Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (Trang 58)

III Chi chuyển nguồn ngân sách

2.3.2. Những hạn chế

Mặc dù quản lý ngân sách cấp phường tại quận Hoàng Mai thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Luật NSNN năm 2002 ra đời và đưa vào thực tiễn hoạt động cùng với hàng loạt các văn bản hướng dẫn thực hiện luật NSNN đã tạo điều kiện cho chính quyền các cấp thực hiện tốt công tác quản lý NSNN ở cấp mình; tuy nhiên có một bất cập đặt ra đó là tính chưa đồng bộ giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện luật NSNN, sự chồng chéo và mâu thuẫn nhau trong các quy định, điều khoản khiến chính quyền địa phương, đặc biệt chính quyền cấp phường thực sự lúng túng bị động trong việc áp dụng luật NSNN vào thực tiễn quản lý ngân sách cấp phường.

- Về phân cấp ngân sách: Nội dung phân cấp ngân sách chưa sát với tình hình thực tế của các phường trên địa bàn quận Hoàng Mai, mối tương quan giữa nguồn thu được giữ lại và nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương chưa tương xứng. Phân cấp nguồn thu cho phường, thị trấn chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy trong việc khai thác nguồn thu ngân sách trên địa bàn phường.

Theo quy định của pháp luật nguồn thu ngân sách cấp phường hưởng 100% phải là nguồn thu quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất, đảm bảo được phần lớn chi thường xuyên. Tuy nhiên trên thực tế nguồn thu này còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, mà nguồn thu bổ sung lại căn cứ vào sự chênh lệch thu, chi nên đã gây ra tâm lý ỷ lại, trông chờ vào ngân sách cấp trên và tình trạng khai thấp thu, nâng cao nhiệm

vụ chi vẫn diễn ra phố biến ở cấp phường nói chung và cấp phường trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng.

- Công tác quản lý nguồn thu trên địa bàn một số phường, thị trấn ở quận Hoàng Mai còn buông lỏng, dẫn đến thất thoát nguồn thu. Sự phối hợp giữa các nghành, các cấp còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ. Công tác thuế chưa được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy chính quyền cấp phường, thị trấn; tình trạng dây dưa nợ đọng thuế kéo dài; công tác xử lý truy thu nợ đọng thuế đạt kết quả thấp. Một số phường, thị trấn giao thu đồng thời giao chi quỹ đất công ích cho các thôn hoặc khoán thu phí cho một số bộ phận như công an phường, ban quản lý chợ, song không thực hiện ghi thu, ghi chi thông qua kho bạc nhà nước và như vậy là vi phạm Điều 6 Luật NSNN.

- Qua công tác thanh tra tài chính và kết luận của các đoàn kiểm tra liên nghành cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm trong quản lý thu, chi ngân sách cấp phường tại quận Hoàng Mai như: Chi tiêu sai chế độ, chứng từ hóa đơn không hợp lệ, thu không nộp vào NSNN, không dùng biên lai do Bộ Tài chính quy định.

- Về công tác lập và phân bổ dự toán: Quy trình ngân sách với tính lồng ghép lớn và thời gian tương đối ngắn đã khiến cho việc lập dự toán ở cấp dưới còn mang tính hình thức; dự toán thu, chi ngân sách hàng năm của cấp phường còn bị áp đặt. HĐND cấp phường chưa phát huy hết vai trò là cơ quan cao nhất ở địa bàn cấp phường trong việc quyết định và giám sát hoạt động của ngân sách cấp phường, vì vậy quá trình thảo luận dự toán, quyết toán ngân sách cấp phường bị chậm lại.

- Về định mức phân bổ ngân sách và định mức chi tiêu ngân sách: Có thể nói các định mức phân bố ngân sách cấp phường trên địa bàn quận còn thiếu sự linh hoạt và chưa thích ứng với những biến động của giá cá thị trường; hiện nay tiêu chí và định mức xác định đối với một sự nghiệp áp dụng cho cấp phường chưa hợp lý, chưa tính kỹ đến tính chất đặc thù của một số phường vì

vậy phần nào còn gây khó khăn cho cấp phường khi triển khai thực hiện nhiệm vụ chi trên địa bàn.

- Về đội ngũ cán bộ tài chính kế toán cấp phường: Trình độ của đội ngũ cán bộ cấp phường còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý ngân sách trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w