Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách cấp phường tại quận Hoàng Ma

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (Trang 42)

III Chi chuyển nguồn ngân sách

2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách cấp phường tại quận Hoàng Ma

2011; Trong đó: chi đầu tư phát triển tăng bình quân 31,9%/năm và chiếm 12,23% trong tổng chi ngân sách phường; chi thường xuyên tăng bình quân tăng 8,58%/năm và chiếm khoảng 50,1% trong tổng chi ngân sách phường. Trong chi ngân sách phường thì chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng thấp hơn so với chi thường xuyên và chi chuyển nguồn.

a. Chi đầu tư phát triển: Chủ yếu là chi đầu tư XDCB như xây dựng trụ sở phường, trường mẫu giáo, trạm y tế, chợ, các công trình phúc lợi.

Trong chi đầu tư phát triển các khoản chi cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng chi đầu tư, các khoản chi đầu tư phát triển khác như mua sắm, trang bị tài sản cho UBND cấp phường chiếm 15,3% trong tổng chi đầu tư. Chi đầu tư phát triển hàng năm thường không đạt dự toán mặc dù tổng chi ngân sách cấp phường cả năm lại vượt dự toán; như vậy cho thấy trong điều hành ngân sách, cấp phường thường chú trọng đến chi thường xuyên hơn điều này có thể là xuất phát từ: số thu của ngân sách cấp phường thường không lớn nên cần tập trung giải quyết cho chi thường xuyên, và do tư tưởng ỷ lại vào ngân sách cấp trên nên cấp phường chưa tích cực khai thác nguồn thu để chú động cân đối chi đầu tư phát triển trên địa bàn.

b. Chi thường xuyên

Trong các khoản chi thuộc chi thường xuyên thì chi cho quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể chiếm tỷ trọng cao nhất và là nhiệm vụ chi quan trọng nhất để nuôi sống chính quyền cấp phường, chiếm khoảng 62,9% trong tổng các khoản chi thường xuyên; các khoản chi sự nghiệp chỉ mang tính chất hỗ trợ, chiếm tỷ trọng thấp trong chi thường xuyên.

2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách cấp phường tại quận Hoàng Mai Hoàng Mai

Căn cứ vào các điều khoản trong luật NSNN và điều kiện, tình hình kinh tế xã hội thực tế tại địa phương, UBND quận Hoàng Mai đã ban hành Quyết

định số 55/2010/QĐ-UBND ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2010 về việc phân công, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách giữa các cấp ngân sách địa phương. Theo Quyết định của UBND thành phố thì nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách cấp phường được phân cấp như sau

2.2.3.1. Thực trạng phân cấp quản lý thu ngân sách cấp phường

*Nguồn thu ngân sách phường hưởng 100% - Thuế nhà đất;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ các hộ sản xuất; - Thuế môn bài;

- Các khoản thu phí, lệ phí thu cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật (không kể phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường từ nước thải, lệ phí trước bạ);

- Phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (trừ thu các hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật, phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông);

- Thu từ sử dụng quỹ đất công, công ích và hoa lợi công sản do phường quản lý;

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách phường;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách phường theo quy định của pháp luật;

- Thu kết dư ngân sách;

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách phường năm trước sang ngân sách năm sau.

* Các khoản thu ngân sách phường hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%): - Thuế chuyển quyền sử dụng đất;(30%)

- Lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn phường;(30%)

2.2.3.2. Thực trạng phân cấp quản lý chi ngân sách cấp phường

* Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn trên địa bàn phường từ nguồn tăng thu của ngân sách phường (nếu có); đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách phường.

* Chi thường xuyên

- Các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin; truyền thanh; thể dục thể thao; giáo dục, đảm bảo xã hội:

- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Thành phố;

- Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hóa, đài truyền thanh và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao;

- Công tác đảm bảo xã hội theo phân cấp của Thành phố;

+ Chi về công tác xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội: Ma túy, mại dâm và các hoạt động xã hội khác do phường quản lý;

+ Thăm hỏi gia đình chính sách, các hoạt động tình nghĩa nhân các ngày truyền thống, lễ, tết; trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật không nơi nương tựa và thực hiện các chính sách xã hội khác đối với các đối tượng do phường quản lý (không thuộc đối tượng chính sách, hưởng trợ cấp thường xuyên do Phòng lao động - Thương binh và Xã hội quận huyện cấp).

+ Công tác xã hội khác như: trợ cấp cứu đói, hỏa hoạn, thiên tai, mất mùa, tai nạn, …;

- Chi sự nghiệp văn hóa, xã hội khác. - Chi sự nghiệp kinh tế gồm:

- Duy tu, sửa chữa các tuyến đường ngõ, ngách; sửa chữa cải tạo công trình thoát nước công cộng (được thỏa thuận chuyên ngành), trong các khu dân cư do phường quản lý với giá trị công trình đến 01 tỷ đồng;

- Hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các nhiệm vụ khác về quản lý Nông - lâm - ngư nghiệp do phường quản lý;

- Duy tu, cải tạo sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi theo phân cấp của Thành phố;

- Quản lý đất đai, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác phân cấp cho phường;

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế khác.

- Các hoạt động về môi trường theo phân cấp của Thành phố, bao gồm: - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn phường;

- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quản lý;

- Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở do phường quản lý như: nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao với giá trị công trình đến 01 tỷ đồng.

- Chi cho công tác dân quân, tự vệ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường:

- Huấn luyện dân quân tự vệ; đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về; tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ và các hoạt

động khác;

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn (ngoài phần sử dụng quỹ bảo trợ an ninh); hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy; hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và các hoạt động khác về đảm bảo an ninh trật tự.

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước ở phường:

- Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phường;

- Phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách phường và tổ dân phố theo quy định của Nhà nước và Thành phố;

- Hỗ trợ hoạt động các khu dân cư, tổ dân phố; - Hoạt động của Đảng ủy phường;

- Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (kể cả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân) và các tổ chức chính trị - xã hội phường: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân;

- Hỗ trợ hoạt động Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức xã hội khác của phường theo quy định của pháp luật; Hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hòa giải.

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;

- Chi chuyển nguồn từ ngân sách phường năm trước sang ngân sách năm sau.

2.2.3.3. Định mức phân bổ dự toán chi NSNN cấp phường tại quận Hoàng Mai

Định mức phân bổ dự toán chi NSNN cấp phường tại quận Hoàng Mai trong thời kỳ ổn định ngân sách (2009-2011) bao gồm các nội dung chính sau:

Chi quản lý hành chính cấp phường bao gồm:

- Tiền lương, phụ cấp cán bộ phường và các khoản trích nộp theo quy định của cán bộ phường và sinh hoạt phí Đại biểu Hội đồng nhân dân phường được xác định theo chế độ sinh hoạt phí, phụ cấp hiện hành .

- Chi cho hoạt động quản lý hành chính cấp phường.

Định mức phân bổ chi cho hoạt động: 165 triệu đồng/phường/năm 2. Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, truyền thanh

- Hoạt động cộng đồng khu dân cư: Định mức phân bố 1 tổ dân phố từ 1 – 1.2 triệu/năm

- Hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin khác: Bố trí tùy vào nhu cầu chi và khả năng ngân sách của các phường

3. Chi cho hoạt động sự nghiệp thể duc, thể thao Định mức phân bố từ 3-5 triệu/năm

4. Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp xã hội

- Định mức phân bổ tính trên đối tượng hộ nghèo theo tiêu chuẩn trung ương và địa phương, để chi cứu tế thường xuyên cho các đối tượng trên địa bàn phường.

Định mức phân bổ: 150.000 đồng/ đối tượng/năm

- Chi mua BHYT cho các đối tượng và chi sự nghiệp xã hội khác tương đương 3% (19.500 đồng/người/tháng)

Ngoài ra mỗi phường được tính thêm 1 khoản nhất định để thực hiện công tác thăm hỏi, ma chay cho cán bộ công chức làm việc tại cấp phường

5. Chi cho An ninh xã hội

Gồm tiền lương, tiền phụ cấp cho công an viên, du kích hàng tháng theo quy định và kinh phí hỗ trợ để đảm bảo công tác an ninh tại phường

Các khoản phụ cấp tính theo chế độ hiện hành

- Chi cho An ninh: Được bố trí từ 5-10 triệu đồng/phường/năm - Chi cho Quốc phòng: Được bố trí 14 triệu đồng/phường/năm

- Chi cho hoạt động dân quân tự vệ: Được bố trí từ 4-8 triệu đồng/phường/năm( tùy vào khả năng ngân sách phường để bố trí)

6. Chi cho sự nghiệp kinh tế

Tùy khả năng ngân sách và nhu cầu chi của phường để bố trí, thường được bố trí từ 5 – 6% trên tổng chi thường xuyên

7. Chi khác ngân sách

Được bố trí từ 3–4% trên tổng chi thường xuyên 8. Dự phòng ngân sách

Được bố trí từ 2–5% trên tổng chi thường xuyên: Dùng để chi do những phát sinh đột xuất không bố trí trong dự toán đầu năm được cấp có thẩm quyền quy định.

2.2.4.Thực trạng quản lý chu trình ngân sách cấp phường tại quận Hoàng Mai

Hiện nay cơ chế quản lý tài chính ngân sách phường đã có những chuyển biến tích cực làm cho ngân sách phường thực sự là công cụ quan trọng, là phương tiện vật chất để chính quyền phường thực hiện những chức năng nhiệm vụ được giao như: quản lý kinh tế - văn hoá - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của địa phương. Tuy nhiên thực tế quá trình thực hiện luật NSNN, công tác quản lý ngân sách phường vẫn còn những hạn chế nhất định, yếu kém cần tháo gỡ. Quản lý chu trình ngân sách cấp phường tại quận Hoàng Mai bao gồm những khâu sau

2.2.4.1. Lập, phê duyệt và giao dự toán ngân sách cấp phường

Dự toán ngân sách cấp phường được lập căn cứ vào cơ sở pháp lý: Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 quy định về quản lý ngân sách phường và các hoạt động tài chính khác của phường, theo đó trình tự lập dự toán được tiến hành như sau

Đầu quý 3 hàng năm, phòng Tài chính – Kế hoạch quận Hoàng Mai và bộ phận Tài chính kế toán cấp phường trao đổi về khả năng thu và nhu cầu chi

của cấp phường để có sự thống nhất cho phù hợp với định hướng chung của cấp quận, từ cơ sở này bộ phận tài chính kế toán cấp phường hướng dẫn các ban nghành, đoàn thể cấp phường lập dự toán thu chi ngân sách cho năm kế tiếp đối với từng bộ phận dự toán trực thuộc. Căn cứ vào lập dự toán ngân sách cấp phường theo quy định, bộ phận tài chính kế toán phường tổng hợp dự toán thu chi ngân sách cấp phường báo cáo với UBND cấp phường trình HĐND cấp phường xem xét, phê duyệt gửi lên Phòng Tài chính – Kế hoạch quận Hoàng Mai

Căn cứ vào dự toán ngân sách cấp phường gửi lên, phòng Tài chính – Kế hoạch quận tổng hợp xây dựng dự toán cấp quận và gửi Sở tài chính

Khi nhận được dự toán ngân sách năm sau của cấp thành phố, Phòng Tài chính-Kế hoạch quận tham mưu cho UBND cấp quận dự kiến phân bổ dự toán cho cấp phường và các đơn vị trực thuộc để làm cơ sở tạm giao dự toán thu chi ngân sách cho từng phường. Khi nhận được quyết định giao dự toán của UBND cấp thành phố, Phòng Tài chính-Kế hoạch quận Hoàng Mai sẽ xem xét và trình UBND quận giao dự toán chính thức cho cấp phường. Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp phường được thông báo nơi trụ sở phường cho nhân dân trong phường được biết.

Có thể nói rằng qua việc tìm hiểu trình tự lập dự toán ngân sách cấp phường đã trình bày trên, chúng ta có thể thấy về bản chất phân bổ dự toán giữa cấp thành phố và cấp quận, giữa cấp quận và cấp phường là một quá trình thỏa hiệp về nguồn thu, số thu và nhiệm vụ chi. Ngân sách cấp phường thường xây dựng dự toán thu theo khả năng tối thiểu và xây dựng dự toán chi theo yêu cầu tối đa để tăng nguồn thu, hướng giao chỉ tiêu thu để ngân sách cấp phường phấn đấu thực hiện, đồng thời đảm bảo chi theo định mức thống nhất, vì vậy thực tế vẫn còn tình trạng chưa tích cực, chưa hiệu quả trong khâu đầu tiên xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp phường. Hơn nữa chúng ta có thể thấy chất lượng dự toán ngân sách cấp phường thường phụ

thuộc vào trình độ của cán bộ tài chính cấp phường. Việc lập dự toán thu, chi ngân sách cấp phường còn mang nặng tính hình thức, không thực tế và không khả thi, trong quá trình thực hiện khâu này cấp cơ sở chưa được coi trọng, chú yếu còn mang tính áp đặt từ trên xuống chính điều này đã làm cho cấp phường không tự chủ được trong quá trình lập dự toán ngân sách của mình.

2.2.4.2. Chấp hành ngân sách cấp phường

Chấp hành ngân sách là quá trình sử dụng các biện pháp về kinh tế, tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi trong dự toán ngân sách cấp phường trở thành hiện thực. Khâu chấp hành ngân sách được thực hiện như sau:

- Chia dự toán thu, chi năm thành dự toán thu, chi từng quý và từng tháng để tổ chức thực hiện. Căn cứ vào dự toán cấp phường đã lập trong cả năm và khả năng thu, nhu cầu chi của từng quý, bộ phận tài chính kế toán cấp phường lập dự toán thu, chi cho từng quý có phân chia từng tháng gửi lên kho bạc nhà nước nơi giao dịch để làm cơ sở thanh toán cũng như kiểm soát các khoản chi. Trên cơ sở dự toán đã lập cấp phường tiến hành các hoạt động quản lý nguồn thu và chi.

- Tổ chức thu ngân sách cấp phường

Thu ngân sách cấp phường được thực hiện dựa vào căn cứ pháp lý sau:

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn quận Hoàng Mai – TP Hà Nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w