Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương Hà Nội (Trang 25)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2 Các nhân tố khách quan

* Người tiêu dùng: người vay vốn là nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng tín dụng, nó được xem xét trên các khía cạnh nhu cầu vay vốn, thu nhập của người đi vay, trình độ văn hóa, đạo đức,… của khách hàng. Vậy, có

thể khẳng định nhân tố khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

* Sự cạnh tranh trên thị trường cho vay tiêu dùng: hiện nay, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong các lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng và phức tạp, đó có thể là các đối thủ cũ, cũng có thể là các đối thủ mới xuất hiện hay cũng có thể là các đối thủ tiềm tàng khác trong tương lai. Sự xuất hiện này sẽ dẫn đến thị trường cho vay tiêu dùng bị chia nhỏ. Một ngân hàng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm cho vay quá đơn điệu, chất lượng không cao, đáp ứng chưa tốt nhu cầu khách hàng thì khó có thể tồn tại và phát triển được. Do đó các ngân hàng luôn phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nhằm củng cố và mở rộng thị trường, duy trì khả năng cạnh tranh. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả thì ngân hàng đã “tự loại” mình ra khỏi danh sách những nhà cung cấp sản phẩm cho vay tiêu dùng trên thị trường.

* Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội: sự tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư, thu nhập bình quân đầu người, chế độ chính trị ổn định, tập quán xã hội, bản sắc dân tộc,… là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cho vay tiêu dùng của NHTM. Do đó, cần phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng và biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt và đồng bộ ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động cho vay tiêu dùng.

* Môi trường pháp lý: Do đặc thù của ngành ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh ngân hàng luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho ngân hàng những cơ hội mới và cả những thách thức mới. Một môi trường pháp lý thông thoáng, rõ ràng, đồng bộ giữa các bộ ngành sẽ giúp cho các ngân hàng hoạt động an toàn, có hiệu quả hơn và tránh được những rủi ro. Mỗi ngân hàng cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với những quy định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w