Nhiễm mù

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát và đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí trong trường đh KTQD đề xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lí các nguôn ô nhiễm đó (Trang 39)

Ô nhiễm khí độc Ô nhiễm tiếng ồn Ô nhiễm bụi Nhà vệ sinh Nước thải, chất thải rắn Sử dụng máy điều hòa Đun nấu bằng bếp gas, bếp than tổ Hoạt động của sinh viên Phươn g tiện giao thông Hoạt động xây dựng

Xuất phát trực tiếp từ các dạng và nguồn ô nhiễm chính đã được xác định ở trên, đồng thời dựa vào những đánh giá đã nói ở trên về thực tế đã làm được và chưa làm được trong việc góp phần làm giảm ô nhiễm không khí của trường , nhóm sẽ đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế ô nhiễm. Cụ thể chúng ta sẽ xem xét dưới đây.

I.Hoạt động xây dựng

Khu vực xây dựng đang thi công dở dang là nguồn phát tán ô nhiễm bụi và ô nhiễm tiếng ồn khá lớn. Trong các hoạt động xây dựng thì đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là môi trường không khí: bị ảnh hưởng trong quá trình thi công, san lấp, đầm nén, vận chuyển nguyên vật liệu. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là ô nhiễm bụi và tiếng ồn do các phương tiện thi công trên công trường gây ra và trên quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu cũng bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào lưu lượng vận chuyển, chủ xe có thực hiện được đầy đủ các biện pháp giảm thiểu hay không, chủ công trình xây dựng có quán triệt thực hiện từ đầu các biện pháp giúp giảm ô nhiễm hay không. Tuy nhiên khu vực này khá tách biệt với các khu vực học tập và giảng dạy của các sinh viên, giảng viên trong trường nên không gây ảnh hưởng quá nhiều nhưng vẫn cần các biện pháp để hạn chế và xử lí sự ô nhiễm bụi và tiếng ồn sau đây.

Để hạn chế sự ô nhiễm bụi do các hoạt động xây dựng gây ra, cần củng cố lại hành lang ngăn cách giữa khu vực đang thi công với giảng đường tránh ô nhiễm (hành lang hiện nay chưa đảm bảo). Tuy đã có bao chắn xung quanh các tòa nhà đang thi công nhưng cần kèm theo lắp đặt và sử dụng thường xuyên hệ thống phun tưới nước chống bụi ở khu vực công trường đang thi công để giảm bụi bay vào các khu giảng đường hay hệ thống phun sương hoặc các hệ thống làm sạch bụi bẩn khác ở cổng công trường - khu nhà đang xây dựng (10). Xe tải chở nguyên vật liệu ra vào khu xây dựng phải có bạt che đậy tránh tình trạng rơi vãi bùn, đất, cát.... Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ khu công trường. Những biện pháp này có thể thực hiện được và chi phí để thực hiện cũng không phải là lớn.

Hình 2: Xe chở nguyên vật liệu xây dựng khi chưa che chắn

Hình 3: Sau khi được che chắn (giảm thiểu được ô nhiễm do tránh tình trạng rơi vãi)

Hình 4: Thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ công trường và sử dụng xe phun nước làm sạch

Đưa vào sử dụng các nguyên vật liệu mới giúp hạn chế sự phát tán bụi trong quá trình vận chuyển, sử dụng. Có thể kể đến ở đây như vữa khô “thân thiện với môi trường” do Công ty cổ phần Bê tông, Xây dựng A&P sản xuất từ năm 2009. Hệ thống sản phẩm vữa khô polyme Mova bao gồm vữa xây, vữa trát, vữa chống thấm, vữa trang trí và hoàn thiện, keo dán gạch, keo miết mạch…. Loại vữa không tạp chất này được đóng bao nên tránh được việc rơi vãi vật liệu trong quá trình vận chuyển, từ đó giảm được lượng bụi đáng kể trong môi trường, cũng như bụi ở các công trường xây dựng. Mới đây, Công ty CP Bê tông, Xây dựng còn nghiên cứu và đưa vào sử dụng loại vữa màu hoàn thiện để thay thế sơn bả. Đây cũng là một trong những “sản phẩm xanh” vì môi trường, nó vừa góp phần giảm bụi, vừa góp phần bảo vệ sức khỏe của người lao động trong quá trình thi công. Hệ thống sản phẩm vữa khô polyme Mova này mang lại nhiều lợi ích, vừa nâng cao chất lượng, thẩm mỹ cho công trình, vừa góp phần cải thiện môi trường xây dựng cho xã hội(11). Mặt khác những loại vật liệu xây dựng này giá thành lại không cao, như tại hội chợ triển lãm Vietbuild Hà Nội diễn ra từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 3 năm 2014, có nhiều thương hiệu uy tín tham gia như Eurowindow, Sơn Hà, Viglacera, Austdoor… Nổi bật trong đó có sản phẩm: Sứ vệ sinh phủ men nano tự diệt khuẩn, chống bám dính; sen vòi tiết kiệm nước; ngói kích thước lớn 10 viên/m2; Gạch ốp lát ceramic, granite cao cấp; gạch block bê tông khí… Theo giám đốc kinh doanh một công ty xây dựng, trong bối cảnh khó khăn và thị trường dư nguồn cung, để thoát khỏi tình cảnh khó khăn, thì việc nhiều doanh nghiệp nghiên cứu, tung ra thị trường sản phẩm mới với 4 tiêu chí là tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chất lượng phù hợp và giá hợp lý để tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.Thực tế, với các công trình xây dựng nhỏ, sử dụng gạch không nung giá khoảng 1,3 triệu đồng/m2, đắt gấp đôi gạch nung. Song về lâu dài, rất có lợi vì mát, giảm được tiếng ồn và có thể tái sử dụng. Còn với công trình cao tầng, giảm 7 - 15% chi phí vì kết cấu nhẹ, bớt được vật liệu làm móng và chi phí vận chuyển. Khi xây dựng dùng gạch không nung sẽ tiết kiệm hơn do dùng xi măng pha loãng và thời gian thi công nhanh gấp đôi... (12) Nên đây cũng là một biện pháp khả thi để sử dụng.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn từ khu vực thi công, nên sử dụng các loại máy móc, thiết bị xây dựng còn đảm bảo an toàn, hạn chế ô nhiễm tiếng ồn. Sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến giảm thiểu được ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Tuy nhiên biện pháp này còn tùy thuộc vào tính khả thi của nó ( như vốn đầu tư cho công trình, nhà đầu tư có chịu chi trả ngân sách cho việc cải thiện máy móc thiết bị hay không ).

Bố trí thời gian tiến hành xây dựng một cách hợp lí để tránh ảnh hưởng tới sinh viên và giảng viên, như vào các ngày cuối tuần hay vào buổi tối và đêm để tránh ảnh hưởng tới việc dạy và học của giảng viên, sinh viên trường. Bố trí thời gian như vậy một mặt tạo điều kiện cho sinh viên, giảng viên mặt khác không gây ra sự phản đối từ công nhân và người dân xung quanh vì tối, đêm nếu công nhân làm cũng không ảnh hưởng nhiều đến người dân xung quanh mà công nhân cũng có thể được lương cao hơn. Vì vậy, đây cũng là một biện pháp cũng khả thi.

Đồng thời nhà trường nên hạn chế sắp xếp lịch học cho sinh viên ở những giảng đường bị ô nhiễm bởi công trường xây dựng ảnh hưởng đến đặc biệt là khu vực nhà E (như phòng E15, E16...) để giảm bớt ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên bởi hiện nay các phòng học này vẫn được sử dụng đều đặn trong cả tuần. Hoặc nếu không tránh được thì có thể lắp thiết bị giảm âm, treo thảm, rèm, cửa có 2 lớp kính...cho các phòng học gần khu vực xây dựng để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài. Biện pháp này có thể thực hiện được hay không còn tùy thuộc vào việc thuê giảng đường ở những cơ sở khác cho sinh viên học tập, tránh xa khu vực xây dựng này.

Một biện pháp tích cực nữa là tăng cường trồng nhiều cây xanh các khu vực, đường phố quanh công trường giúp ngăn bụi, cản tiếng ồn và làm sạch không khí vì khu vực này còn tương đối ít cây xanh.

II. Phương tiện giao thông

Tình trạng ô tô và nhất là xe máy đi lại liên tục và với số lượng nhiều nên gây ra hiện tượng ô nhiễm bụi, tiếng ồn và ô nhiễm bởi các khí độc thải ra (đặc biệt là CO2).

Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất cho khuôn viên trường học nên cần có ngay các biện pháp khắc phục được tình trạng này.

Trước tiên là việc quán triệt thực hiện vào cổng tắt máy xuống xe khi vào trường. Biện pháp này là rất cần thiết vì thực tế hiện nay điều này vẫn bị xem nhẹ ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Quy định sinh viên, giảng viên, những người ra vào các khu vực của trường phải tắt máy, dắt xe ngay tại cổng trường. Không được để nổ máy, không được bấm còi xe trong khuôn viên trường, nếu vi phạm có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc. Như vậy sẽ vừa giảm được ô nhiễm do khói xe, vừa giảm được ô nhiễm tiếng ồn cho tiếng nổ máy và tiếng còi.

Cũng cần thắt chặt quy chế không cho phép các phương tiện tự do đi lại trên các con đường xung quanh các khu vực giảng đường cũng như trong khuôn viên trường như hiện nay để tránh tiếng ồn ảnh hưởng đến việc giảng dạy và học tập. Đồng thời yêu cầu các phòng học ở các tầng dưới của các dãy nhà dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng xe cộ qua lại ( nhà B, C, B2, E...) nên đóng kín cửa lại trong giờ học để giảm được tác động của các tiếng ồn này.

Một giải pháp quan trọng không kém nữa là phải tránh và giảm tình trạng ùn tắc ở các nhà xe vào đầu và cuối các buổi học để giảm bớt sự ô nhiễm không khí đã và đang tập trung vào các thời điểm này. Để làm được điều đó, khu vực nhà xe đã có cách thích hợp quản lí các phương tiện cho gửi nhưng cần hợp lí hơn như: mở thêm cổng nhà xe cũng như cửa ghi và trả vé xe; phân luồng xe gửi; tăng cường nhân viên ghi vé, thu vé, thu tiền, phân luồng xe trong các giờ cao điểm; phân rõ khu vực để xe, đặc biệt là với xe ô tô không nên để xe ngổn ngang dọc đường đi như hiện nay.

nguồn gây ô nhiễm không khí máy hoạt mùi nhà vệ sinh hoạt ph

Hình 6: Nhà xe gần cổng trường Trần Đại Nghĩa vào đầu buổi học sáng

Song song với đó, nhà trường cũng nên khuyến khích hay hỗ trợ để sinh viên hay thậm chí cả giảng viên của trường hạn chế sử dụng xe gắn máy mà tăng cường đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng, xe đạp, xe đạp điện và các hình thức giao thông không gây ô nhiễm khác khi đến trường, nếu nhà gần có thể đi bộ vì thực tế các điểm xe bus gần trường còn ít và có rất ít tuyến xe hoạt động như trên đường Trần Đại Nghĩa là một con đường mới nên chỉ mới có xe bus số 08 chạy qua. Vì vậy nhà trường cần có biện pháp giải quyết cho vấn đề này và cũng cần tạo thêm nơi ở hoặc nơi nghỉ ngơi cũng như địa điểm ăn uống gần trường cho sinh viên để hạn chế việc sinh viên phải di chuyển nhiều. Khuyến khích các sinh viên nên đi chung xe khi đi làm, đi học, vui chơi, giải trí.

Cùng với đó cũng cần khuyến khích tất cả những ai sử dụng xe gắn máy trong trường nên bảo trì, tu sửa xe máy của mình mỗi năm một lần nhằm tăng độ bền xe và giảm khói thải ra môi trường bởi việc sử dụng các xe máy quá cũ là một trong những nguyên nhân chính gây ra tiếng động cơ kêu to và xả nhiều khói, khí độc hại và tiêu tốn nhiên liệu. Lắp thêm thiết bị giảm ồn, bộ phận giảm thanh, giảm khói đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho xe hay các bộ phận báo động cho người lái xe tác hại của việc dùng còi xe to và nhiều (như hình minh họa dưới) cũng là một cách tốt. Biện pháp này có thể thực hiện

được nếu sinh viên, giảng viên, các công nhân viên trong trường có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường.

Hình 7: Chiếc đèn hình mặt mếu sẽ phát sáng nếu người điều khiển xe bấm còi.

Hình 8: Việc sử dụng xe máy cũ hay xe ít được bảo dưỡng là một nguyên nhân gây ô

nhiễm không khí

Một giải pháp quan trọng nữa là tuyên truyền, giáo dục ý thức cá nhân của các sinh viên trong trường về bảo vệ môi trường không khí thông qua truyền thông hoặc hội sinh viên, các đoàn đội của trường hay tổ chức các cuộc thi về bảo vệ môi trường không khí trường học như: vẽ tranh biếm họa, thiết kế áo phông có thông điệp tuyên truyền, thiết kế các bảng hiệu áp phích treo trong trường...

Hình 9: Thi vẽ biếm họa, thiết kế áo phông và các thông điệp bảo vệ môi trường không

khí trong trường học cho các sinh viên tác động tích cực đến ý thức chung trong toàn trường

Vì ở trong và xung quanh khu vực để xe nhất là các nhà xe của khu vực giảng đường đã có sẵn khá nhiều cây xanh nên cần tăng cường trồng thêm cây xanh ở khu vực các nhà xe ở kí túc xá, ở gần cổng trường, cổng kí túc xá và trên các con đường gần trường: Trần Đại Nghĩa, Phố Vọng... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III.Đun nấu bằng than tổ ong, bếp gas

Tình trạng sử dụng than tổ ong và bếp gas để đun nấu ở các căng tin và nhà ăn của trường cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất bởi các chất khí mà nó sản sinh ra (như CO, CO2, SO2…) đặc biệt trong đó là than tổ ong. Vì vậy cần có các biện pháp để giảm thiểu và khắc phục ngay các nguồn ô nhiễm này và chú trọng nhất là khu vực kí túc xá vì tình trạng sử dụng than tổ ong ở đây lớn hơn rất nhiều trong một khuôn viên khá nhỏ hẹp so với khu giảng đường.

Về việc sử dụng bếp than tổ ong, nhà trường cần có các quy định rõ ràng về việc sử dụng than tổ ong đúng cách, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả để giảm đến mức tối đa khí thải độc hại ra môi trường. Đó là yêu cầu người phụ trách căng tin sử dụng loại than đúng tiêu chuẩn, trước khi sử dụng than tổ ong cần để ý nguồn cung cấp than vì bây giờ có những loại than siêu cháy khi đốt cháy sẽ tạo ra một lượng lớn khí độc hơn cả loại than tổ ong bình thường. Đặt bếp than ở nơi thoáng khí và giữ khoảng cách nhất định với con người (nhất là sinh viên), sử dụng càng ít càng tốt. Trong quá trình đốt than sử dụng triệt để, trong quá trình đun nấu tránh tiếp xúc thời gian quá dài với than tổ ong. Và dập tắt than ngay sau khi nấu xong. Xỉ than sau khi sử dụng cần được dọn dẹp sạch để tránh gây ô nhiễm. Hoặc một cách xử lí khá đơn giảm dễ áp dụng là có thể khử độc cho bếp than tổ ong bằng cách đặt vỏ bưởi, bòng khô lên bề mặt cháy của than. Tinh dầu từ vỏ bưởi có tác dụng làm giảm bớt độc hại của than tổ ong.

Cũng có thể nâng cao hiệu suất sử dụng than bằng cách sử dụng bếp than mới, hiện đại hơn thay thế cho các loại bếp cũ kĩ đã sử dụng lâu ngày nhằm đảm bảo tăng hiệu quả trong quá trình đốt than (giảm thiểu khí CO).

Mặt khác, cần khuyến khích thay thế sử dụng than bằng các loại nhiên liệu khác ít gây ô nhiễm hơn. Chẳng hạn sử dụng các loại than không khói, ít thải ra khí độc được sản xuất ở những cơ sở uy tín (như than Hoàng Thương, than sạch oxi...). Đó là các loại than tổ ong sạch tuy có giá thành hơi đắt hơn một chút (hiện trên thị trường giá các loại than sạch là từ 3,5 – 5 nghìn đồng/viên, đắt hơn than tổ ong truyền thống với giá xấp xỉ 3

nghìn đồng/viên là khoảng 40%) nhưng là loại than với đặc điểm khác biệt vượt trội với các loại than thông thường. Đó là giảm thiểu tối đa lên tới 90% các loại khí độc, an toàn với sức khỏe, thân thiện với môi trường, cùng thời gian cháy từ 3-5 tiếng như than thông thường nhưng lượng khí thải độc hại sản sinh ra trong quá trình đốt của than sạch oxi là thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, lượng khí thải CO, SO2, NO2 lần lượt là 0,98 mg/m3, 0,047 mg/m3, 0,044mg/m3 trong khi với than thường, lượng khí thải trên lên tới trên 3 mg/m3,

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát và đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí trong trường đh KTQD đề xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lí các nguôn ô nhiễm đó (Trang 39)