III Chi chuyển nguồn ngân sách
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Đất nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, những biến động của nền KT-XH trong thời gian qua đã làm cho việc quản lý thu, chi NSNN nói chung, quản lý thu, chi ngân sách phường nói riêng phải thay đổi theo cho phù hợp. Thực tế, việc thay đổi này cần có một thời gian nhất định mới đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội, vì vậy đã đưa đến những hạn chế trong công tác quản lý ngân sách cấp phường nói chung, quản lý ngân sách phường trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng.
- Có thể nói hệ thống NSNN ở nước ta hiện nay mang tính chất lồng ghép điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình cân đối ngân sách cấp phường nói chung và trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng.
Hệ thống NSNN của Việt Nam có một đặc điểm khác biệt so với một số nước trên thế giới đó chính là tính “lồng ghép”: NSNN ở nước ta bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, cả 4 cấp ngân sách hợp lại thành hệ thống NSNN, theo đó ngân sách cấp dưới là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên, và ngân sách cấp trên không chỉ bao gồm cả ngân sách cấp mình mà còn gồm cả ngân sách cấp dưới. Từ đó ngân sách cấp phường được “lồng” vào ngân sách cấp quận, ngân sách cấp quận được “lồng” vào ngân sách cấp thành phố, ngân sách cấp thành phố được “lồng” vào ngân sách nhà nước. Tính lồng ghép này đã tạo điều kiện quản lý ngân sách tập trung của cấp trên đối với cấp dưới, nhưng cũng chính tính chất này
đã làm hạn chế tính độc lập của ngân sách cấp dưới và đặc biệt tạo sự phức tạp trong quản lý ngân sách, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách không được phân định rõ ràng. Ngân sách cấp dưới vừa phải phụ thuộc vào ngân sách cấp trên, vừa không chịu trách nhiệm đến mức cuối cùng với các hoạt động của mình trong hệ thống ngân sách lồng ghép, hơn nữa ngân sách cấp trên cũng không thể quản lý được chặt chẽ ngân sách cấp dưới. Mặt khác, thực tế cho thấy do tính lồng ghép của hệ thống NSNN mà có nhiều chỉ tiêu thu, chi của ngân sách cấp dưới do cấp trên ấn định, vì vậy đã không khuyến khích cấp dưới tự cân đối thu, chi, hay lập dự toán ngân sách tích cực mà ngược lại thường có xu hướng lập dự toán thu thấp, dự toán chi cao để được nhận trợ cấp nhiều hơn.
Quy trình ngân sách với tính lồng ghép lớn cùng với thời gian tương đối ngắn đã làm cho công tác lập dự toán ở cấp dưới còn mang tính hình thức. Yêu cầu lập dự toán và quyết toán ngân sách đòi hỏi cấp dưới phải trình lên cấp trên, cấp trên tổng hợp dự toán và quyết toán của cấp dưới trong khoảng thời gian ngắn, vì vậy yêu cầu này trên thực tế hầu như chưa thực hiện tốt.
- Hệ thống định mức chi tiêu ngân sách hiện nay còn lạc hậu, không phù hợp với thực tế, chậm sửa đổi và còn cứng nhắc. Vì vậy, đã dẫn đến tình trạng các cơ quan đơn vị không thể sử dụng các định mức này để chi tiêu, nhưng trong quyết toán lại phải ghi cho phù hợp với quy định đề ra, nên trên thực tế tồn tại việc các cơ quan, đơn vị cá nhân sử dụng kinh phí luôn “khai man” thiếu sự trung thực và vi phạm pháp luật, hoạt động kiểm tra, giám sát trong trường hợp chứng từ vẫn luôn hợp lệ như vậy đã trở thành vô hiệu.
Giữa định mức chi tiêu và định mức phân bổ ngân sách chưa có mối liên hệ chặt chẽ, việc ban hành định mức chi tiêu chủ yếu hướng vào việc kiểm soát chi tiêu thông qua các đầu vào, điều này khuyến khích các đơn vị sử dụng ngân sách tìm mọi cách tăng số lượng đầu vào mà ít quan tâm đến đầu ra, không có sự ràng buộc giữa việc sử dụng ngân sách và hiệu quả chi tiêu.
Luật NSNN năm 2002 quy định HĐND cấp thành phố quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương và quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách từ 3 đến 5 năm. Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2009-2011, việc thực hiện định mức phân bổ dự toán chi NSNN cấp phường còn một số hạn chế như:
Các định mức phân bổ còn thiếu sự linh hoạt và chưa thích ứng với biến động của giá cá thị trường, vì vậy nguồn lực tài chính phân bổ không phù hợp với yêu cầu thực tế. Phần lớn các định mức này được sử dụng cho mục đích lập dự toán ngân sách, còn việc phân bổ vẫn phụ thuộc khá nhiều vào sự thương lượng.
- Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa được điều chỉnh phù hợp với các văn bản của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp phường và quy định của Chính phủ về thi hành Luật Kế toán.
Theo Thông tư 60/2003/ TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định bộ phận quản lý ngân sách cấp phường là Ban Tài chính cấp phường, trong đó trưởng Ban Tài chính là ủy viên UBND cấp phường phụ trách công tác tài chính, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch UBND cấp phường tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách cấp phường và các hoạt động tài chính khác ở phường, như vậy nếu theo quy định của Thông tư này thì không đòi hỏi Trưởng Ban Tài chính cấp phường phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ quy định chức danh tài chính kế toán là chức danh chuyên môn của phường. Từ yêu cầu trên đòi hỏi thông tư 60/2003/ TT-BTC cần được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Chính phủ về tổ chức bộ phận kế toán cấp phường và chế độ, chính sách đối với ngũ này.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
động lực huy động tiềm năng lợi thế của các vùng, nhu cầu chi ngân sách lớn nhưng khả năng thu lại có hạn. Chính điều đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu, chi NSNN nói chung, ngân sách phường nói riêng.
- Thực hiện quản lý thu, chi ngân sách phường qua kho bạc nhà nước còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác kiểm tra quản lý ngân sách cấp phường chưa được thực hiện thường xuyên trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Trước hết nhận thức về tổ chức Thanh tra nhân dân phường của một số cấp ủy Đảng, chính quyền và Mặt trận tổ quốc chưa đúng; đôi khi đã xem nhẹ vai trò của Ban Thanh tra nhân dân phường, vì vậy đã ảnh hưởng đến công tác thanh tra thường xuyên theo kế hoạch của Ban thanh tra nhân dân. Mặt khác đa số Ban Thanh tra nhân dân cấp phường trên địa bàn quận Hoàng Mai còn hoạt động theo cơ chế “kiêm nhiệm” điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra của Ban Thanh tra nhân dân.
- Trong công tác quản lý, hướng dẫn của Phòng Tài chinh-Kế hoạch quận Hoàng Mai còn có nhiều hạn chế và công tác này chưa được quan tâm đúng mức.
Giúp các phường thực hiện công tác kế toán, quyết toán, tình hình thực hiện thu, chi ngân sách tại phường là công việc thường xuyên và trực tiếp của Phòng Tài chính-Kế hoạch cấp quận. Tuy nhiên, thực tế một số cán bộ chuyên quản về công tác quản lý ngân sách cấp phường tại Phòng Tài chính-Kế hoạch còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chưa đi sâu, đi sát đến từng địa bàn phường, đặc biệt là các địa bàn với số lượng người luân chuyển lớn như bến xe, bến tàu, để kịp thời giúp các phường giải quyết những khó khăn, sai sót trong quá trình quản lý ngân sách phường.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tài chính kế toán cấp phường còn hạn chế, và thường bị thay đổi, không ổn định.
Mặc dù đội ngũ cán bộ, tài chính kế toán cấp phường đã được tăng cường so với trước nhưng vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý ngân sách cấp phường theo quy định của luật NSNN.
CHƯƠNG III