Thực trạng cho vay tiêu dùng của NH TMCP Ngoại thương Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương Hà Nội (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3Thực trạng cho vay tiêu dùng của NH TMCP Ngoại thương Hà Nội

Mặc dù cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay ra đời muộn hơn so với các loại hình cho vay khác nhưng trong những năm gần đây nó đã phát triển một cách mạnh mẽ do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao. Phát triển cho vay tiêu dùng là một trong những hướng đi mới của nhiều ngân hàng, trong đó có Vietcombank nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thực hiện phân tán rủi ro và tăng dư nợ. Hàng năm, tốc độ phát triển cho vay tiêu dùng của các ngân hàng đều tăng từ 20%-30% so với năm trước, nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng mới ra đời đáp ứng nhu cầu của người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của loại hình cho vay tiêu dùng, trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội đã có

những định hướng để phát triển loại hình cho vay này. Sau đây là một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội.

2.2.3.1 Tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng

BẢNG 2.3 – Dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội Giai đoạn 2007-2009

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

- Dư nợ Cho vay tiêu dùng 145 178 193 - Tốc độ tăng trưởng (%) 96 123 142

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Dư nợ cho vay trên tổng dư nợ tăng đều qua các năm. Riêng năm 2007 dư nợ cho vay tiêu dùng giảm, đạt 96% so với năm 2006. Nguyên nhân là do 4 chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng (bao gồm VCB Thành Công, VCB Thăng Long, VCB Ba Đình và VCB Chương Dương) được tách ra hoạt động độc lập từ cuối tháng 12/2006 theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và NH TMCP Ngoại thương Việt Nam nên mạng lưới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị thu hẹp lại, từ đó ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, dù cho có sự tách ra hoạt động độc lập của bốn chi nhánh cấp 2, doanh số cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng cũng đạt gần 100% so với năm 2006. Năm 2008 tuy là năm có nhiều biến động lớn: khủng hoảng tài chính thế giới, thiên tai, dịch bệnh, lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, cuộc chạy đua lãi suất giữa các Ngân hàng,…làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống nhân dân trong nước nói chung và tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói riêng. Nhưng do có những chính sách mềm dẻo linh hoạt nên hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội vẫn đạt mức tăng trưởng khá - tăng 23% so với năm 2007, dư nợ đạt 178 tỷ đồng chiếm 7% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Đến năm 2009, bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của mình cùng với những sản phẩm tốt với chính sách hợp lý đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng đã được nhiều thành tích hơn nữa. Dự nợ đạt 193 tỷ đồng tăng 15 tỷ so với năm 2008 tức tăng 8,4%, chiếm 9% trong tổng dư nợ của ngân hàng

2.2.3.2 Tỷ trọng của Dư nợ cho vay tiêu dùng

BẢNG 2.4 – Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội Giai đoạn 2007-2009

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Tổng dư nợ 2.553 2.524 3201

- Dư nợ Cho vay tiêu dùng 145 178 193

- Tỷ trọng dư nợ Cho vay tiêu dùng (%) 5,7 7,0 8,5 (Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Qua Bảng 2.4 ta thấy, nếu tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đều dao động ở mức từ 8-12% thì ở quý ngân hàng là: năm 2007 là gần 6%, năm 2008 là 7%. Một tỷ lệ khá khiêm tốn. Điều này cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội là quá nhỏ bé so với qui mô tín dụng của Ngân hàng với hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh là chủ yếu mà các món vay này thường có trị giá lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Mãi cho tới năm 2009, tỷ lệ này mới đạt 8,5%.

2.2.3.3 Các sản phẩm cho vay tiêu dùng

Để đánh giá đầy đủ hơn về sự tăng trưởng cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội, ta sẽ tiến hành xem xét sự tăng trưởng của từng sản phẩm cho vay tiêu dùng. Ở đây ta xem xét cơ cấu dư nợ của các sản phẩm cho vay tiêu dùng theo một số hình thức cho vay của Ngân hàng.

*Căn cứ theo kỳ hạn vay

Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng theo kỳ hạn cho vay được phản ánh tại bảng 2.5 sau đây.

BẢNG 2.5 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo kỳ hạn vay – Giai đoạn 2007-2009

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Dư nợ Cho vay tiêu dùng 145 178 193 - Ngắn hạn Tỷ trọng (%) 97 67 111 62 112 58 - Trung và dài hạn Tỷ trọng (%) 48 33 67 38 81 42

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội trong những năm qua chủ yếu là cho vay ngắn hạn, phần cho vay trung, dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong Dư nợ cho vay tiêu dùng. Để thấy rõ hơn về cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn, ta theo dõi Biểu đồ 2.6 dưới đây.

Biểu đồ 2.6 cho thấy hầu hết khách hàng vay vốn tại Ngân hàng là vay ngắn hạn. Các món vay ngắn hạn tại Ngân hàng chủ yếu tập trung vào loại hình cho vay cầm cố giấy tờ có giá do thủ tục cầm cố các chứng từ có giá rất đơn giản, thuận tiện, từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng. Đồng thời lãi suất vay ngắn hạn thấp hơn nhiều so với lãi suất vay trung, dài hạn và các khoản cho vay tiêu dùng có trị giá thấp nên thời gian khách hàng tích lũy đủ tiền để trả là không lâu, do đó khách hàng thường lựa chọn hình thức vay ngắn hạn.

Dư nợ của loại hình cho vay trung, dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn trong dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng cũng có sự gia tăng qua các năm. Sự gia tăng này là do Ngân hàng đã kịp thời đưa ra loại sản phẩm cho vay mua bất động sản với thời hạn tối đa 10 năm và cho vay mua động sản với thời hạn tối đa 3 năm trước nhu cầu mua sắm các tài sản lớn của người dân ngày càng tăng, nhất là nhu cầu mua nhà ở và ô tô. Hơn nữa, khi khách hàng đến vay Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội để mua ôtô trả góp, nhà trả góp, khách hàng còn được lợi từ việc các nhà cung cấp sẽ chiết khấu cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tuỳ theo thoả thuận của ngân hàng và nhà cung cấp, mặc dù phải trả lãi vay nhưng khách hàng vẫn giảm được phần nào chi phí.

Khai thác sản phẩm cho vay tiêu dùng trung, dài hạn đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng - Ngân hàng có lợi nhuận cao hơn và ổn định hơn so với sản phẩm cho vay ngắn hạn do trị giá món vay khá lớn, thời gian vay dài, lãi suất cao hơn lãi suất ngắn hạn và chi phí/lợi nhuận cũng thấp hơn so với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế không phải khách hàng nào cũng đáp ứng được tất cả các điều kiện vay từ phía Ngân hàng. Do đó, dư nợ cho vay tiêu dùng trung, dài hạn chưa đạt được tỷ trọng cao.

BẢNG 2.7 - Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội theo loại hình tài sản được tài trợ – Giai đoạn 2007-2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ 07/06 (%) Dư nợ 08/07 (%) Dư nợ 09/08 (%)

Dư nợ cho vay tiêu dùng

145 178 193

1. Cho vay mua nhà /căn hộ chung cư, biệt thự, xây dựng và sửa chữa nhà ở

120 89 154 128 170 110

Tỷ trọng (%) 83 87 88

2. Cho vay mua ô tô trả góp 25 121 24 96 19 99.8

Tỷ trọng (%) 17 13 10

3. Cho vay du học 0 0 0 0 4

Tỷ trọng (%) 0 0 2

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Sản phẩm Cho vay mua nhà/căn hộ chung cư, biệt thự, xây dựng và sửa chữa nhà ở. Năm 2008, dư nợ của sản phẩm cho vay này đạt 154 tỷ, chiếm 87% trong dư nợ và tăng 28% so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ của sản phẩm cho vay này đã tăng lên là 170 tỷ, chiếm 88% trong tổng dư nợ và hầu như tăng không dáng kể so với năm 2008. Sở dĩ có điều này bởi giá cả trên thị trường bất động sản, nhà ở và thị trường xây dựng ở khu vực thành thị có xu hướng tăng cao khiến cho nhu cầu khách hàng thường không ổn định.

Năm 2004, khi Ngân hàng bắt đầu áp dụng hình thức cho vay mua ô tô trả góp thì dư nợ cho vay tăng nhanh. Đến năm 2007 và 2008, dư nợ của sản phẩm cho vay này tuy có tăng nhưng tỷ trọng chiếm trong dư nợ cho vay tiêu dùng không cao. Cụ thể năm 2007 đạt 25 tỷ dư nợ, tăng 121% so với năm 2006 và chiếm 17% trong dư nợ. Năm 2008 đạt 24 tỷ và chiếm 13% trong tổng dư nợ.

Năm 2009, dư nợ của sản phẩm cho vay này đạt 19,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng dư nợ.

Sản phẩm Cho vay du học không đáng kể và không thường xuyên. Năm 2007 và 2008 không có phát sinh. Cho tới năm 2009 thì sản phẩm này lại được khách hàng quan tâm tuy chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn là 2% trong tổng dư nợ nhưng trong tương lai sản phẩm này sẽ hứa hẹn rất nhiều triển vọng phát triển. *Căn cứ theo phương thức đảm bảo tiền vay

BẢNG 2.8 – Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội

theo phương thức đảm bảo tiền vay – Giai đoạn 2007-2009

Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Dư nợ 07/06 (%) Dư nợ 08/07 (%) Dư nợ 07/08 (%)

Dư nợ cho vay tiêu dùng

145 178 193

1. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thế chấp tài sản

130 91 165 127 178 107

Tỷ trọng (%) 90 93 92

2. Cho vay tín chấp 15 192 13 84 15

Tỷ trọng (%) 10 7 8

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng chủ yếu tập trung vào sản phẩm Cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thế chấp tài sản và tỷ trọng này luôn duy trì ở mức trên 90%. Còn sản phẩm Cho vay tín chấp có dư nợ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong dư nợ cho vay tiêu dùng, năm 2007 chiếm 10%, còn năm 2008 và 2009 chiếm 7%. Đối tượng khách hàng vay loại sản phẩm này hầu hết là CBNV của Ngân hàng. Trị giá mỗi món vay thường nhỏ, dao động trong khoảng 100 đến 200 triệu đồng vì mỗi CBNV chỉ được vay với giá trị hợp đồng

vay tối đa không quá 24 tháng lương đang hưởng. Còn khách hàng vay là CBNV của các đơn vị khác rất ít và không thường xuyên.

Ngoài ra nếu căn cứ theo phương thức cho vay thì với phương thức cho vay tiêu dùng trực tiếp, Vietcombank Hà Nội đang thực hiện thông qua cách thức Cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng và cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng: mỗi chủ thẻ tín dụng được Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng nhất định, đó là số tiền tối đa mà chủ thẻ được phép dư nợ trên tài khoản thẻ trong một kỳ sao kê. Thực chất của thẻ tín dụng là Ngân hàng cho khách hàng vay tiền để tiêu. Chủ thẻ được chi tiêu trước, trả tiền sau. Vì thế ngoài một số trường hợp cá nhân được phát hành thẻ theo hình thức tín chấp, đa số khách hàng muốn phát hành thẻ đều phải có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có giá trị bằng 125% hạn mức tín dụng, có ba hình thức thế chấp : nộp tiền mặt, cầm cố sổ tiết kiệm hay phong tỏa tài khoản cá nhân tại Vietcombank.

Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp và loại thẻ tín dụng do khách hàng lựa chọn nhưng tối thiểu là 5 triệu đồng và tối đa là 300 triệu đồng. Ngoài hạn mức tín dụng khi sử dụng thẻ, khách hàng còn có hạn mức ứng tiền mặt và hạn mức thấu chi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ được biểu hiện ở doanh số chi tiêu của chủ thẻ.

Giai đoạn 2007 - 2009 Đơn vị : triệu đồng Thẻ 2007 2008 2009 Doanh số 07/06 (%) Doanh số 08/07 (%) Doanh số 09/08 (%) Visa 31.840,3 41 43.939,6 38 62.325,8 42 Master 5.867,7 53 7.449,5 27 8.969,2 20 Amex 1.763,1 87 2.559,6 45 3.847,3 50 Tổng 39.471,1 53.718,7 75.142,3

(Nguồn : Phòng Thanh toán Thẻ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Với thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch mua bán của người Việt nên thẻ tín dụng vẫn còn là điều mới mẻ đối với đa số tầng lớp nhân dân. Thẻ tín dụng do Ngân hàng phát hành chỉ tập trung vào một số đối tượng khách hàng có thu nhập cao hoặc có nhu cầu đi nước ngoài (đi công tác, du lịch, du học,…). Tuy nhiên qua các năm ta thấy doanh số chi tiêu qua thẻ tín dụng tại Vietcombank Hà Nội ở từng loại thẻ đều có mức tăng trưởng. Ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh công tác phát hành thẻ tín dụng vì hình thức cho vay tiêu dùng này khá an toàn do hạn mức của thẻ tín dụng chỉ bằng 75% trị giá món tiền khách hàng kỹ quỹ. Nếu phát sinh nợ quá hạn, Ngân hàng có thể xử lý nhanh chóng mà không mất nhiều chi phí và thời gian xử lý như các hình thức cho vay khác.

2.2.3.4 Thu lãi từ cho vay tiêu dùng

Thu lãi từ cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu lãi cho vay của Ngân hàng nhưng có xu hướng tăng

đều đặn qua các năm. Điều đó cho thấy việc phát triển cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội đã phát huy hiệu quả và ngày càng có triển vọng.

BẢNG 2.10 – Thu lãi từ cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội Giai đoạn 2007- 2009 Đơn vị tính : tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Giá trị 07/06 (%) Giá trị 08/07 (%) Giá trị 09/08 (%) 1. Thu lãi từ cho vay tiêu dùng 9.2 108 13 142 17 131

Tỷ trọng (%) 4.5 4 4.7

2. Tổng thu lãi cho vay 205 324 364

(Nguồn : Phòng Quản lý nợ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

2.2.3.5 Nợ quá hạn

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội tuy nhỏ bé cả về quy mô lẫn dư nợ cho vay nhưng trong nhiều năm liền tại Ngân hàng không xảy ra hiện tượng nợ quá hạn đối với loại hình cho vay này. Ngân hàng luôn xác định được tính chất phức tạp của hoạt động cho vay tiêu dùng vì phải cung cấp sản phẩm vay cho nhiều loại khách hàng khác nhau với nhiều trình độ nhận thức khác nhau nên để đảm bảo hoạt động cho vay được tốt Ngân hàng đã hết sức thận trọng trong quá trình cho vay. Tuy nhiên trong các năm trở lại đây do Ngân hàng phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay nên đã phát sinh nợ quá hạn. Bảng 2.10 sau đây cho ta thấy cụ thể hơn về tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trong những năm gần đây.

BẢNG 2.11 – Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của Vietcombank Hà Nội Giai đoạn 2007 - 2009

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Nợ quá hạn của Ngân hàng 20 101 83

- Nợ quá hạn của Cho vay tiêu dùng 0.3 12 7

- Tốc độ tăng (%) 43 4000 58

(Nguồn : phòng Quản lý nợ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Nội)

Nhìn chung, nợ quá hạn cho vay tiêu dùng ở mức vừa phải.. Nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương Hà Nội (Trang 37)