Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Sambo Ise (Trang 36)

 a. Khả năng thanh toán hiện hành (xem Bảng 2.2)

Khả năng thanh toán hiện hành là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Qua bảng 2 ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009 giảm 0,16 tương đương 9,36% so với năm 2008, năm 2010 giảm 0,11 tương đương 7,1% so với năm 2009. Mặc dù vậy nhưng tỷ số này của công ty vẫn đảm bảo thanh toán được cho các khoản nợ ngắn hạn.

Khả năng thanh toán hiện hành = Tổng tài sản Nợ ngắn hạn

Bảng 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Giá trị % Giá trị %

Tổng tài sản 13.575.074.112 14.243.122.533 14.019.893.369 668.048.421 4,92 (223.229.164) (1,57) Tiền và các khoản tương đương tiền 35.016.695 11.196.674 121.670.994 (23.820.021) (68,02) 110.474.320 986,67 Tổng tài sản ngắn hạn 1.068.457.566 1.632.946.334 947.284.930 564.488.768 52,83 (685.661.404) (41,99) Tổng tài sản dài hạn 12.506.616.546 12.610.176.199 13.072.608.439 103.559.653 0,83 462.432.240 3,67 Tổng nợ ngắn hạn 7.941.496.986 9.165.075.578 9.711.863.899 1.223.578.592 15,41 546.788.321 5,97 Tổng nợ dài hạn 30.684.982 60.143.603 14.031.599 29.458.621 96 (46.112.004) (76,67) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 202.969.778 38.898.987 30.446.274 (164.070.791) (80,84) (8.452.713) (21,73) Chi phí lãi vay 139.248.764 92.070.173 119.195.489 (47.178.591) (33,88) 27.125.316 29,46

Khả năng thanh toán hiện hành 1,71 1,55 1,44 (0,16) (9,36) (0,11) (7,1)

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,13 0,18 0,10 0,05 38,46 (0,08) (44,44)

Khả năng thanh toán nợ dài hạn 407,58 209,67 931,65 (197,91) (48,56) 721,98 344,34

Khả năng thanh toán lãi vay 1,46 0,42 0,26 (1,04) (71,23) (0,16) (38,1)

 b. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (xem Bảng 2.2)

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, chỉ tiêu này cho biết tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có tại doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.

Qua bảng 2 ta thấy có sự tăng giảm ở các năm, cụ thể năm 2009 tăng 0,05 tương đương 38,46% so với năm 2008, năm 2010 giảm 0,08 tương đương 44,44% so với năm 2009 tuy nhiên chỉ số này của công ty rất thấp, điều này không tốt cho công ty, vì công ty không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn.

 c. Khả năng thanh toán nợ dài hạn (xem Bảng 2.2)

Khả năng thanh toán nợ dài hạn cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc huy động các tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn để trả nợ các khoản nợ vay dài hạn của doanh nghiệp.

Qua bảng 2 ta thấy giá trị của các khoản nợ dài hạn rất nhỏ so với tổng giá trị tài sản dài hạn, do vậy chỉ số này của công ty rất lớn, tuy có sự tăng giảm qua các năm nhưng nói chung khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty là rất tốt.

 d. Khả năng thanh toán lãi vay (xem Bảng 2.2)

Khả năng thanh toán lãi vay là một chỉ số cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi vay như thế nào, mức độ an toàn có thể có đối với nhà cung cấp tín dụng (bên cho vay) đồng thời cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nợ dài hạn = Tổng tài sản dài hạn Nợ dài hạn

Qua bảng 2 ta thấy tỷ số này có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009 giảm 1,04 tương đương 71,23% so với năm 2008, năm 2010 giảm 0,16 tương đương 38,1% so với năm 2009. Năm 2008 chỉ số này của công ty lớn hơn 1 chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi vay nhưng đến năm 2009 và năm 2010 các chỉ số này giảm đột biến xuống rất nhỏ công ty hoặc đã vay nhiều hơn so với khả năng của mình hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay.

 e. Khả năng thanh toán nhanh (xem Bảng 2.2)

Khả năng thanh toán nhanh là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Qua bảng 2 ta thấy chỉ số này của công ty năm 2009 giảm 0,003 tương đương 75% so với năm 2008, năm 2010 tăng 0,012 tương đương 1200% so với năm 2009. Cả 3 năm chỉ số của công ty đều rất nhỏ không đảm bảo khả năng thanh toán ngay tức thì của công ty.

2.1.7.2 Phân tích các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời

 a. Phân tích tỷ suất LN trên DT (ROS) – Return On Sales (xem Bảng 2.3) Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Chi phí lãi vay

Khả năng thanh toán nhanh =

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu và thu nhập

Chỉ tiêu cho ta biết trong kỳ kinh doanh cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập của công ty thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ số này mang giá trị dương thì công ty đang làm ăn có lãi và ngược lại, chỉ số này càng lớn thì lãi càng lớn.

Qua bảng 3 ta thấy chỉ số này của công ty chỉ dương ở năm 2008 đến năm 2009 và năm 2010 chỉ số này giảm dần và bị âm chứng tỏ công ty kinh doanh vẫn chưa tốt, chưa đem lại hiệu quả cao.

 b. Phân tích tỷ suất LN trên tổng TS (ROA) – Return On Assets (xem Bảng 2.3)

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lợi của mỗi đồng tài sản (cứ 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế).

Qua bảng 3 ta thấy chỉ có năm 2008 chỉ số này dương còn sang năm 2009 và 2010 chỉ số này giảm dần và bị âm chứng tỏ công ty vẫn chưa sử dụng tốt tài sản của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa mang lại lợi nhuận.

 c. Phân tích tỷ suất LN trên VCSH (ROE) – Return On Equity (xem Bảng 2.3)

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh (cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận).

Qua bảng 3 ta thấy trong 3 năm qua thì chỉ số này của công ty có xu hướng giảm và bị âm ở 2 năm 2009 và 2010 điều này cho thấy lợi nhuận của công ty bị giảm và bị thua lỗ, công ty vẫn chưa sử dụng tốt vốn chủ để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân

x 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

Bảng 2.3: BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI

2009/2008 2010/2009

Chỉ tiêu Đvt Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị % Giá trị %

Lợi nhuận sau thuế đ 63.721.014 (53.171.186) (88.749.215) (116.892.200) (1,83) (35.578.029) 0,67 Tổng doanh thu và thu nhập đ 24.437.142.523 23.142.985.330 24.224.367.766 (1.294.157.193) (0,05) 1.081.382.436 0,05 Tổng tài sản bình quân đ 13.240.264.901 13.909.098.323 14.131.507.951 668.833.422 0,05 222.409.628 0,02 Vốn chủ sở hữu bình quân đ 6.239.108.205 5.310.397.748 4.655.950.612 (928.710.457) (0,15) (654.447.137) (0,12) Tỷ suất LN/DT (ROS) Lần 0,261 (0,23) (0,359) (0,491) (1,88) (0,129) 0,56 Tỷ suất LN/Tổng TS (ROA) Lần 0,481 (0,382) (0,628) (0,863) (1,79) (0,246) 0,64 Tỷ suất LN/VCSH (ROE) Lần 1,021 (1,001) (1,906) (2,022) (1,98) (0,905) 0,90

2.2 Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sambo ISE TNHH Sambo ISE

2.2.1 Tổ chức công tác kế toán trong Công ty

2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ 2.3: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng kế toán:

Kế toán trưởng:

Là người tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các công việc kế toán, tham mưu cho Giám đốc về các chính sách tài chính kế toán của công ty. Ký duyệt các tài liệu kế toán, báo cáo và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty và cơ quan nhà nước về số liệu kế toán của công ty.

Giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ kế toán, thuyết minh các số liệu cho giám đốc hay cơ quan chức năng khi có yêu cầu, tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các cơ chế, thể lệ tổ chức kế toán do nhà nước quy định. Đồng thời là người lập các quyết toán thuế của công ty.

Kế toán tổng hợp:

Thực hiện việc tổng hợp số liệu kế toán, vào sổ tổng hợp, lập các báo cáo kế toán, đồng thời làm công tác kế toán tài sản cố định.

Kế toán trưởng

Kế toán thanh toán, Kế toán vật tư

Kế toán tiền lương

Kế toán tổng hợp

Định kỳ hàng tháng (quý) kế toán tổng hợp nhận các chứng từ, sổ chi tiết rồi tiến hành kiểm tra và tổng hợp lên các sổ tổng hợp, lập các báo cáo, bảng kê theo yêu cầu của ban quản lý, cuối kỳ tiến hành lập báo cáo tài chính.

Theo dõi, quản lý tài sản cố định của công ty, lập và phân bổ khấu hao của từng tài sản theo quy định. Báo cáo, kiến nghị với ban quản lý về sự thay đổi tài sản cố định của công ty. Đồng thời thực hiện các công việc theo yêu cầu của Kế toán trưởng và Giám đốc.

Thủ quỹ:

Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt ra vào quỹ của công ty, căn cứ vào các chứng từ thu chi và các chứng từ liên quan để theo dõi quỹ tiền mặt, đến cuối ngày hoặc khi có yêu cầu thì lập báo cáo quỹ. Đồng thời là người làm việc trong phòng kinh doanh của công ty.

Kế toán thanh toán kiêm Kế toán vật tư:

Theo dõi các khoản công nợ, phải thu, phải trả của công ty, có trách nhiệm mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng. Lập các phiếu thu – chi thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên trong công ty … căn cứ vào các chứng từ có liên quan lên các sổ kế toán chi tiết phải thu, phải trả. Lập các báo cáo theo yêu cầu của ban quản lý.

Ghi chép và phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Báo cáo kịp thời để có kế hoạch cung ứng vật tư.

Kế toán tiền lương:

Dựa vào các bảng chấm công và các chứng từ kèm theo từ phân xưởng và các bộ phận chuyển lên tiến hành lập bảng tính và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương theo yêu cầu của Kế toán trưởng và Ban giám đốc.

2.2.1.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.4: SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ

Giải thích sơ đồ:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng tiến hành khóa sổ, tính ra tổng số tiền các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng phát sinh Nợ, Tổng phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào sổ cái tiến hành lập Bảng cân đối số phát sinh. Chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Sau khi đối chiếu số liệu khớp đúng và chính xác, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và phải bằng Tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

2.2.2 Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích

theo lương tại Công ty

2.2.2.1 Tình hình chung về quản lý lao động

 a. Phân tích chung về lao động tại Công ty

Là doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất và gia công các loại sản phẩm may mặc, tuy có áp dụng dây chuyền sản xuất nhưng làm việc chủ yếu vẫn dựa vào lao động thủ công. Vì vậy cần một lượng lớn người lao động làm việc tại công ty. Công ty có khoảng 481 lao động làm việc tại công ty năm 2010 và có thể phân thành các loại lao động như sau:

- Dựa vào chức năng, nhiệm vụ:

+ Lao động gián tiếp: Gồm nhân viên làm việc tại văn phòng: 33 người.

+ Lao động trực tiếp: Bao gồm toàn bộ lao động làm việc tại phân xưởng sản xuất: 448 người.

- Dựa vào hợp đồng lao động:

+ Lao động ký hợp đồng dài hạn: gồm 446 người. Trong đó: phân xưởng: 413 người, văn phòng: 33 người.

+ Lao động thời vụ: 35 người đều thuộc phân xưởng sản xuất.

 b. Phân tích sự biến động về số lượng lao động tại Công ty qua các năm (xem Bảng 2.4)

Năm 2008, số lượng lao động tại công ty là 570 người. Trong đó: nhân viên văn phòng: 34 người, phân xưởng 536 người.

Năm 2009, số lượng lao động tại công ty là 589 người, tăng lên rất ít so với năm 2008, chỉ 19 người, chiếm 3,33%. Nguyên nhân là do công ty tiết kiệm chi phí. Trong đó nhân viên văn phòng: 36 người, công nhân phân xưởng: 553 người.

Năm 2010, số lượng lao động tại doanh nghiệp giảm mạnh. Cụ thể:

+ Tại văn phòng, lượng công nhân viên giảm 3 người, tương ứng giảm 8,33% so với năm 2009. Nguyên nhân là do công ty muốn gọn nhẹ bộ máy quản lý.

+ Tại phân xưởng, lượng lao động giảm 105 người, tương ứng giảm 18,99% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc giảm lượng lao động này là do có một số người hết hạn hợp đồng, vi phạm quy định của công ty nên bị đuổi việc.

 c. Phân tích sự biến động về số lượng lao động tại Công ty theo giới tính (xem Bảng 2.5)

Năm 2010 tổng số lượng lao động tại doanh nghiệp là 481 người, trong đó tổng số lao động nam là 52 người, tổng số lao động nữ là 429 người. Cụ thể:

+ Tại văn phòng: Lao động nam: 9 người, chiếm 27,27%, lao động nữ là 24 người, chiếm 72,73%.

+ Tại phân xưởng: Lao động nam: 43 người, chiếm 9,6%, lao động nữ là 405 người, chiếm 90,4%.

Bảng 2.4: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SAMBO ISE

ĐVT: Người

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 CL 2009/2008 CL 2010/2009

BỘ PHẬN

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Giá trị % Giá trị %

Văn phòng 34 5,96 36 6,11 33 6,86 2 5,88 (3) (8,33)

Phân xưởng 536 94,04 553 93,89 448 93,14 17 3,17 (105) (18,99)

TỔNG CỘNG 570 100 589 100 481 100 19 3,33 (108) (18,34)

Bảng 2.5: TỔNG SỐ LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH NĂM 2010 ĐVT: Người TỔNG CỘNG KẾT CẤU (%) CHỈ TIÊU NAM NỮ Số lượng Tỷ trọng Nam Nữ Văn phòng 9 24 33 6.86 27.27 72.73 Phân xưởng 43 405 448 93.14 9.60 90.40 TỔNG CỘNG 52 429 481 100 10.81 89.19

Bảng 2.6: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI TÍNH NĂM 2010 ĐVT: Người KẾT CẤU (%) BỘ PHẬN NAM NỮ TỔNG CỘNG Nam Nữ Lãnh đạo 3 3 6 50 50 Văn phòng 6 21 27 22.22 77.78 Chuyền 1 0 36 36 - 100

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Sambo Ise (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)