5. Kết cấu của luận văn
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội tiền thân là Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177/NH.QĐ của Tổng giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng NHNN), là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có trụ sở chính tại địa chỉ 344 Bà Triệu – Hà Nội. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, kể từ 01/6/2008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trở thành Ngân hàng TMCP thì Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được chuyển đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội (gọi tắt là Vietcombank Hà Nội) theo Quyết định số 419/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 05/6/2008 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Từ khi mới thành lập, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội được giao nhiệm vụ phục vụ một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, du lịch và hoạt động của một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Từ những năm 1986 khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với yêu cầu đổi mới cấp bách đặt ra để theo kịp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và ngành ngân hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đã nhanh chóng chuyển đổi để thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới, chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu cách thức kinh doanh, tiếp cận và thu hút thêm nhiều khách hàng mới là các doanh nghiệp có tiềm năng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, vận tải và các khách hàng cá nhân. Cùng với bước chuyển mình của kinh tế Thủ đô từ những năm cuối thập kỷ 90 đến nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đã từng bước mở rộng quy mô hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng phục vụ, phấn đấu trở thành một ngân hàng đa năng hiện đại phục vụ mọi thành phần kinh tế Thủ đô.
Như vậy, gần 25 năm hoạt động, từ một Chi nhánh nhỏ với cơ sở vật chất nghèo nàn đến nay Vietcombank Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội có 12 phòng ban chức năng, 10 Phòng giao dịch và 01 quầy thu đổi ngoại tệ có địa điểm giao dịch trên địa bàn Hà Nội. Sau đây là mô hình tổ chức của Vietcombank Hà Nội.
Sơ đồ 2.1 – Mô hình tổ chức của Vietcombank Hà Nội GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách khối PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách khối PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách khối Khối ngân hàng bán lẻ Khối tác nghiệp và nội bộ Khối ngân hàng bán buôn Các phòng Giao dịch Thanh toán Thẻ Dịch vụ Ngân hàng Hành chính Nhân sự Kiểm tra nội bộ Tin học Kế toán và Tài chính Ngân quỹ Quản lý nợ Tổng hợp Thanh toán XNK Khách hàng
2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội.
2.1.3.1 Các hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội.
* Hoạt động huy động vốn : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng phát triển. Do đó, trong nhiều năm qua Vietcombank Hà Nội đã khai thác triệt để những lợi thế của mình như uy tín thương hiệu, chất lượng phục vụ, trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, thế mạnh về công nghệ thông tin, chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn,... nên Vietcombank Hà Nội luôn hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch.
* Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội tiếp tục được thực hiện theo phương châm “hiệu quả và an toàn”, bảo đảm cân đối giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho Ngân hàng. Với lợi thế nguồn vốn huy động dồi dào, Vietcombank Hà Nội đã chủ động mở rộng hoạt động cho vay nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế thông qua hai kênh sử dụng vốn chính là đầu tư cho vay trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội luôn đạt mức cao từ 95%-98.8% trong nhiều năm qua.
* Thanh toán xuất nhập khẩu : đây là hoạt động luôn được coi là thế mạnh của thương hiệu Vietcombank nói chung và của Ngân hàng nói riêng. Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, đồng thời không phát sinh rủi ro trong thanh toán xuất nhập khẩu và bảo lãnh.
* Hoạt động thẻ và dịch vụ ngân hàng : sự liên minh thẻ được thiết lập giữa Ngân hàng TMCP Ngoại thương và các ngân hàng khác là điều kiện thuận lợi để Vietcombank Hà Nội phát triển doanh số phát hành các loại thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý, mạng lưới dịch vụ thẻ và thúc đẩy hợp tác dịch vụ thẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp qua các hình thức thanh toán cước điện thoại, Internet, phí bảo hiểm,… Số lượng tài khoản mở tại ngân hàng, đặc biệt là tài khoản cá nhân liên tục tăng, góp phần thúc đẩy các hoạt động thanh toán như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chuyển tiền, trả lương tự động,…
* Kinh doanh ngoại tệ : Ngoài lượng vốn huy động bằng ngoại tệ, Ngân hàng luôn chủ động có chính sách khuyến khích khách hàng là các tổ chức kinh tế bán ngoại tệ cho ngân hàng như áp dụng tỷ giá ưu đãi. Từ đó góp phần giảm sự lệ thuộc vào nguồn mua từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có quan hệ với Ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng còn có các hoạt động khác như trả lương qua tài khoản; cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán; quản lý ngân quỹ; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ đại lý;...
2.1.3.2 Kết quả kinh doanh
Bảng 2.2 sau đây cho ta thấy kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong một vài năm gần đây.
Bảng 2.2 – Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Hà Nội giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1. Tổng thu Trong đó:
- Thu lãi cho vay - Thu lãi tiền gửi - Thu phí dịch vụ 558.649 204.997 321.751 31.901 37 58 5 734.073 324.324 351.117 58.596 44 48 8 976.387 434.188 489.340 52.859 45 50 5 2. Tổng chi Trong đó:
- Chi trả lãi tiền gửi - Chi phí quản lý - Chi dự phòng 543.222 344.468 119.083 79.671 63 22 15 632.493 466.245 15.165 151.083 75 2 23 786.542 613.504 15.730 157.308 78 2 20 3. Lợi nhuận trước
thuế
15.427 101.544 189.845
(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)
Với sự nỗ lực không ngừng trong tất cả các hoạt động nên kết quả kinh doanh mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đạt được trong những năm qua luôn có sự gia tăng. Năm 2007 là năm Ngân hàng đạt được lợi nhuận cao (111 tỷ
đồng), tuy nhiên do thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho 2 chi nhánh mới tách ra hoạt động độc lập là Vietcombank Thành Công và Vietcombank Thăng Long nên lợi nhuận còn lại là 15,427 tỷ. Năm 2008, tuy tình hình kinh tế xã hội có nhiều khó khăn do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng nhờ có sự nỗ lực trong mọi hoạt động kinh doanh, khai thác triệt để các thế mạnh, quản trị tốt hoạt động lãi suất, linh hoạt triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới, thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng,… nên kết quả kinh doanh năm 2008 đạt 101,544 tỷ đồng, vượt 38,6% so với kế hoạch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao cho là 73,6 tỷ đồng. Đến năm 2009, kết quả đạt được là 189,845 tỷ đồng tăng 88,301 tỷ tức tăng 87% so với năm 2008 vượt 23% so với kế hoạch Ngân hàng TNCP Việt Nam giao cho là 34 tỷ đồng.
Trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng thì tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập rất nhỏ, khoảng từ 5% đến 10%. Đây cũng là đặc trưng chung của các NHTM Việt Nam.
2.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
2.2.1 Chính sách cho vay tiêu dùng
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội cho vay đối với tất cả các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình thoả mãn các điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
- Cá nhân phải có đủ năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự. - Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có phương án trả nợ và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội và các tổ chức cho vay khác.
- Có tài sản thế chấp. Trường hợp vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với CBCNV phải thoả mãn điều kiện:
+ Hiện tại có thời gian công tác ổn định tối thiểu 12 tháng tại cơ quan Nhà nước.
+ Có thời gian còn lại của hợp đồng lao động dài hơn thời hạn của khoản vay.
+ Có tài khoản tiền gửi thanh toán đồng Việt Nam còn hoạt động tại Ngân hàng Ngoại thương.
Hiện nay, Vietcombank Hà Nội đang áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Lãi suất của hợp đồng tín dụng tiêu dùng được xác định trên cơ sở sản phẩm cho vay và thời hạn vay. Biểu lãi suất mà Ngân hàng đang áp dụng là tương đối có tính cạnh tranh. Tuy nhiên, Ngân hàng không ngừng nghiên cứu để đưa vào áp dụng những chính sách lãi suất linh hoạt hơn nữa. Ngoài ra, khách hàng vay vốn tại Ngân hàng được miễn tất cả các loại phí liên quan tới sản phẩm vay (trừ phí mua bảo hiểm cho giá trị món vay).
Đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng trả theo định kỳ do Vietcombank Hà Nội cung cấp, khách hàng và Ngân hàng sẽ thỏa thuận với nhau trong hợp đồng tín dụng về thời hạn thanh toán nợ cho ngân hàng, có thể là trả góp theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng,…hoặc trả 1 lần khi đáo hạn. Tuy nhiên nếu khách hàng có khả năng trả nợ trước ngày đến hạn thanh toán theo thỏa thuận thì Ngân hàng vẫn cho phép khách hàng thanh toán một phần nợ hoặc toàn bộ nợ trước hạn để đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Đây là chính sách tín dụng rất linh hoạt thể hiện thiện chí của Ngân hàng trong công tác phục vụ khách hàng.
Về quy trình cho vay tiêu dùng, nhìn chung cũng phải tuân thủ theo các quy định như qui trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, do có những đặc điểm khác biệt nhất định, quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đang được thực hiện với các bước như sau:
Bước 1 : Tiếp nhận hồ sơ vay vốn
Khách hàng có nhu cầu đến Ngân hàng đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng và tìm hiểu các thông tin cần thiết.
Hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay.
Bước 2 : Thẩm định hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định thực tế theo hồ sơ vay vốn như: Nhân thân khách hàng, khả năng tài chính hay thu nhập thường xuyên của khách hàng, mục đích sử dụng tiền vay, tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có)... Nếu không cho vay, cán bộ tín dụng phải trả lời cho khách hàng bằng văn bản trong thời gian quy định. Nếu hồ sơ vay vốn được đánh giá là có đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ thì thực hiện bước tiếp theo.
Bước 3: Quyết định cho vay
Căn cứ vào hồ sơ vay vốn và công tác thẩm định thực tế, cán bộ tín dụng lập Tờ trình thẩm định trong đó phải đánh giá được đầy đủ các nội dung đã thẩm định, nêu rõ ý kiến của mình là có đồng ý cho vay hay không và lý do. Sau đó trình trưởng phòng xem xét và duyệt cho vay. Trong đề xuất cho vay của tờ trình thẩm định nêu rõ mức cho vay, lãi suất, thời hạn, phương thức rút vốn vay, phương thức trả nợ và tài sản đảm bảo. Sau khi được chấp thuận, cán bộ tín dụng cùng với khách hàng lập hợp đồng cho vay theo mẫu và hoàn thiện hồ sơ thế chấp tài sản (nếu có); trình trưởng phòng ký duyệt tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay; trình lãnh đạo (Phó Giám đốc phụ trách Khối ngân hàng bán lẻ) ký duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho vay và hồ sơ thế chấp, cầm cố tài sản liên quan.
Bước 4: Giải ngân
Trong trường hợp có tài sản đảm bảo thì tài sản đó phải được ký kết qua công chứng theo qui định của Pháp luật. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tập hợp hồ sơ thế chấp cùng khách hàng, thực hiện giám sát việc ký hợp đồng qua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Hoàn thiện hồ sơ trước khi giải ngân, nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm. Cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn cho phòng Quản lý nợ mở hợp đồng, tài khoản, sau đó phòng Quản lý nợ chuyển hồ sơ vay vốn cho phòng Kế toán – Tài chính (bộ phận kế toán tiền vay) để hạch toán và giải ngân vốn vay.
- Kiểm tra và giám sát khoản vay sau khi cho vay : cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc khách hàng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tiền vay. Đồng thời phối hợp với cán bộ phòng Quản lý nợ đốc thúc khách hàng trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn.
- Trong trường hợp có phát sinh nợ quá hạn, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tìm hiểu, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, phân loại nợ quá hạn. Từ đó báo cáo trưởng phòng trình Ban lãnh đạo biện pháp xử lý. Trong trường hợp xét thấy nguyên nhân nợ quá hạn là do khách quan nhưng vẫn có khả năng đảm bảo trả nợ và Ban lãnh đạo đồng ý cho gia hạn nợ, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý nợ để thao tác gia hạn nợ trên hệ thống. Trong trường hợp không có khả năng thanh toán thì đề xuất và trình Ban lãnh đạo biện pháp thu hồi nợ.
Bước 6: Kết thúc hợp đồng cho vay
Tất toán tài khoản vay, xuất ngoại bảng và giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Phòng Quản lý nợ có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn.
2.2.2 Các hình thức cho vay tiêu dùng
* Căn cứ vào kỳ hạn vay:
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung và dài hạn
* Căn cứ vào các loại tài sản được tài trợ:
- Bộ sản phẩm cho vay mua nhà/căn hộ chung cư, biệt thự, xây dựng và sửa chữa nhà ở
- Cho vay mua ôtô mới trả góp - Cho vay du học
* Căn cứ theo phương thức hoàn trả :
- Trả một lần: khách hàng có thể trả nợ gốc một lần duy nhất khi đáo hạn, thông thường áp dụng cho các khoản vay có thời hạn vay từ 1 năm trở xuống.
- Trả góp theo định kỳ: thường áp dụng cho các khoản vay có thời hạn vay