Công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 37)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y CỦA CÔNG TY

4.1.1.3. Công tác vệ sinh phòng bệnh

Công ty trực thuộc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, là công ty của Nhà nước đã được thành lập từ rất nhiều năm qua, vì vậy công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng bệnh cho lợn. Công ty thực hiện rất nghiêm trong các khâu vệ sinh phòng bệnh, chủ yếu thông qua 2 khâu là: vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vacxin.

* Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh là một khâu quan trọng, chi phí thấp mà đem lại hiệu quả phòng bệnh cao nếu thực hiện tốt. Công tác vệ sinh nhằm hạn chế và tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cơ thể con vật. Cùng với việc cho lợn ăn uống đầy đủ, chăm sóc quản lý tốt,… thì việc vệ sinh chuồng trại cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi và cải thiện khí hậu bên ngoài cũng được công ty quan tâm.

Trước khi vào khu vực chăn nuôi, công nhân cũng như các nhân viên và lãnh đạo công ty thực hiện công tác vệ sinh: thay quần áo lao động, đi ủng, đi qua hố khử trùng. Với những người không có nhiệm vụ thì miễn vào. Những việc đó nhằm hạn chế đưa mầm bệnh từ ngoài vào trại. Mặt khác, lối đi sang giữa khu A và khu B cũng có hố khử trùng. Hố này được đổ đầy vôi và thường xuyên được thay mới. Mọi người đi tới công ty thì xe phải được phun tiêu độc ngoài cổng, nếu xe ôtô mua hàng thì được phun rồi qua hố khử trùng.

Vệ sinh chuồng trại: được thực hiện theo lịch cụ thể do công ty quy định nhưng vẫn có những thay đổi phù hợp điều kiện thời tiết.

Về mùa hè, với chuồng lợn nái đẻ, nái chờ phối, lợn chửa thì việc thu dọn phân và rửa gầm được thực hiện 2 lần trong 1 ngày vào buổi sang và buổi chiều sau khi cho ăn. Với lợn con cai sữa, mỗi ngày tắm, dọn phân và rửa gầm 1 lần. Còn các lợn khác, ngày dọn phân và rửa chuồng 2 lần cũng sau khi cho ăn.

Về mùa đông, ở chuồng nái đẻ rửa chuồng 2 ngày 1 lần, khi rét quá thì không rửa mà chỉ dọn phân. Các chuồng khác thì 2 ngày rửa 1 lần vào ngày ấm. Phương châm :”bẩn khô còn hơn sạch ướt”.

Với lợn con theo mẹ thì tuyệt đối không tắm và trong quá trình vệ sinh chuồng trại, tám cho lợn mẹ thì công nhân chăn nuôi đặc biệt phải chú ý không làm ướt lợn con, tránh cho lợn con khỏi nhiễm lạnh đột ngột, dễ mắc bệnh.

Phân ở các chuồng được công nhân hót tận thu và có xe đến chở đi để giúp công nhân nâng cao thu nhập. Nước rửa chuồng được theo đường dẫn ra ngoài và đưa tới ao nuôi cá của công ty. Máng ăn bằng bêtông được rửa bằng nước sạch, riêng máng tập ăn cho lợn con luôn được giữ máng khô, sạch, tránh bị mốc bẩn.

Suốt quá trình chăn nuôi, công ty tiến hành 2 chế độ phun thuốc sát trùng: định kỳ và không định kỳ. Trong chuồng sử dụng thuốc sát trùng và khử mùi đa dụng Prophyl phun theo định kỳ hai lần một tuần, chuồng chửa và chuồng đẻ thì phun sau khi tiêm vacxin. Bên ngoài chuồng phun Biocid kết kợp với dọn cỏ và phát quang bụi rậm xung quanh chuồng, tiêu diệt chuột. Lợn nái sau khi tách con được đưa ngay xuống chuồng chờ phối. Các cũi chuồng đó được cọ rửa bằng nước sạch, dội nước vôi để khô rồi phun thuốc sát trùng và để trồng chuồng khoảng 3 tuần thì đưa nái chờ đẻ khác vào.

Lợn con cai sữa áp dụng phương pháp chăn nuôi cùng vào cùng ra. Khi xuất hêt lợn thì các ô chuồng đó được cọ rửa sạch, dội nước vôi lên tường và gầm chuồng, phun tiêu độc cả dãy chuồng rồi để trống 3 tuần chờ chuyển lợn mới vào.

Các chuồng khác đều phải được tiêu độc trước khi nhận lợn.

Nước rửa cho chuồng được lấy từ nước giếng khoan, sau đó qua hệ thống bể lọc rồi theo ống dẫn đến từng ô chuồng.

Công ty có lịch chấm điểm vệ sinh cho từng khu chuồng vào mỗi tháng, người chấm do Tổng công ty cử xuống.

Phòng bệnh bằng vacxin:

Mầm bệnh có ở khắp mọi nơi trong đất, nước, không khí và sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể khi có điều kiện thích hợp và gây bệnh cho lợn. Vì vậy, bên cạnh việc vệ sinh phòng bệnh thì phòng bệnh bằng vacxin luôn được công ty chú trọng và đưa lên hang đầu với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Tiêm phòng bằng vacxin là biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc để chống lại mầm bệnh, đây cũng là biện pháp đem lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả của vacxin phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trạng thái sức khoẻ của con vật, thời tiết. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm vacxin cho lợn khoẻ và vào những ngày ấm nếu là mùa đông, như vậy sẽ tạo miễn dịch tốt cho đàn lợn.

Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của công ty được chúng tôi trình bày ở bảng sau:

Bảng 4.2. Quy trình tiêm phòng tại trại

Loại lợn Ngàytuổi vacxin, thuôc

Liều tiêm (ml) Phòng bệnh Cáchdùng L ợn g n g - ch oa

i 3 ngày Tiêm sắt 2 Thiếu máu, tiêu chảy IM

7 ngày Resspisure 2 Mycoplasma IM

21-22 ngày Resspisure 2 Mycoplasma IM, SC

24-26 ngày Phó thương hàn 1 PTH IM

35 ngày Dịch tả lợn 2 Dịch tả lợn SC

40-45 ngày LMLM 1 Lở mồm long móng IM

50 ngày Đóng dấu+THT 1 Đóng dấu + THT lợn SC

55 ngày Dịch tả lợn 2 Dịch tả lợn SC 75 ngày LMLM 1 Lở mồm long móng IM L ợn h ậu b T c p h ôi g n

Một phần của tài liệu Thực hành công tác thú y, theo dõi và ứng dụng một số phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái sinh sản tại Công ty Giống lợn Mỹ Văn – Mỹ Hào – Hưng Yên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w