Một sô bệnh thường gặp tại trạ

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 42)

g 14-15 tuần 24 tuần APP Resspisure 22 Viêm phổi, màn phổi IM Mycoplasma IM

4.1.2.1. Một sô bệnh thường gặp tại trạ

Theo chúng ta thấy ở trên thì việc tiêm phòng được tiến hành đúng và đủ, điều này đã giúp công ty hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm như dịch tả lợn, suyễn. Tuy nhiên,các bệnh nội khoa (viêm phổi, tiêu chảy); bệnh ngoại khoa (viêm khớp); bệnh đường sinh dục (viêm tử cung, đẻ khó) vẫn hay xảy ra trên đàn lợn.

Để hiểu rõ hơn về mức độ mắc của các bệnh chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh trên đàn lợn tại trại trong những năm gần đây và trong quá trình thực tập tại trại. Kết quả được thể hiện rõ ở bảng

Bảng 4.3: Một sô bệnh thường gặp trên đàn lợn ở trại Tên bệnh 2008 (ca mắc) 2009 (ca mắc) 2010 (ca mắc) T1-4/2011 (ca mắc) Viêm phổi 7 506 5 399 5 245 1 487

Viêm đường sinh dục 78 65 48 28

Các bệnh về chân, khớp 902 1 004 1 527 587

Tiêu chảy 12 892 10 410 7 462 1 636

Nái xảy thai, tiêu thai 78 88 58 28

Nái đẻ non 21 17 22 3

Bệnh khác 948 318 628 238

Tổng 19 175 17 311 15 030 4035

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy được từ 2007 đến 2010 thì các bệnh về đường sinh dục mắc với số ca thấp nhất, đặc biệt là đẻ non. Số ca đẻ non cao nhất là năm 2007 (47 ca), thấp nhất là 17 ca vào năm 2009. Nái xảy thai, tiêu thai có xu hướng giảm qua các năm, từ 2007 là 335 ca, tới 2010 là 58 ca. Bệnh viêm đường sinh dục dao động từ 67 đến 245 ca, cao nhất là năm 2007, các năm khác có số ca thấp hơn rất nhiều. Các bệnh đường sinh dục có mức độ mắc thấp là do công ty có biện pháp phòng bệnh tốt, sau khi lợn đẻ xong sẽ tiêm một mũi kháng viêm bằng kháng sinh phổ rộng nhập ngoại Amoxoil retart (còn gọi là thuốc sữa) với liều 1ml/10kgP tiêm bắp.

Bệnh viêm phổi mắc tương đối cao, dao động từ 5245 đến 8591, cao nhất là năm 2007, rồi giảm dần nhưng không nhiều.

Các bệnh khác có tình hình diễn biến phức tạp, lên xuống thất thường. Bệnh về chân, khớp có số ca mắc bệnh tăng theo các năm và tăng rất nhanh chóng, từ 2007 có 882 ca, năm 2008 là 902 ca, năm 2009 có 1004 ca và cao

nhất là 2010 có 1527 ca. Nguyên nhân có thể do thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ mắc các bệnh về chân khớp tăng cao khi khí hậu lạnh, đặc biệt là mùa xuân ẩm thấp. Bệnh tiêu chảy mắc khá cao, đặc biệt là 2007 với 12892 ca, nhưng giảm dần ở các năm sau, nguyên nhân là do vệ sinh chuồng trại ngày càng được công ty chú trọng hơn, đặc biệt là từ vài năm gần đây công ty chuyển sang chăn nuôi khoán theo ô chuồng làm công nhân tích cực làm việc hơn. Ngoài ra, việc tận thu phân cũng làm công nhân tích cực dọn vệ sinh chuồng trại, có thể đây cung là 1 nguyên nhân giúp bệnh tiêu chảy giảm dần.

4.1.2.2. Thực hành công tác thú y tại trại trong thời gían thực tập:

Trong suốt thời gian thực tập, ngoài việc tham gia vào công tác chăn nuôi và tiêm phòng của trại, chúng tôi cũng thực hành chẩn đoán, tìm nguyên nhân và điều trị một số bệnh xảy ra trên đàn lợn nuôi tại trại của công ty.

* Bệnh viêm phổi:

- Nguyên nhân:

Bệnh thường xảy ra do không khí chuồng nuôi quá bụi bẩn, thức ăn quá khô, lợn nuôi với mật độ đông. Trong thời gian thực tập, thời tiết rất lạnh, các chuồng phải đốt chấu để sưởi ấm cho lợn nên tỷ lệ viêm phổi tăng lên đáng kể, ngoài ra còn có gió lùa. Bệnh hay gặp khi thời tiết thay đổi làm sức đề kháng của con vật giảm sút.

- Triệu chứng:

Lợn ho, thở thể bụng, nếu nặng thì cong đuôi cong lưng để thở. Vật kém ăn hoặc bỏ ăn, thân nhiệt tăng. Khi lợn vận động mạnh (tranh ăn, chạy,…) thì con vật ho và khó thở rõ hơn.

- Điều trị:

Thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại, kết hợp sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu với thuốc trợ lực trợ sức tăng sức đề kháng.

Tiêm bắp Amoxoil retart liều 1ml/10kgP, 2lần/ngày. Tiêm bắp Diclofenac 2,5% liều 1ml/10kgP, 2lần/ngày. Hoặc Hanalgin C liều 1ml/10kgP, 1lần/ngày.

* Bệnh viêm khớp:

- Nguyên nhân:

Do sữa mẹ kém không cung cấp đủ Ca và P làm lợn con thiếu Ca và P. Hoặc có thể do lợn bị bệnh không bú được, do lợn bị tổn thương cơ giới (bị mẹ đè, bị kẹp chân vào chuồng, nền chuồng trơn nên ngã,…). Ngoài ra, lợn còn bị viêm khớp do trời lạnh kết hợp nền chuồng ẩm thấp,…

- Triệu chứng:

Lợn đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, khớp sưng to, có khi sờ vào thấy nóng. Con vật có thể kém ăn hoặc bỏ ăn.

- Điều trị:

Lợn con: Longamox 2ml/con, 1 lần/ngày; cùng với Diclofenac 2,5% liều 4ml/con.

Lợn lớn: Longamox 14 - 16ml/con, 1lần/ngày; cùng với Diclofenac 2,5% liều 12 - 14ml/con.

Ngoài ra ở khu lợn choai hay dùng: Amoxoil retart liều 1ml/10kgP, kết hợp với Diclofenac 2,5%.

* Hội chứng tiêu chảy:

- Nguyên nhân:

Tiêu chảy ở lợn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rất khó xác định nên được gọi là hội chứng tiêu chảy.

Ở lợn con do mấy ngày đầu sau khi sinh ra thiếu sắt hoặc mới rat hay đổi nhiệt độ dẫn đến tiêu chảy. Lợn bị tiêu chảy có thể do thức ăn kém chất lượng (ẩm mốc); do thời tiết, đặc biệt là trời lạnh và ẩm hoặc quá nóng,…Các yếu tố đó tác động làm cho con vật thay dổi sức đề kháng, vi khuẩn xâm nhập, nhân lên và gây bệnh cho lợn.

Ở lợn nái bị bệnh chủ yêud là do rối loạn trao đổi chất khi sắp sinh, do chất lượng nước không đảm bảo, do tăng khẩu phần thức ăn đột ngột.

- Triệu chứng:

Lợn đi ỉa phân lỏng, lợn con đi ỉa phân từ sền sệt đến lỏng có màu vàng hoặc trắng. Nếu nặng có thể ỉa chảy vọt cần câu. Lợn kém ăn hoặc bỏ ăn, gầy, còi cọc, lông xù, có thể sốt nhẹ.

Thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại tốt là bước rất quan trọng, kiểm tra chất lượng thức ăn và điểu chỉnh cho phù hợp nếu đó là nguyên nhân.

Kết hợp dùng thuốc điều trị đặc hiệu và thuốc trợ sức trợ lực tăng cường sức đề kháng.

+ Lợn con:

Cho uống men tiêu hoá.

Kết hợp với tiêm kháng sinh Tylogenta với liều 1ml/con nếu nặng. Ngoài ra có thể truyền nước khoảng 5 – 10ml/con.

+ Lợn lớn:

Tiêm kháng sinh Entrofloxacin 5% LA hoặc Tylogenta. Kết hợp với thuốc giảm sốt, chống bỏ ăn (Hanalgin C hoặc Diclofenac 2,5%).

Ngoài ra, ở khu lợn choai khi tiêu chảy nặng còn dùng kháng sinh phổ rộng Amoxoil retart liều 1ml/10kgP.

* Viêm đường sinh dục:

- Nguyên nhân: Bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu nhất hay gặp ở trại mà chúng tôi thấy là do trong quá trình đỡ đẻ lợn đẻ khó nên phải can thiệp bằng các thủ thuật (dùng tay, móc) để lôi con ra gây tổn thương cơ giới bên trong cơ quan sinh dục. Ngoài ra còn có thể do thai chưa ra hết mà bị thối ở trong gây viêm.

- Triệu chứng:

Lợn thường có biểu hiện ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, sốt, uống nước nhiều, âm hộ chảy ra nhiều dịch màu hồng hoặc màu trắng đục, tần số hô hấp tăng,… Bệnh thường xảy ra ở lợn nái sau khi sinh vài ngày, cần chú ý phân biệt với dịch màu trắng trong chảy ra từ âm hộ sau khi sinh, đó là dịch sinh lý bình thường.

- Điều trị:

Viêm đường sinh dục xảy ra ở trại chủ yếu là ở thể nhẹ, hầu hết là điều trị khỏi, số ít trường hợp nặng quá thì loại thải lợn không điều trị nữa.

Phác đồ điều trị:

Trước hết thụt rửa bằng dung dịch: 3 triệu UI Penicilline pha với 0,5lit nước. Sau đó sử dụng thuốc: Tiêm bắp Suiprost với liều duy nhất 2 – 3ml/con, dùng Longamox 1ml/10kgP, 2lần/ngày.

Hình 4.1. Hình ảnh dịch viêm chảy ra từ cơ quan sinh dục lợn nái

Hình 4.2. Hình ảnh dịch hậu sản chảy ra từ cơ quan sinh dục

Trong suốt quá trình thực tập,chúng tôi tìm hiểu về nhiều đối tượng lợn ở các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên chúng tôi cùng với kỹ thuật của trại thực hiện chẩn đoán, tìm hiểu kỹ nguyên nhân bệnh xảy ra để từ đó đưa ra phác đồ điều trị và một số biện pháp vệ sinh chuồng trại tại khu lợn nái. Sau khi điều trị cũng đạt được những kết quả nhất định được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.4. Kết quả điều trị một sô bệnh thường gặp trên đàn lợn nái của trại trong thời gian thực tập.

Tên bệnh Sô nái theo dõi (con) Sô nái mắc (con) Sô nái khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Sô nái không khỏi (con) Tỷ lệ không khỏi (%) Viêm phổi 446 47 45 95,74 2 4,26 Tiêu chảy 446 15 13 86,67 2 13,33 Viêm đường sinh dục 446 28 24 85,71 4 14,29 Viêm khớp 446 39 35 89,74 4 10,26

Sau thời gian thực tập chẩn đoán và điều trị tại trại, chúng tôi thấy càng phát hiện sớm, chẩn đoán đúng để điều trị kịp thời bằng các thuốc đặc hiệu kết hợp thuốc trợ sức trợ lực nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thì khả năng khỏi bệnh càng cao. Tuy nhiên, bệnh về đường sinh sản cũng gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản lần sau của con vật.

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w