Sơ đồ 2.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng kế toán:
Kế toán trưởng:
Là người tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các công việc kế toán, tham mưu cho Giám đốc về các chính sách tài chính kế toán của công ty. Ký duyệt các tài liệu kế toán, báo cáo và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty và cơ quan nhà nước về số liệu kế toán của công ty.
Giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ kế toán, thuyết minh các số liệu cho giám đốc hay cơ quan chức năng khi có yêu cầu, tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các cơ chế, thể lệ tổ chức kế toán do nhà nước quy định. Đồng thời là người lập các quyết toán thuế của công ty.
Kế toán tổng hợp:
Thực hiện việc tổng hợp số liệu kế toán, vào sổ tổng hợp, lập các báo cáo kế toán, đồng thời làm công tác kế toán tài sản cố định.
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán, Kế toán vật tư
Kế toán tiền lương
Kế toán tổng hợp
Định kỳ hàng tháng (quý) kế toán tổng hợp nhận các chứng từ, sổ chi tiết rồi tiến hành kiểm tra và tổng hợp lên các sổ tổng hợp, lập các báo cáo, bảng kê theo yêu cầu của ban quản lý, cuối kỳ tiến hành lập báo cáo tài chính.
Theo dõi, quản lý tài sản cố định của công ty, lập và phân bổ khấu hao của từng tài sản theo quy định. Báo cáo, kiến nghị với ban quản lý về sự thay đổi tài sản cố định của công ty. Đồng thời thực hiện các công việc theo yêu cầu của Kế toán trưởng và Giám đốc.
Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt ra vào quỹ của công ty, căn cứ vào các chứng từ thu chi và các chứng từ liên quan để theo dõi quỹ tiền mặt, đến cuối ngày hoặc khi có yêu cầu thì lập báo cáo quỹ. Đồng thời là người làm việc trong phòng kinh doanh của công ty.
Kế toán thanh toán kiêm Kế toán vật tư:
Theo dõi các khoản công nợ, phải thu, phải trả của công ty, có trách nhiệm mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng. Lập các phiếu thu – chi thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên trong công ty … căn cứ vào các chứng từ có liên quan lên các sổ kế toán chi tiết phải thu, phải trả. Lập các báo cáo theo yêu cầu của ban quản lý.
Ghi chép và phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Báo cáo kịp thời để có kế hoạch cung ứng vật tư.
Kế toán tiền lương:
Dựa vào các bảng chấm công và các chứng từ kèm theo từ phân xưởng và các bộ phận chuyển lên tiến hành lập bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương theo yêu cầu của Kế toán trưởng và Ban giám đốc.