Miền Nam chiến đấu chống "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (196 5 1968)

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HSG SỬ 9 (Trang 74)

- Đánh nhanh thắng nhanh, chiếm các thành phố, thị xã nhằm tiêu

1. Miền Nam chiến đấu chống "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (196 5 1968)

a. Chiến lợc "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở miền Nam (âm mu và thủ đoạncủa Mĩ trong chiến lợc "Chiến tranh cục bộ" ?) của Mĩ trong chiến lợc "Chiến tranh cục bộ" ?)

- Hoàn cảnh ra đời: Để cứu vãn sự phá sản của "Chiến tranh đặc biệt", nhằm đàn áp cách mạng miền Nam, ngăm chặn sự chi viện của miền Bắc, từ 3/1965, Mĩ đã chính thức thực hiện chiến lợc "Chiến tranh cục bộ" và gây ra cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền Bắc.

- Bản chất của chiến tranh cục bộ: "Chiến tanh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lợc thực dân mới đợc tiến hành bằng lực lợng quân viễn chinh Mĩ, quân ch hầu của Mĩ và quân nguỵ tay sai. Trong đó, quân Mĩ đóng vai trò quan trọng nhằm chống lại các lực lợng cách mạng miền Nam.

- Để thực hiện chiến lợc “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ đã triển khai các biện pháp

sau:

+ Mĩ đã đa ồ ạt quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam. Cuối 1964, lính Mĩ có mặt ở miền Nam là 26.000 vạn tên, đến cuối 1965 tăng lên 200.000, đến cuối 1967 lên tới 537.000 tên. Ngoài ra còn có 70.000 lính hải quân và không quân trên các căn cứ ở Guam, Philíppin, Thái Lan và Hạm đội 7 sẵn sàng tham chiến ở miền Nam.

+ Dựa vào quân số động, vũ khí hiện đại, hoả lực mạnh, cơ động nhanh, Mĩ mở cuộc hành quân “tìm diệt” mang tên “ánh sáng sao” vào căn cứ quân giải phóng ở Vạn Tờng. Tiếp đó, Mĩ mở 2 cuộc phản công chiến lợc trong 2 mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng tự do và căn cứ kháng chiến của ta.

+ Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân lần thứ nhất (từ 5/8/1964 đến 1/11/1968)

b. Miền Nam chiến đấu chống "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ (1965 - 1968)

Với ý chí “quyết chiến, quyết thắng” giặc Mĩ xâm lợc, đợc sự phối hợp chiến đấu và chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, quân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu và liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn.

* Thắng lợi về quân sự:

- Chiến thắng Vạn Tờng

+ Sáng ngày 18/8/1965, Mĩ huy động 9.000 quân với các phơng tiện chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tờng (Quảng Ngãi) nhằm tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây thanh thế cho lính thuỷ đánh bộ Mĩ.

+ Sau 1 ngày chiến đấu, một trung đoàn chủ lực của ta cùng với dân quân du kích, nhân dân địa phơng đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, tiêu diệt hơn 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, hạ 13 máy bay.

+ ý nghĩa: Vạn Tờng đợc coi là "ấp Bắc" đối với quân Mĩ, mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam và cũng chứng minh khả năng thắng Mĩ trong “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta.

- Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966:

+ Mùa khô 1965 - 1966, Mĩ huy động 720.000 quân gồm Mĩ, ch hầu và nguỵ (quân Viễn chinh và quân ch hầu là 220.000) mở cuộc phản công chiến lợc lần thứ nhất (từ 1/1966 đến 4/1966) với tổng số 450 cuộc hành quân lớn nhỏ nhằm vào đồng bằng khu V và Đông Nam Bộ với mục tiêu là đánh bại quân giải phóng và giành thế chủ động trên chiến trờng.

+ Quân dân ta đã chặn đánh địch trên mọi hớng, tiến công khắp mọi nơi. Kết quả ta đã tiêu diệt 67.000 tên địch (trong đó có 3,5 vạn quân Mĩ và ch hầu), bắn rơi và phá huỷ 940 máy bay, phá huỷ 600 xe tăng và xe bọc thép, 1.310 ôtô.

- Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967:

+ Mùa khô 1966 - 1967, Mĩ đã mở cuộc hành quân chiến lợc lần 2 với 980.000 quân (Mĩ và ch hầu là 440.000) với 895 cuộc hành quân lớn nhỏ trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt nhằm vào hớng chiến lợc chính là miền Đông Nam Bộ nh: Cuộc hành quân Attơn borơ đánh vào chiến khu Dơng Minh Châu (Thuộc Tây Ninh, 11/1966); cuộc hành quân Xêđa phôn đánh vào “tam giác sắt” (Trảng Bàng - Bến Súc - Củ Chi) vào 1/1967; cuộc hành quân Gianxơn Xity đánh vào chiến khu Dơng Minh Châu (2 - 4/1967) nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta, tạo bớc ngoặt trong chiến tranh.

+ Với thế chủ động tiến công và phối hợp với các chiến trờng khác, quân ta mở hàng loạt trận phản công đánh bại các cuộc hành quân của địch. Ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định” của Mĩ đều bị đánh tan. Kết quả quân ta đã diệt 175.000 tên địch (trong đó có 76.000 Mĩ và ch hầu), bắn rơi và phá huỷ 1.800 máy bay, 1.627 xe tăng và xe bọc thép, 2.107 ôtô.

* Thắng lợi về chính trị:

- Trong các đô thị ở miền Nam, giai cấp công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, các binh sĩ nguỵ đều nổi dậy đấu tranh đòi Mĩ rút về n- ớc, đòi tự do dân chủ.

- Uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đợc nâng cao trên trờng quốc tế. Đến cuối năm 1967, Mặt trận có cơ quan thờng trực ở hầu hết các nớc XHCN và một số nớc thuộc thế giới thứ 3. Cơng lĩnh của Mặt trận đợc 41 nớc, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức có tính chất khu vực lên tiếng ủng hộ.

- Ngoài ra ở các vùng nông thôn, quần chúng nông dân đợc sự hỗ trợ của các lực lợng vũ trang đã vùng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, trừng trị bọn ác ôn, phá từng mảng lớn “ấp chiến lợc”.

* Cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt tết Mậu Thân (1968)

- Hoàn cảnh và chủ trơng của ta (nguyên nhân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ?): Xuất phát từ nhận định so sánh lực lợng thay đổi có lợi cho ta sau 2 mùa khô và lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta đã

chủ trơng mở một cuộc “tổng công kích, tổng khởi nghĩa” trên toàn miền Nam chủ yếu là các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng quân viễn chinh Mĩ, đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán và rút hết quân về nớc.

- Diễn biến: Quân ta đã mở cuộc tập kích chiến lợc vào giao thừa tết Mậu Thân (đêm 30 rạng 31/1/1968). Cuộc tổng tiến công và nổi dậy diễn ra trong 3 đợt: 30/1 - 25/2/1968; 4/5 - 18/6/1968; 17/8 - 23/9/1968. Ta đã tiến công và nổi dậy ở 37/44 thị xã, 5/6 thành phố, hàng trăm thị trấn, quận lị và nhiều vùng nông thôn. Tại Sài Gòn, ta tiến công toà Đại sứ Mĩ , Dinh Độc lập, Bộ tổng tham mu nguỵ, Bộ t lệnh biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Đài phát thanh, sân bay Tân Sơn Nhất...

- Kết quả: Trong đợt 1 quân ta đã tiêu diệt 150.000 tên địch (trong đó có 43.000 lính Mĩ), phá huỷ một khối lợng lớn vật chất và phơng tiện chiến tranh.

Nhng do lực lợng địch còn đông, cơ sở ở thành thị mạnh, chúng nhanh chóng phản công lại quân ta ở cả thành thị lẫn nông thôn. Vì vậy, trong đợt 2 và 3, lực l- ợng ta gặp nhiều khó khăn và tổn thất, bị đẩy khỏi thành phố. Những ngời có cảm tình và ủng hộ cách mạng trớc đó bị bắt, bị giết hại, nhiều vùng nông thôn bị địch chiếm. Mục tiêu của cuộc tổng tiến công và nổi dậy không đạt đợc.

- Nguyên nhân của hạn chế: Do ta chủ quan trong việc đánh giá tình hình của ta và địch; do t tởng chủ quan nóng vội muốn giành thắng lợi lớn, kết thúc chiến tranh nhanh; do chỉ đạo không chủ động, kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành phố về vùng nông thôn.

- ý nghĩa: Mở ra một bớc ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nớc, làm lung lay ý chí xâm lợc của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lợc, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chịu đến Hội nghị Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh xâm lợc.

2. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ 1 của Mĩ, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phơng lớn (1965 - 1968)

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HSG SỬ 9 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w