a. Phân tích chung về lao động tại Công ty
Là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và gia công các loại sản phẩm may mặc, tuy có áp dụng dây chuyền sản xuất nhưng làm việc chủ yếu vẫn dựa vào lao động thủ công. Vì vậy cần một lượng lớn người lao động làm việc tại công ty. Công ty có khoảng 481 lao động làm việc tại công ty năm 2010 và có thể phân thành các loại lao động như sau:
- Dựa vào chức năng, nhiệm vụ:
+ Lao động gián tiếp: Gồm nhân viên làm việc tại văn phòng: 33 người.
+ Lao động trực tiếp: Bao gồm toàn bộ lao động làm việc tại phân xưởng sản xuất: 448 người.
- Dựa vào hợp đồng lao động:
+ Lao động ký hợp đồng dài hạn: gồm 446 người. Trong đó: phân xưởng: 413 người, văn phòng: 33 người.
+ Lao động thời vụ: 35 người đều thuộc phân xưởng sản xuất.
b. Phân tích sự biến động về số lượng lao động tại Công ty qua các năm (xem Bảng 2.4)
Năm 2008, số lượng lao động tại công ty là 570 người. Trong đó: nhân viên văn phòng: 34 người, phân xưởng 536 người.
Năm 2009, số lượng lao động tại công ty là 589 người, tăng lên rất ít so với năm 2008, chỉ 19 người, chiếm 3,33%. Nguyên nhân là do công ty tiết kiệm chi phí. Trong đó nhân viên văn phòng: 36 người, công nhân phân xưởng: 553 người.
Năm 2010, số lượng lao động tại doanh nghiệp giảm mạnh. Cụ thể:
+ Tại văn phòng, lượng công nhân viên giảm 3 người, tương ứng giảm 8,33% so với năm 2009. Nguyên nhân là do công ty muốn gọn nhẹ bộ máy quản lý.
+ Tại phân xưởng, lượng lao động giảm 105 người, tương ứng giảm 18,99% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc giảm lượng lao động này là do có một số người hết hạn hợp đồng, vi phạm quy định của công ty nên bị đuổi việc.
c. Phân tích sự biến động về số lượng lao động tại Công ty theo giới tính (xem Bảng 2.5)
Năm 2010 tổng số lượng lao động tại doanh nghiệp là 481 người, trong đó tổng số lao động nam là 52 người, tổng số lao động nữ là 429 người. Cụ thể:
+ Tại văn phòng: Lao động nam: 9 người, chiếm 27,27%, lao động nữ là 24 người, chiếm 72,73%.
+ Tại phân xưởng: Lao động nam: 43 người, chiếm 9,6%, lao động nữ là 405 người, chiếm 90,4%.
Bảng 2.4: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SAMBO ISE
ĐVT: Người
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL 2009/2008 CL 2010/2009
BỘ PHẬN
Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giá trị % Giá trị %
Văn phòng 34 5,96 36 6,11 33 6,86 2 5,88 (3) (8,33)
Phân xưởng 536 94,04 553 93,89 448 93,14 17 3,17 (105) (18,99)
TỔNG CỘNG 570 100 589 100 481 100 19 3,33 (108) (18,34)
Bảng 2.5: TỔNG SỐ LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH NĂM 2010 ĐVT: Người TỔNG CỘNG KẾT CẤU (%) CHỈ TIÊU NAM NỮ Số lượng Tỷ trọng Nam Nữ Văn phòng 9 24 33 6.86 27.27 72.73 Phân xưởng 43 405 448 93.14 9.60 90.40 TỔNG CỘNG 52 429 481 100 10.81 89.19
Bảng 2.6: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH NĂM 2010 ĐVT: Người KẾT CẤU (%) BỘ PHẬN NAM NỮ TỔNG CỘNG Nam Nữ Lãnh đạo 3 3 6 50 50 Văn phòng 6 21 27 22.22 77.78 Chuyền 1 0 36 36 - 100 Chuyền 2 0 31 31 - 100 Chuyền 3 0 32 32 - 100 Chuyền 4 0 31 31 - 100 Chuyền 5 0 37 37 - 100 Chuyền 6 0 32 32 - 100 Chuyền 7 0 33 33 - 100 Chuyền 8 0 31 31 - 100 Tổ cắt 9 21 30 30 70 KCS (Kiểm hàng) 0 32 32 - 100 Cắt chỉ, đóng nút, tẩy hàng 1 41 42 2.38 97.62 Ủi 21 3 24 87.50 12.50 Xếp áo, đóng thùng 3 30 33 9.09 90.91
Cơ điện, phụ liệu, may mẫu, tạp vụ, bốc vác 9 15 24 37.50 62.50
TỔNG CỘNG 52 429 481 10.81 89.19
Ta thấy, số lượng nam và số lượng nữ có sự chênh lệch nhau khá lớn, do đặc thù của công ty là gia công và sản xuất các loại sản phẩm may mặc nên cần nhiều nhân viên nữ hơn, nhân viên nữ tập trung nhiều nhất ở các chuyền may, còn nhân viên nam hầu như chỉ tập trung ở các bộ phận như cơ điện, phụ liệu, ủi.
d. Hạch toán số lượng và thời gian sử dụng lao động
Số lượng lao động ở công ty thời gian gần đây giảm đáng kể do số công nhân nghỉ việc nhiều mà công ty lại không tuyển thêm lao động.
Công ty đã tiến hành quản lý lao động khá chặt chẽ, không những theo quy định mà còn theo cách riêng của công ty như phân cấp quản lý theo xưởng … Để theo dõi số lượng lao động có mặt, đến đúng giờ hoặc đến trễ, người ta sử dụng các phương pháp như:
- Biện pháp bấm thẻ mỗi khi công nhân đến làm việc thì trình thẻ của mình cho người kiểm tra và giữ thẻ.
- Bảng chấm công: Tại mỗi bộ phận trong doanh nghiệp sẽ sử dụng một bảng chấm công riêng cho bộ phận mình. Người phụ trách bộ phận có trách nhiệm chấm công cho bộ phận mình quản lý và chịu trách nhiệm về bộ phận đó trước Ban Giám đốc.
e. Hạch toán kết quả lao động
Để biết được kết quả lao động, năng suất lao động của cán bộ công nhân viên, công ty thực hiện hạch toán kết quả lao động. Chứng từ để hạch toán kết quả lao động là bảng “Bảng xếp loại”.
Sau khi bình chọn xếp loại xong, cả hai bảng “Bảng chấm công” và “Bảng xếp loại” sẽ nộp lại cho phòng tổ chức hành chính để kiểm tra, xem xét rồi chuyển cho phòng kế toán tài vụ tổng hợp làm căn cứ tính lương, tính thưởng cho người lao động.