Theo đà phát triển của thế giới cũng như đặc điểm kinh tế nước ta là nước nông nghiệp, ngành chăn nuôi nước ta cũng phát triển ngày càng mạnh mẽ và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, công tác chăn nuôi đã và đang được quan tâm nhiều, trong đó có nhiều nghiên cứu về các bệnh xảy ra trên đàn gia súc. Lợn nái là một trong những đối tượng quan trọng. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được các nhà khoa học nghiên cứu, song vẫn còn ít.
Lê Xuân Cương (1986), lợn nái chậm sinh sản do nhiều nghuyên nhân. Trong đó, tổn thương bệnh lý sinh dục chiếm tỷ lệ đáng kể. Đặc biệt các lợn nái đẻ khó cần áp dụng các thủ thuật ngoại khoa thì niêm mạc đường sinh dục rất dễ bị tổn thương và dẫn tới viêm tử cung.
Bùi Thị Tho, Trần Công Hoà, Nguyễn Khắc Tích (1995), lợn Yorshire, Landrace trong giai đoạn nuôi con mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 5% do chữa chạy kịp thời nên khỏi 100% song đã ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản của lợn nái, phần lớn là do những trường hợp đẻ khó dẫn đến viêm tử cung.
Theo Phạm Chí Thành và cộng sự (1997), khi sử dụng Rivanol 1%, dung dịch Lugol 0,5%, kháng sinh để điều trị viêm tử cung cho kết quả cao.
Theo Hồ Văn Nam, Nguyễn Văn Thanh (1999), bệnh viêm tử cung ở đại gia súc nói chung là một quá trình bệnh lý phức tạp được thể hiện dưới nhiều thể khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rối loạn sinh sản, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của gia súc cái.
Nguyễn Văn Thành (2002), lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung 42,40%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%, trên nhóm lai chiếm 50,84%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất ở lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao hơn nhiều so với nhóm lợn không bị viêm tử cung.
Nguyễn Văn Thanh (2003), tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng là tương đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa các địa phương.
Trần Tiến Dũng (2004), bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 – 50%, trong đó viêm cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung, và tỷ lệ mắc viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái ngoại cũng từ 1,82 – 23,33%.
Theo Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung thìkhông nên tiến hành thụt rửa tử cung bằng các chất sát trùng. Các tác giả đề nghị dung thuốc kích thích tăng cường tử cung co bóp để thải dịch viêm, mủ, máu, tổ chức hoại tử,… ra ngoài. Sau đó dùng kháng sinh các dạng để đặt hay bơm trực tiếp vào tử cung, kết kợp dùng kháng sinh để tiêm bắp, trợ sức, trợ lực và tăng cường sức đề kháng cho gia súc.
Phần III