Lứa đẻ 2 tỷ lệ mắc giảm nhiều (9,09%) xong vẫn còn cao hơn lứa 3 (7,89%) và lứa 4 (7,14%). Nguyên nhân lứa 2, 3 và 4 có tỷ lệ thấp là do lợn có sức đề kháng tốt hơn, quá trình phối giống và sinh đẻ dễ dàng hơn. Nhưng đến lứa thứ 5 trở đi thì tỷ lệ mắc lại tăng (14,48%) bởi lúc này sức rặn yếu dần làm đẻ khó phải can thiệp gây xây xát, mặt khác sức đề kháng kém nên vi khuẩn xâm nhập dễ gây viêm.

Như vậy, khi chăn nuôi nái sinh sản cần chú ý nhiều ở lứa đẻ 1 và 2, các thao tác can thiệp phải cẩn thận hơn. Đặc biệt không nên duy trì trong trại lợn nái đẻ quá nhiều lứa vì lúc này không những dễ mắc bệnh đường sinh dục mà còn dễ mắc các bệnh khác do sức đề kháng giảm, đồng thời năng suất sinh sản kém.

4.2.2. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái tại công ty trongthời gian thực tập từ 01 – 04/2011 thời gian thực tập từ 01 – 04/2011

Trong công tác chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói chung, ngoài việc vệ sinh phòng bệnh; nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý tốt thì việc chẩn đoán nhanh và điều trị bệnh kịp thời cũng hết sức quan trọng giúp đạt hiệu quả chăn nuôi.

Chăn nuôi lợn nái sinh sản thì việc nâng cao năng suất sinh sản được chú trọng. Nó cũng bị ảnh hưởng nếu lợn bị mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh đường sinh dục, trong đó có bệnh viêm tử cung.

Trong thời gian thực tập tại công ty, ngoài tham gia vào công tác chăn nuôi, tiêm phòng cho lợn, chúng tôi còn thực hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường xảy ra trên đàn lợn. Kết quả khảo sát về bệnh viêm tử cung 4 tháng đầu năm 2011 được thể hiện rõ ở các bảng và biêu đồ sau:

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo giông lợn 4 tháng đầu năm 2011

Chỉ tiêu Giông lợn Tổng

Thuần Lai

Số nái theo dõi (con) 212 297 509

Số nái mắc (con) 11 17 28

Biểu đồ 4.4. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo giông lợn

Qua bảng 4.8 và biểu đồ 4.4, ta thấy rằng: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái tại trại có xu hướng xuất hiện ở lợn lai nhiều hơn ở lợn thuần. Lợn lai mắc bệnh với tỷ lệ 6,42%, trong khi đó lợn thuần mắc 5,56%.

Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ 4 tháng đầu năm 2011

Lứa đẻ Sô nái theo dõi (con) Sô nái mắc (con) Tỷ lệ mắc (%)

1 57 5 8,77 2 82 3 4,82 3 98 2 2,04 4 121 3 2,48 ≥5 151 15 9,93 Tổng 509 28 5,50

Biểu đồ 4.5. Tình hình mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ 4 tháng đầu năm 2011

Nhìn vào bảng 4.9 và biểu đồ 4.5, ta thấy: Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lứa 1 cao (8,77%), lứa 2 tuy giảm (4,82%) nhưng vẫn cao hơn lứa 3 (2,04%) và lứa 4 (2,48%). Đến lứa thứ 5 trở đi thì tỷ lệ lại tăng cao (9,93%). Điều này vẫn đúng như số liệu năm 2008 đến 2010 chúng tôi đã thu thập được ở trên.

4.2.3. Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến năng suất sinh sản ở đàn náisinh sản của công ty: sinh sản của công ty:

Sau 4 tháng thực tập tại công ty, ngoài việc tìm hiểu về tình hình mắc bệnh viêm tử cung thì chúng tôi còn tiến hành nghiên cứu những ảnh hưởng mà bệnh này gây ra cho lợn nái, đặc biệt là năng suất sinh sản của chúng. Những khảo sát này dựa trên thực tế tại trại và những ghi chép của phòng kỹ thuật. Sau đây là kết quả về một số chỉ tiêu năng suất sinh sản:

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của bệnh viêm tử cung đến năng suất sinh sản ở lợn nái Chỉ tiêu Nái mắc VTC (n=9) Nái không mắc VTC (n=9)

Số nái động dục sau cai sữa (con) 8 9

Tỷ lệ động dục sau cai sữa (%) 88,89 100

Số nái đậu thai lần phối đầu sau cai sữa (con) 7 9

Tỷ lệ đậu thai ở lần phối đầu sau cai sữa (%) 77,78 100

Số lợn con sinh ra (con) 98 119

Số lợn con sinh ra còn sống (con) 91 116

Tỷ lệ lợn con còn sống (%) 92,86 97,48

Số lợn con bị tiêu chảy (con) 64 39

Tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy (%) 70,33 33,62

Nhìn vào bảng 4.10 ta thấy được sự chênh lệch về các chỉ tiêu năng suất sinh sản ở lợn nái giữa những con bị mắc bệnh viêm tử cung so với những con không mắc bệnh. Các chỉ tiêu thể hiện ở lợn mắc bệnh đều thấp hơn ở lợn không mắc bệnh. Điều này chứng tỏ bệnh viêm tử cung gây ảnh hưởng lớn tới năng suất của đời nái sinh sản. Vì thế càng cho thấy công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

4.3. Thử nghiệm một sô phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung tại trại

Dựa vào tình hình mắc bệnh cũng như điều kiện của trại, chúng tôi tiến hành thử nghiệm một số phác đồ điều trị trên số nái sinh sản bị mắc bệnh.

* Phác đồ 1: Liệu trình từ 3 – 5 ngày.

Thụt rửa tử cung bằng 1,5 – 2 lit dung dịch KmnO4 0,1%, 1 lần/ngày. Tiêm bắp Oxytoxin 4ml/con/ngày.

Sau 1 – 2 giờ để dung dịch thụt rửa ra ngoài hết, bơm vào tử cung 1000000UI Penicilin và 1g Streptomycin pha với 50ml nước.

* Phác đồ 2: Liệu trình 3 – 5 ngày.

Thụt rửa 3000000 UI Penicillin pha với 0,5 lit nước. Tiêm bắp Suiprost 3ml/con, tiêm 1 liều duy nhất.

Tiêm bắp Longamox 14ml/con, 2lần/ngày.

Ngoài ra, mỗi phác đồ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, thuốc tăng cường trao đổi chất, thuốc bổ trợ sức trợ như: Anagin, Vitamin C,…

Bảng 4.11. Kết quả thử nghiệm một sô phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung tại trại

Phác đồ điều trị

Sô con điều trị (con)

Sô con khỏi (con)

Tỷ lệ khỏi (%)

Sô ngày điều trị (X ± mx)

Phác đồ 1 15 11 73,33 3,827±0,435

Phác đồ 2 15 13 86,67 3,237±0,189

Nhìn vào bảng 4.11, ta có thể thấy ở phác đồ điều trị 1 có tỷ lệ khỏi (73,33%) thấp hơn so với phác đồ 2 (86,67%). Số ngày điều trị trung bình ở phác đồ 1 cũng ca hơn ở phác đồ 2: phác đồ 1 là 3,827±0,435 ngày, phác đồ 2 là 3,237±0,189 ngày. Qua đó đã chứng tỏ phác đồ 2 có hiệu quả điều trị cao hơn.

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w