5. Kết cấu của luận văn
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên có những chính sách hỗ trợ cho các Chi nhánh trong việc đa dạng hoá các sản phẩm cho vay tiêu dùng sao cho mang tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống về điều kiện cho vay, quy trình thực hiện, mẫu biểu,....Tổ chức chuyển tải ý nghĩa mục đích của chiến lược đến từng cán bộ tín dụng, hoạch định song song chiến lược mở rộng mạng lưới, tiếp thị quảng cáo, tuyển dụng cán bộ phù hợp.
Tiến hành tổ chức theo dõi, đánh giá, phân tích định kỳ các món vay, tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng theo sản phẩm, kỳ hạn vay, theo thời gian nhất định để có đánh giá, phân loại và có kế hoạch thống nhất phát triển cho từng loại sản phẩm trong toàn hệ thống.
Trước xu thế cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, NH TMCP Ngoại thương cần phải có một số giải pháp mang tính thực tế để nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ nói chung và các sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên tổ chức các lớp tập huấn quy trình thực hiện các loại hình cho vay tiêu dùng mới cũng như kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra, các biện pháp phòng chống rủi ro, các lớp bồi dưỡng pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật của các cán bộ cho vay.
KẾT LUẬN
Hiện nay, ở hầu hết các nước phát triển cho vay tiêu dùng không còn là vấn đề mới mẻ, riêng dư nợ cho vay loại hình này thường chiếm từ 30- 40% tổng dư nợ của Ngân hàng, với các sản phẩm cho vay đa dạng phong phú. Các NHTM Việt Nam hiện nay đã và đang ngày một cải tiến sản phẩm cho vay tiêu dùng và phần nào đa dạng hoá được nhiều loại hình cho vay và kích thích nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, mức sống và thu nhập của người dân được nâng cao thì loại hình cho vay này đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu những giải pháp nhằm phát triển cho vay tiêu dùng luôn là vấn đề mang tính thời sự, cấp thiết được quan tâm đặc biệt của các Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội, chuyên đề đã hoàn thành một số nội dung chủ yếu sau:
Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng của các NHTM và khẳng định tính tất yếu phải phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng.
Từ lý luận đến nghiên cứu, luận văn đã áp dụng vào thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội, phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tại Ngân hàng, những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được, những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã kiến nghị một số giải pháp mang tính khả thi với điều kiện hiện nay của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội, kiến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong việc kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng, trao quyền tự chủ hơn cho các chi nhánh trong phát triển cho vay tiêu dùng, giúp các chi nhánh trực thuộc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực v.v.
Ngoài ra, chuyên đề đưa ra một số kiến nghị với Các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan trong việc tạo một hành lang pháp lý an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng tiêu dùng của các NHTM, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao các nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, làm cho hoạt động tín dụng
tiêu dùng trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện chính sách kích cầu của Chính phủ.
Với khả năng và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chuyên đề chắc hẳn còn có nhiều thiếu sót. Mong rằng những ai quan tâm sẽ đóng góp những ý kiến quý báu để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của các thầy cô giáo của khoa Ngân hàng trường Học Viện Ngân Hàng, các anh chị trong phòng khách hàng thể nhân và các phòng ban khác của quý ngân hàng đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
2. Chính phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178, Hà Nội.
3. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đất đai, Hà Nội.
4. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Edward W.Reed và Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
6. Frederic Smishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
7. TS. Phan Thị Thu Hà - TS.Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Giáo trình NHTM Quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
8. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
9. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007, Hà Nội. 10.NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội. 11.NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009, Hà Nội. 12.NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2007), Báo cáo về quản lý nợ năm 2007, Hà Nội 13.NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2008), Báo cáo về quản lý nợ năm 2008, Hà Nội 14.NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2009), Báo cáo về quản lý nợ năm 2009, Hà Nội 15. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2007), Báo cáo về thanh toán thẻ năm 2007, Hà
Nội.
16. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2008), Báo cáo về thanh toán thẻ năm 2008, Hà Nội.
17. NH TMCP Ngoại thương Hà Nội (2009), Báo cáo về thanh toán thẻ năm 2009, Hà Nội.