Cách tính lương và hình thức trả lương tại Công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Sambo Ise (Trang 49)

 a. Cách tính lương và hình thức trả lương theo thời gian đối với công nhân sản xuất tại Công ty (xem Phụ lục 2.1)

Tại phân xưởng sản xuất, kế toán tiền lương áp dụng hình thức tiền lương thời gian theo công thức sau:

*Tiền lương công nhân thực lãnh:

Trong đó:

 Mỗi ngày công nhân làm việc 8 giờ, nếu có làm tăng ca thì mỗi giờ sẽ được tính thành 1.5 giờ.

 Tùy thuộc vào tay nghề của từng người và thời gian làm việc ở công ty mà mỗi người mỗi đơn giá khác nhau. Người ngồi may khác, thợ phụ khác và điều quan trọng là tùy thuộc vào cảm tính của chuyền trưởng. Trong công ty không có thang bảng lương cũng không có hệ số thâm niên, công ty không tính lương căn cứ vào bằng cấp hay thâm niên của công nhân viên.

 Mỗi công nhân làm đủ 1 năm thì sẽ được nghỉ phép 12 ngày. Nếu ai làm trên 5 năm thì cộng thêm 1 ngày nghỉ.

 4.000 là đơn giá quy định của công ty theo thỏa ước lao động tập thể, chỉ áp dụng đối với những công nhân ngồi may trực tiếp, công nhân ở bộ phận tẩy hàng và bộ phận đóng nút.

Tổng lương (Lương thời gian + Tiền phép năm + Nặng nhọc, độc hại +

Thưởng chuyên cần + Tiền nuôi con =

Lương thời gian = Tổng giờ làm việc * Đơn giá một giờ

Tổng giờ làm việc = Số ngày công * 8 + Số giờ tăng ca * 1.5

= (Tổng lương – Tiền ăn ca – BHXH, BHYT - BHTN)

Đơn giá một giờ

Tiền phép năm = Lương cơ bản 26

Số ngày nghỉ phép năm *

 Trong 1 tháng ai không nghỉ, không đi trễ, về sớm, không bị bảng kiểm điểm nào thì sẽ được thưởng 100.000đ mỗi tháng. Số tiền là bằng nhau cho mỗi người. Mức thưởng không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Mỗi tháng đều như nhau.

 Mỗi công nhân nếu có con dưới 6 tuổi thì sẽ được trợ cấp 20.000đ/tháng/1con theo thỏa ước lao động tập thể.

 Mỗi suất ăn cho công nhân là 7.500đ trong đó công nhân trả 3.000đ còn công ty trả 4.500đ.

 BHXH: 6% trừ lương công nhân, BHYT: 1,5% trừ lương công nhân, công ty tính chung hai khoản này là 7,5%

 BHTN: 1% trừ lương công nhân.

 Mỗi giờ làm việc trong ngày chủ nhật sẽ được tính thành 2 giờ, mỗi giờ tăng ca ngày chủ nhật cũng được tính gấp đôi là 3 giờ.

Tiền nuôi con

Tiền ăn ca

= Số ngày công * 3.000

BHXH, BHYT = Lương căn bản * 7,5%

BHTN = Lương căn bản * 1%

Lương ngoài giờ = (Tổng giờ làm việc* ĐG 1 giờ)+Nặng nhọc, độc hại – Tiền ăn ca Tổng giờ làm việc

=

(Ngày công đôi*8+Số giờ tăng ca CN*1,5)*2+Số giờ tăng ca*1,5+Tăng ca khác*1,5*1,3 Thưởng chuyên cần

VÍ DỤ TÍNH TIỀN LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN SẢN XUẤT NHƯ SAU: NGUYỄN THỊ TÁM TÔ THỊ THU THÚY Mã NV (ID) S0688 S0245 (1) Lương căn bản 1.123.000 1.267.000 (2) Ngày công 16,19 27 (3) Số giờ tăng ca 29 53 (4) Tổng giờ làm việc = (2) * 8 + (3) * 1,5 = 16,19*8 + 29*1,5 = 173 = 27*8 + 53*1,5 = 295,5

(5) Đơn giá một giờ 5.351 6.091

(6) Lương thời gian = (4) * (5) = 173 * 5.351

= 925.723

= 295,5 * 6.091 = 1.799.891 (7) Tiền phép năm = (1) / 26 * Số ngày nghỉ = 1.123.000/26 * 5

= 215.962 0 (8) Nặng nhọc, độc hại = (2) * 4.000 = 16,19 * 4.000 = 64.750 = 27 * 4.000 = 108.000 (9) Thưởng chuyên cần 0 100.000

(10) Tiền nuôi con <= 6 tuổi 20.000 20.000

(11) Tổng lương = (6) +(7) + (8)+(9) + (10) = 925.723+215.962 + 64.750+0+20.000 = 1.226.435 =1.799.891+ 0 + 108.000+100.000 + 20.000 = 2.027.891 (12) Tiền ăn ca = (2) * 3.000 = 17 * 3.000 = 51.000 = 27 * 3.000 = 81.000 (13) BHXH, BHYT = (1) * 7,5% = 1.123.000 * 7,5% = 84.225 =1.267.000*7,5% = 95.025 (14) BHTN = (1) * 1% = 1.123.000 * 1% = 11.230 = 1.267.000*1% = 12.670 (15) Thực lãnh = (11) – (12) – (13) – (14) = 1.226.435-51.000 - 84.225 - 11.230 = 1.079.980 = 2.027.891-81.000 - 95.025 - 12.670 = 1.839.196

 b. Cách tính lương và hình thức trả lương theo thời gian đối với công nhân làm thời vụ tại Công ty (xem Phụ lục 2.2)

*Tiền lương công nhân thực lãnh:

Trong đó:

 Mỗi ngày công nhân làm việc 8 giờ, nếu có làm tăng ca thì mỗi giờ sẽ được tính thành 1.5 giờ.

 4.000 là đơn giá quy định của công ty theo thỏa ước lao động tập thể, chỉ áp dụng đối với những công nhân ngồi may trực tiếp, công nhân ở bộ phận tẩy hàng và bộ phận đóng nút.

 Trong 1 tháng ai không nghỉ, không đi trễ, về sớm, không bị bảng kiểm điểm nào thì sẽ được thưởng 100.000đ mỗi tháng. Số tiền là bằng nhau cho mỗi người. Mức thưởng không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Mỗi tháng đều như nhau.

 Mỗi suất ăn cho công nhân là 7.500đ trong đó công nhân trả 3.000đ còn công ty trả 4.500đ.

Lương thời gian = Tổng giờ làm việc * Đơn giá một giờ

Tổng giờ làm việc = Số ngày công * 8 + Số giờ tăng ca * 1.5

= Lương thời gian + Nặng nhọc, độc hại + Thưởng chuyên cần - Tiền ăn ca

Đơn giá một giờ

Nặng nhọc, độc hại = Số ngày công * 4.000

Thưởng chuyên cần

Tiền ăn ca

VÍ DỤ TÍNH TIỀN LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN THỜI VỤ NHƯ SAU: LƯƠNG THỊ LIỄU VŨ ĐÌNH LĨNH (1) Ngày công 26 27 (2) Số giờ tăng ca 67 59 (3) Tổng giờ làm việc = (1) * 8 + (2) * 1,5 = 26*8+67*1,5 = 308,5 = 27*8 + 59*1,5 = 304,5

(4) Đơn giá một giờ 5.351 5.000

(5) Lương thời gian = (3) * (4) = 308,5 * 5.351

= 1.650.784 = 304,5 * 5.000 = 1.522.500 (6) Nặng nhọc, độc hại = (1) * 4.000 = 26 * 4.000 = 104.000 0 (7) Thưởng chuyên cần 0 100.000 (8) Tiền ăn ca = (1) * 3.000 = 26 * 3.000 = 78.000 = 27 * 3.000 = 81.000 (9) Thực lãnh = (5) + (6) + (7) – (8) = 1.650.784 + 104.000 - 78.000 = 1.676.784 = 1.522.500 + 100.000 – 81.000 = 1.541.500

 c. Cách tính lương và hình thức trả lương theo thời gian tại văn phòng của Công ty

Văn phòng công ty cũng áp dụng hình thức lương theo thời gian cụ thể như sau:

 ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG (xem Phụ lục 2.3)

* Tiền lương nhân viên thực lãnh:

 Trong 1 tháng ai không nghỉ, không đi trễ, về sớm, không bị bảng kiểm điểm nào thì sẽ được thưởng 100.000đ mỗi tháng. Số tiền là bằng nhau cho mỗi người. Mức thưởng không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Mỗi tháng đều như nhau.

 Mỗi nhân viên nếu có con dưới 6 tuổi thì sẽ được trợ cấp 20.000đ/tháng/1con theo thỏa ước lao động tập thể.

 Mỗi suất ăn cho nhân viên là 7.500đ trong đó nhân viên trả 3.000đ còn công ty trả 4.500đ.

 BHXH: 6% trừ lương nhân viên, BHYT: 1,5% trừ lương nhân viên, công ty tính chung hai khoản này là 7,5%

 BHTN: 1% trừ lương nhân viên.

= Tổng lương – Tiền ăn ca – BHXH, BHYT - BHTN

Tổng lương = Lương thời gian + Thưởng chuyên cần + Tiền nuôi con

Lương thời gian = Mức lương 27 *

Ngày công

Thưởng chuyên cần

Tiền nuôi con

Tiền ăn ca = Số ngày công * 3.000

BHTN = Lương căn bản * 1%

VÍ DỤ TÍNH TIỀN LƯƠNG CHO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG NHƯ SAU: NGUYỄN PHẠM SA

CHI

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI Mã NV (ID) OF0016 OF0030

(1) Lương căn bản 1.398.000 1.176.000

(2) Mức lương 2.330.000 1.960.000 (3) Ngày công 27 27

(4) Lương thời gian = (2) / 27 * (3) = (2.330.000/27) * 27 = 2.330.000

= (1.960.000/27) * 27 = 1.960.000

(5) Thưởng chuyên cần 100.000 100.000 (6) Tiền nuôi con <= 6 tuổi 20.000 0

(7) Tổng lương = (4) + (5) + (6) = 2.330.000 +100.000 + 20.000 = 2.450.000 = 1.960.000+100.000 = 2.060.000 (8) Tiền ăn ca = (3) * 3.000 = 27 * 3.000 = 81.000 = 27 * 3.000 = 81.000 (9) BHXH, BHYT = (1) * 7,5% = 1.398.000 * 7,5% = 104.850 =1.176.000 * 7,5% = 88.200 (10) BHTN = (1) * 1% = 1.398.000 * 1% = 13.980 = 1.176.000 * 1% = 11.760 (11) Thực lãnh = (7) – (8) – (9) – (10) = 2.450.000 - 81.000 - 104.850 - 13.980 = 2.250.170 = 2.060.000 - 81.000 - 88.200 - 11.760 = 1.879.040

 ĐỐI VỚI LÃNH ĐẠO CÔNG TY (xem Phụ lục 2.4)

* Tiền lương thực lãnh được tính như sau:

 Trong 1 tháng ai không nghỉ, không đi trễ, về sớm, không bị bảng kiểm điểm nào thì sẽ được thưởng 100.000đ mỗi tháng. Số tiền là bằng nhau cho mỗi người. Mức thưởng không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Mỗi tháng đều như nhau.

 Nếu có con dưới 6 tuổi thì sẽ được trợ cấp 20.000đ/tháng/1con theo thỏa ước lao động tập thể.

 Mỗi suất ăn cho nhân viên là 7.500đ trong đó nhân viên trả 3.000đ còn công ty trả 4.500đ.

 BHXH: 6% trừ lương nhân viên, BHYT: 1,5% trừ lương nhân viên, công ty tính chung hai khoản này là 7,5%

 BHTN: 1% trừ lương nhân viên.

= Tổng lương – Tiền ăn ca – BHXH, BHYT - BHTN

Tổng lương = Lương thời gian + Thưởng chuyên cần + Tiền nuôi con Lương thời gian

Tiền nuôi con

Tiền ăn ca = Số ngày công * 3.000

BHTN = Mức lương căn bản * 1%

BHXH, BHYT = Mức lương căn bản * 7,5% Thưởng chuyên cần

VÍ DỤ TÍNH TIỀN LƯƠNG CHO LÃNH ĐẠO CÔNG TY NHƯ SAU:

LIM WON SHIK MAI NGỌC NI NA Mã NV (ID) MG0001 OF0010

(1) Lương 8.300.000 3.700.000

(2) Ngày công 27

(3) Mức lương căn bản 2.220.000

(4) Lương thời gian 8.300.000 3.700.000

(5) Thưởng chuyên cần 100.000

(6) Tiền nuôi con <= 6 tuổi 20.000

(7) Tổng lương = (4) + (5) + (6) 8.300.000 = 3.700.000+100.000 + 20.000 = 3.820.000 (8) Tiền ăn ca = (2) * 3.000 0 = 27 * 3.000 = 81.000 (9) BHXH, BHYT = (3) * 7,5% 0 = 2.220.000 * 7,5% = 166.500 (10) BHTN = (3) * 1% 0 = 2.220.000 * 1% = 22.200 (11) Thực lãnh = (7) – (8) – (9) – (10) 8.300.000 = 3.820.000 - 81.000 - 166.500 - 22.200 = 3.550.300

2.2.2.4 Kế toán tiền lương

 a. Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên

+ Bên nợ: Tiền lương đã trả cho cán bộ công nhân viên. + Bên có: Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên. - Các tài khoản liên quan:

+ 622: Chi phí nhân công trực tiếp. + 6421: Chi phí nhân viên quản lý. + 1111: Tiền mặt.

 b. Chứng từ, sổ sách sử dụng - Bảng chấm công.

- Thẻ bấm giờ. - Bảng xếp loại. - Phiếu chi lương.

- Bảng thanh toán lương. - Bảng tổng hợp lương. - Bảng kê lương. - Chứng từ ghi sổ. - Sổ cái.

* Bảng chấm công: Bảng theo dõi ngày công làm việc của người lao động.

* Thẻ bấm giờ: Mỗi khi công nhân đến làm việc thì trình thẻ của mình cho người kiểm tra, họ sẽ bấm thẻ và giữ thẻ.

* Bảng xếp loại: Cuối tháng, các bộ phận, phòng ban, tổ sản xuất họp để đánh giá xếp

loại các thành viên trong tổ, riêng các trưởng phòng của các bộ phận quản lý thì do Ban Giám đốc xếp loại. Sau khi đánh giá xếp loại xong sẽ chuyển cho phòng tổ chức hành chính kiểm tra, xem xét, sau đó chuyển cho kế toán tiền lương.

* Bảng thanh toán lương: Do kế toán tiền lương lập. Cuối tháng, kế toán tiền lương tập hợp tất cả các chứng từ có liên quan như ở trên để tiến hành tính lương cho người lao động, sau đó lập bảng thanh toán lương rồi chuyển cho kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Bảng này được lưu lại tại phòng kế toán, mỗi lần nhận lương mỗi người phải trực tiếp ký vào cột ký nhận hoặc người nhận hộ phải ký thay.

* Bảng tổng hợp lương: Sau khi kế toán lập bảng thanh toán lương của từng bộ phận,

phòng ban và các tổ sản xuất. Kế toán sẽ lập bảng tổng hợp lương của tất cả các bộ phận, để làm căn cứ hạch toán chi phí.

* Phiếu chi lương: Phiếu này được lập sau khi kế toán tiền lương chuyển bảng thanh

toán tiền lương và bảng tổng hợp lương cho thủ quỹ. Phiếu chi được lập thành 3 liên, liên 1 chuyển cho kế toán thanh toán lưu trữ, đối chiếu, 1 liên chuyển cho kế toán tổng hợp làm căn cứ vào sổ cái, lập báo cáo tài chính, 1 liên thủ quỹ giữ lại để cuối ngày vào sổ quỹ.

* Bảng kê lương: Đây là loại bảng kê dùng để ghi chi tiết các sự việc diễn ra đã ghi

trên sổ chi tiết tiền lương nhằm phục vụ yêu cầu của công tác kiểm tra và phân tích trong công tác tính lương.

* Chứng từ ghi sổ: là loại chứng từ dùng để tập hợp số liệu của chứng từ gốc theo từng loại sự việc, ghi rõ nội dung vào sổ của từng sự việc ấy (Ghi nợ của tài khoản nào, đối ứng bên có của những tài khoản nào, và ngược lại). Là căn cứ để vào sổ cái và báo cáo tài chính vào cuối kỳ.

 c. Quy trình tính và chi lương tại công ty * Sơ đồ quy trình:

* Giải thích quy trình:

Cuối tháng, các chuyền trưởng sẽ chuyển “Bảng chấm công” lên Phòng kế toán. Kế toán tiền lương lấy đó làm căn cứ lập “Bảng thanh toán lương” rồi chuyển cả bộ chứng từ sang cho Kế toán trưởng kiểm tra ký duyệt. Kế toán trưởng xem xét, ký duyệt xong chuyển lại “Bảng chấm công” cho Kế toán tiền lương lưu tại bộ phận, chuyển “Bảng thanh toán lương” qua cho Kế toán thanh toán.

Kế toán thanh toán lập Phiếu chi thành 3 liên rồi chuyển lại cho Kế toán trưởng xem xét, ký duyệt. 3 liên Phiếu chi sau khi được ký duyệt sẽ chuyển hết qua cho Thủ quỹ.

Thủ quỹ tiến hành chi tiền và ghi vào Sổ quỹ. 3 liên Phiếu chi được luân chuyển như sau:

+ 1 liên Thủ quỹ lưu lại.

+ 1 liên chuyển lại cho Kế toán tiền lương.

+ 1 liên cùng với Bảng thanh toán lương được chuyển qua cho Kế toán thanh toán.

Kế toán thanh toán nhận được bộ chứng từ này sẽ tiến hành nhập dữ liệu vào Sổ chi tiết tiền mặt rồi chuyển tất cả bộ chứng từ qua cho Kế toán tổng hợp.

Kế toán tổng hợp nhận sẽ lấy bộ chứng từ này làm căn cứ ghi vào Chứng từ ghi sổ, Sổ cái các tài khoản 111, 334. Kết thúc quy trình, chứng từ được lưu lại tại đây.

* Hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh:

1. Căn cứ Phiếu chi PC0937 ngày 10 tháng 12 năm 2010, chi lương tháng 11 năm 2010 số tiền 713.411.598 đồng. (xem Phụ lục 2.5)

Nợ 334 713.411.598

Có 1111 713.411.598

2. Căn cứ Phiếu chi PC0938 ngày 10 tháng 12 năm 2010, chi lương ngoài giờ tháng 11 năm 2010 số tiền 83.886.878 đồng. (xem Phụ lục 2.6)

Nợ 334 83.886.878

Có 1111 83.886.878

3. Căn cứ Phiếu chi PC0939 ngày 10 tháng 12 năm 2010, chi lương thời vụ tháng 11 năm 2010 số tiền 13.337.156 đồng. (xem Phụ lục 2.7)

Nợ 334 13.337.156

Có 1111 13.337.156

4. Căn cứ Phiếu thu PT198 ngày 10 tháng 12 năm 2010, thu BHXH tháng 11 năm 2010 số tiền 42.219.560 đồng. (xem Phụ lục 2.8)

Nợ 1111 42.219.560

Có 334 42.219.560

5. Căn cứ Phiếu thu PT199 ngày 10 tháng 12 năm 2010, thu ăn ca tháng 11 năm 2010 số tiền 32.562.000 đồng. (xem Phụ lục 2.9)

Nợ 1111 32.562.000

Có 334 32.562.000

6. Căn cứ chứng từ 0049 ngày 10 tháng 12 năm 2010, ăn trưa tháng 11 năm 2010 số tiền 81.277.500 đồng. (xem Phụ lục 2.10)

Nợ 334 81.277.500

Có 1121 81.277.500

7. Căn cứ chứng từ TL-12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, tiền lương phải trả tháng 12 cho nhân viên văn phòng số tiền 94.256.250 đồng. (xem Phụ lục 2.11)

Nợ 6421 94.256.250

Có 334 94.256.250

8. Căn cứ chứng từ TL-12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, tiền lương phải trả tháng 12 cho công nhân sản xuất số tiền 692.194.870 đồng. (xem Phụ lục 2.12)

Nợ 622 692.194.870

9. Căn cứ chứng từ TC-12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, tiền lương tăng ca phải trả tháng 12 năm 2010 số tiền 89.399.206 đồng. (xem Phụ lục 2.13)

Nợ 622 89.399.206

Có 334 89.399.206

10. Căn cứ chứng từ TV-12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, tiền lương phải trả tháng 12 cho công nhân thời vụ số tiền 14.494.226 đồng. (xem Phụ lục 2.14)

Nợ 622 14.494.226

Có 334 14.494.226

11. Căn cứ chứng từ TH-BH ngày 31 tháng 12 năm 2010, BHXH phải thu 8,5% trong tháng 12 năm 2010 số tiền 42.824.690 đồng. (xem Phụ lục 2.15)

Nợ 334 42.824.690

Có 3383 42.824.690

12. Căn cứ chứng từ AC-12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, tiền ăn ca trưa phải trả trong tháng 12 cho nhân viên văn phòng số tiền 3.558.000 đồng.

Nợ 6421 3.558.000

Có 334 3.558.000

13. Căn cứ chứng từ AC-12 ngày 31 tháng 12 năm 2010, tiền ăn ca trưa phải trả trong tháng 12 cho công nhân sản xuất số tiền 49.986.000 đồng.

Nợ 622 49.986.000

Có 334 49.986.000

* Mẫu Chứng từ ghi sổ: xem Phụ lục 2.16 * Mẫu Sổ Cái: xem Phụ lục 2.17

2.2.2.5 Kế toán các khoản trích theo lương

Hàng tháng căn cứ vào mức lương cơ bản, tiền lương thực tế và hệ số lương của từng người, kế toán tiền lương sẽ trích 22% tiền lương căn bản cho chế độ BHXH, 4,5% tiền lương căn bản cho BHYT, 2% tiền lương căn bản cho BHTN, 2% tiền lương thực tế cho KPCĐ. Cụ thể với mức trích như sau:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Sambo Ise (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)