Chương III: ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát và đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí trong trường đh KTQD đề xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lí các nguôn ô nhiễm đó (Trang 32)

KHÍ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

I.Máy điều hòa 1.Ưu điểm

Nhà trường đã lắp đặt 200 máy trong khu vực giảng đường và 52 máy trong khu vực kí túc xá sử dụng để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và làm việc của giảng viên, sinh viên và nhân viên nhà trường. Có nhân viên trực và phụ trách cơ sở vật chất

giảng đường thường xuyên kiểm tra và sửa chữa khi cần thiết ở khu vực giảng đường.Tại các phòng làm việc, máy điều hòa được giao cho các phòng sử dụng, bảo quản.

2.Nhược điểm

Do sử dụng cơ chế điều hòa cưỡng bức thông qua khí và thiết bị làm lạnh nên cũng có ảnh hưởng tới sức khỏe của người trong phòng: Do điều hòa làm giảm độ ẩm phòng hút độ ẩm từ da tóc làm da và tóc khô ráp trở nên nhanh lão hóa, mắt khô mờ và dễ mệt mỏi; sử dụng điều hòa phòng kín với số lượng người lớn, lượng khí lưu thông hạn chế dễ gây khó thở, làm tăng khả năng lây bệnh truyền nhiễm qua không khí.

Tuy nhiên, việc sử dụng máy điều hòa cũng chưa thật sự được sử dụng hiệu quả và được bảo quản hợp lí. Ở dãy nhà C, máy điều hòa được sử dụng nhiều và trong các phòng thường kín kết hợp với không gian nhiều máy vi tính, dây điện nên để lại mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe giảng viên và học sinh. Ở dãy nhà B, máy điều hòa thường kém chất lượng hơn các dãy nhà khác bên cạnh đó, do ý thức SV chưa tốt nên khi bật điều hòa các bạn thường vẫn mở cửa và đi lại, dẫn đến phía bàn cuối gần điều hòa thì rất lạnh nhưng phía giảng viên và các dãy bàn bên trên thì không có gió mát tới được, lãng phí điện năng. Ở dãy nhà D, máy điều hòa đặt cạnh cửa kính nên khi ánh nắng chiếu trực tiếp có thể có tác dụng nhiệt và cũng gây lãng phí điện năng.

Tình trạng về ô nhiễm không khí do máy điều hòa gây ra trong trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đôi khi đã gây khó chịu cho sinh viên, giảng viên, gây trở ngại cho quá trình học tập, giảng dạy. Cần sử dụng hiệu quả, tiết kiệm hơn khi thông qua việc dám sát quá trình sử dụng máy điều hòa tại khu vực giảng đường nhất là B và C. Mức độ ô nhiễm không khí do sử dụng máy điều hoà gây nên chưa được đánh giá, những vẫn cho thấy rõ rang là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là sinh viên.

II.Phương tiện giao thông 1.Ưu điểm

Trung bình mỗi ngày Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có gần 8000 lượt xe ra vào khá nhộn nhịp và đông đúc. Nhà trường có tất cả năm nhà trông xe để xắp xếp lượng

xe đi lại trong trường. Bốn nhà xe chỉ trông xe ban ngày có rất nhiều cây, để bảo vệ phương tiện đi lại và giảm lượng bụi từ nhà xe bay và lớp học hay phòng ktx. Còn một nhà xe trông xe qua đêm thì có mái che và xe được sắp xếp gọn gàng.Ngoài ra còn có các hệ thống bảo vệ, người trông giữ xe,quản lý xe khiến cho vấn đề giao thông một phần nào được giải quyết nhẹ nhàng hơn. Các phòng học tại các giảng đường B, C, D, B2 khi đóng cửa thì có thể đảm bảo tránh được ít nhiều ảnh hưởng từ tiếng ồn do việc đi lại của các phương tiện.

2.Nhược điểm

Những giờ cao điểm thì vẫn có thể dẫn đến tắc đường tạo nồng độ bụi cao vượt 7, 10 lần tiêu chuẩn cho phép gây nên sẽ gây ra ô nhiễm không khí xung quanh. Gây ảnh hưởng tới những người tham gia giao thông và những người không tham gia giao thông. Tiếng ồn do các động cơ xe gắn máy phát ra vào khoảng 60DB – 80 DB , khi tiếng ồn đến ngưỡng này chứng tỏ có hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn (cường độ âm thanh cho phép tại gần những nơi như trường học là <55DB từ 6h đến 21h và <45DB từ 21h đến 6h).

Việc đi lại là thiết yếu cho nên cần phải đầu tư thêm các biện pháp cụ thể hơn để giảm lượng ô nhiễm không khí và cả ô nhiễm tiếng ồn từ các phương tiện.

Vì lượng ô nhiễm cũng đã khá nhiều (vượt mức 7- 10 lần với hiện tượng ô nhiễm bụi , 60-80 DB với hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn) và vẫn đang còn trong mức chịu đựng của mọi người nhưng cũng chính vì lượng ô nhiễm này đã gây ra hiểu quả nghiêm trọng khác là ảnh hưởng đến quá trình học tập và giảng dạy của giảng viên và sinh viên nên cần các biện pháp giảm thiểu, không để vượt quá mức chịu đựng.

III.Đốt than tổ ong và sử dụng gas đun nấu 1.Ưu điểm

Than tổ ong được sử dụng ở các canteen, nhà ăn. Với đặc điểm là giá thành rẻ, nhiệt tỏa ra cao và lâu nên thường được các canteen, nhà ăn sử dụng. Than tổ ong có giá thành rẻ nên sẽ tiết kiệm và tiện sử dụng, vứt bỏ hơn các loại chất đốt khác. Các địa điểm sử dụng tah tổ ong thường cách khá xa so với giảng đường và khu học tập nên có ít ảnh

hưởng đến quá trình học tập và giảng dạy. Còn gas được sử dụng chủ yếu ở nhà ăn với số lượng lớn phục vụ cho quá trình đun nấu.

2.Nhược điểm

Tuy nhiên, việc đốt than tổ ong đã tạo không ít khí độc (SO2 , CO2 , NOx ) các khí này vô hình trung ảnh hưởng tới những người sống ở kí túc xá và những người gần đó. Ngoài ra việc đốt than tổ ong còn tạo ra khói, bụi làm xấu đi quang cảnh xung quanh. Trong quá trình sử dụng, luôn có sự dò gỉ gas nhất định ra môi trường gây hại trực tiếp tới sức khỏe những người làm bếp và có ảnh hưởng tới những người xung quanh nếu lượng gas dò gỉ lớn

Sử dụng than tổ ong và gas trong đun nấu có ít ảnh hưởng tới sinh viên, giảng viên nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới nhân viên phục vụ của trung tâm quản lí đào tạo, nên việc ảnh hưởng tới sức khỏe nhân viên về lâu dài là không thể tránh khỏi.

IV.Nhà vệ sinh 1.Ưu điểm

Số lượng nhà vệ sinh khá hợp lí trong cả khu vực giảng đường và khu vực ktx phục vụ giảng viên, sinh viên và nhân viên nhà trường.Các khu nhà vệ sinh đều được bố trí nhân viên quét dọn và vệ sinh thường xuyên. Có hệ thổng nước xả mỗi khi đi vệ sinh đảm bảo cho việc khử sơ qua mùi.

2.Nhược điểm

Tuy nhiên quá trình khử mùi vẫn thường xuyên được bỏ qua.Mùi của nhà vệ sinh tại các giảng đường B, C, và kí túc xá đôi khi đã gây ảnh hưởng tới quá trình học tập, giảng dạy nhất là các phòng học gần nhà vệ sinh.Tại giảng đường B nhất khi vào ngày đầu hè, giảng đường C thường xuyên phải đóng kín cửa và khu kí túc xá có khu nhà vệ sinh công cộng có hư hỏng chưa được sửa chữa và cũng gây mùi.Đôi khi mùi tại nhà vệ

sinh ở giảng đường bay vào lớp gây ra cảm giác đau đầu, buồn nôn. Ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người.

Tình trạng mùi phát ra từ các nhà vệ sinh cũng là tình trạng đáng nói về không khí trong trường đại học Kinh tế Quốc dân không còn được trong lành cần giải quyết nhanh chóng và có thể đây giải quyết hơn cả khi dọn dẹp thường xuyên và nâng cao ý thức người sử dụng.

V.Công trình xây dựng

1.Ưu đim

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang trong quá trình hoàn thiện khu giảng đường mới, mọi việc thi công đang dần tiến về những bước cuối cùng. Trong quá trình thi công đã có ngăn cách giữa công trình thi công và khu giảng đường để có thể làm việc hiệu quả nhất và không ảnh hưởng tới quá trình học tập trong trường.Vì công việc thường xuyên bị dán đoạn nên chỉ những ngày làm việc mới gây ảnh hưởng nhiều tới khu vực giảng đường quanh xung quanh.

2.Nhược điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi công trình hoạt động, tiếng ồn phát ra bởi máy móc công trình, máy khoan bê tông vào khoảng 90 – 100 Db gây ra hiện tượng ô nhiễm nặng ảnh hưởng tới khu vực giảng đường E, D, D2 và thư viện .Tuy đã có sự che chắn, ngăn cách nhưng công trình được thực hiên trên cao bụi có thể khuếch tán xa hơn, rộng hơn nên sẽ góp làm ô nhiễm bụi và quang cảnh cũng vì thế mà xấu đi.

VI.Đánh giá chung

Như đánh giá ở trên, mỗi nguồn gây ô nhiễm không khí có mức độ ảnh hưởng khác nhau : có nguồn gây ảnh hưởng nhiều, có nguồn thì gây ảnh hưởng không đáng kể.

Trong các nguồn chính gây ra ô nhiễm bụi, thì các phương tiện giao thông gây ra ô nhiễm bụi nặng nề nhất vì với lượng xe lưu thông trong một ngày tương đối lớn nên lượng bụi thải ra cũng nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và nếu tiếp xúc nhiều có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp. Nguồn gây ra ô nhiễm bụi lớn thứ 2 phải kể đến là bụi do các công trình xây dựng. Tuy nhiên công trình không hoạt động thường xuyên và cũng được ngăn cách với khu vực học tập nên mức độ ảnh hưởng cũng nhỏ hơn. Mặc dù vậy, công trình xây dựng càng lên cao thì độ phát tán bụi càng lớn lên những khu vực giảng đường ở gần đó cũng bị ảnh hưởng. Nguồn gây ra ô nhiễm bụi cuối cùng là bếp than tổ ong. Lượng than tổ ong sử dụng trong trường cũng tương đối lớn nhưng vì diện tích trường khá rộng, quy mô phát tán bụi của than tổ ong nhỏ không gây ảnh hưởng nặng nề như 2 nguồn trên.

Đối với dạng ô nhiễm khí độc thì theo số liệu đã đưa ra ở chương 2, phương tiện giao thông cũng là nguồn gây ô nhiễm đi đầu trong việc thải ra các loại khí như CO, NOx, SO2,… Tần suất thải ra các khí độc này lại tương đối thường xuyên với độ phát thải lớn do trong trường luôn có các lượt xe đi lại nên mức độ ảnh hưởng là lớn nhất. Nguồn cũng góp phần gây ra loại ô nhiễm này là hoạt động đun nấu bằng than tổ ong, tuy nhiên tương tự như gây ra ô nhiễm bụi thì quy mô ảnh hưởng của đốt than tổ ong không lớn và không thải ra thường xuyên như phương tiện giao thông.

Tiếp theo là các nguồn thải ra các loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính ( ô nhiễm nhiệt ). Trong những nguồn trên, thì phương tiện giao thông có lượng khí thải ra nhiều nhất, nhưng nguồn thải ra các loại khí có mức độ tác động lớn hơn lại là máy điều hòa do khí lạnh từ máy điều hòa thải ra là R22, R410A có hệ số phát thải lớn gấp nhiều lần so với CO2 ( phần 2.1 chương II ). Tuy nhiên máy điều hòa lại không được sử dụng thường xuyên ( thường thải ra nhiều vào mùi nóng, ít vào mùa lạnh ) như các phương tiện giao thông nên tần suất tác động cũng không phải là thường xuyên.

Đối với nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn, công trường gây ra mức ô nhiễm lớn nhưng chỉ ảnh hưởng đến khu dân cư, các giảng đường gần đó (E, V, D2) và thư viện còn

khu giảng đường ở xa thì hầu như không bị ảnh hưởng gì. Nhưng nguồn là phương tiện giao thông thì khác, hầu hết các khu giảng đường đều bị chịu ảnh hưởng và ảnh hưởng cũng là thường xuyên không như công trường xây dựng tần suất chịu ảnh hưởng là không thường xuyên.

Còn với ô nhiễm mùi, nhà vệ sinh là nguồn gây ra ô nhiễm nhiều nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, giảng dạy, sức khỏe của sinh viên, giảng viên.

Qua tất cả những phân tích, đánh giá trên thì nguồn gây ra ô nhiễm nhiều nhất là phương tiện giao thông, nguồn gây ô nhiễm cũng tương đối nhiều nhưng không thường xuyên là công trình xây dựng. Những nguồn còn lại cũng gây ảnh hưởng ít nhiều nhưng ở mỗi dạng ô nhiễm lại có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Và đối tượng bị chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những nguồn ô nhiễm này không ai khác chính là sinh viên chúng ta.

Một phần của tài liệu Điều tra, khảo sát và đánh giá các nguồn gây ô nhiễm không khí trong trường đh KTQD đề xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lí các nguôn ô nhiễm đó (Trang 32)