Miền Nam chiến đấu chống " chiến tranh đặc biệt" của Mĩ

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HSG SỬ 9 (Trang 72)

- Đánh nhanh thắng nhanh, chiếm các thành phố, thị xã nhằm tiêu

b. Miền Nam chiến đấu chống " chiến tranh đặc biệt" của Mĩ

* Chủ trơng của ta:

- Để đáp ứng đợc yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về sự lãnh đạo và lực lợng của cách mạng của miền Nam, tháng 1/1961, Trung ơng cục miền Nam đợc thành lập thay cho Xứ uỷ Nam Bộ cũ, các lực lợng vũ trang cách mạng thống nhất thành

Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (15/2/1961), Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (thành lập 20/12/1960) ngày càng đợc mở rộng.

- Quân dân ta ở miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mỹ và tay sai, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tấn công địch ở cả 3 vùng chiến lợc (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), đánh địch bằng 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

* Những thắng lợi của quân và dân ta:

- Quân và dân miền Nam đập tan kế hoạch Xtalây - Taylơ của Mỹ (1961 - 1963)

+ Về quân sự: Năm 1962, quân giải phóng và nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân nguỵ vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...vào phía bắc và tây bắc Sài Gòn.

Ngày 2/1/1963, quân và dân ta đã giành chiến thắng vang dội ở ấp Bắc (Mỹ Tho). Lần đầu tiên với số quân ít hơn địch 10 lần, các chiến sĩ quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại cuộc hành quân càn quét của trên 2.000 lính nguỵ có cố vấn Mĩ chỉ huy, có pháo binh, máy bay lên thẳng, xe tăng, xe bọc thép yểm trợ. Kết quả đã tiêu diệt 450 địch, bắn rơi 8 máy bay, bắn cháy 3 xe bọc thép M.113.

ý nghĩa: Chiến thắng này chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại hoàn toàn “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - nguỵ. Sau thắng lợi này, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”.

+ Trên mặt trận chống bình định”, cuộc đấu tranh giữa địch và ta diễn ra dai dẳng, giằng co nhau quyết liệt giữa lập và phá “ấp chiến lợc”. Đến cuối 1962, mặc dù đã rất cố gắng, chúng cũng chỉ thực hiện đợc một phần của kế hoạch bình định. Trên nửa tổng số ấp (8.000) với gần 70% nông dân (6,5 triệu) toàn miền Nam vẫn còn do cách mạng kiểm soát.

+ Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ở đô thị cũng diễn ra mạnh mẽ. Ngày 8/5/1963, 2 vạn tăng ni phật tử Huế biểu tình phản đối chính quyền Diệm cấm treo cờ phật. Diệm cho đàn áp làm hàng chục phật tử chết và bị thơng. Làn sóng ủng hộ phật tử Huế lan ra cả nớc. Tại Sài Gòn, ngày 11/6/1963 Hoà Thợng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm. Ngày 16/6/1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm lung lay chính quyền Nguỵ. Mỹ đã ép Diệm phải dàn xếp nhng chính quyền Diệm vẫn tiếp tục đàn áp phong trào. Ngày 1/11/1963, Mỹ đã giật dây cho bọn tớng lĩnh Dơng Văn Minh tiến hành đảo chính giết anh em Diệm, Nhu. Điều này thể hiện sự khủng hoảng trầm trọng của hệ thống nguỵ quyền miền Nam.

Kết quả, đến cuối 1963, thời hạn cho kế hoạch Xtalay - Tay lơ đã hết nhng Mỹ vẫn không bình định đợc Miền Nam điều đó khẳng định sự phá sản của kế hoạch này.

- Quân và dân miền Nam đập tan kế hoạch Giônxơn - Mácnamara (1964- 1965)

+ Đầu 1964, tổng thống Mĩ Giônxơn (mới lên thay Kennơđi bị ám sát ngày 22/11/1963) đã chuẩn y kế hoạch Giônxơn - Macnamara thay thế cho kế hoạc Xtalây - Taylơ. Kế hoạch này nhằm đẩy mạnh hơn nữa “chiến tranh đặc biệt”, tăng cờng hơn nữa vai trò của Mĩ trên chiến trờng nhằm bình định miền Nam có trọng điểm (chủ yếu xung quanh Sài Gòn - Gia Định) trong thời hạn 2 năm.

+ Thắng lợi của ta:

Thắng lợi về quân sự: quân và dân miền Đông Nam Bộ mở chiến dịch Đông xuân 1964 - 1965 với trận mở màn vào ấp Bình Giã (Bà Rịa) ngày 2/12/1964. Kết quả ta diệt 1700 địch thu và phá huỷ nhiều phơng tiện chiến tranh. Thừa thắng, quân dân Miền Nam đẩy mạnh đánh địch vào xuân hè 1965 và đã giành thắng lợi ở An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hoà).

Trên mặt trận chống bình định, trong năm 1964 và đầu 1965, từng mảng lớn “ấp chiến lợc” đã bị phá. Nếu giữa 1963, chúng đã lập đợc 7.512 “ấp chiến lợc” với 9 triệu dân thì đến cuối 1964 chỉ còn 3300 ấp và đến 6/1965 chỉ còn 2200 ấp với 5,5 triệu dân. Vùng giải phóng ngày càng đợc mở rộng.

Phong trào đấu tranh chính trị trong các đô thị lên cao, đặc biệt là sau sự kiện chính quyền Nguyễn Khánh xử bắn Nguyễn Văn Trỗi (15/10/1964). Tính từ cuối 1963, khi Diệm đổ đến giữa 1965 khi Nguyễn Văn Thiệu lên cầm quyền, Sài Gòn có tới trên 10 cuộc đảo chính quân sự để thay thế ngời đứng đầu chính quyền tay sai Mỹ.

Nh vậy, về cơ bản đến đầu 1965 “chiến tranh đặc biệt”của Mỹ - nguỵ bị phá sản.

- Chiến lợc “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản làm thất bại âm mu định “dùng ngời Việt đánh ngời Việt” của Mỹ.

- Thắng lợi của quân dân miền Nam đã dẫn đến sự suy yếu và khủng hoảng của chế độ Mỹ - nguỵ, làm cho Mĩ bị động phải chuyển sang một chiến lợc chiến tranh mới.

- Thắng lợi này đã mở rộng và phát triển toàn diện thế chiến lợc tiến công của cách mạng miền Nam, là cơ sở để nhân dân ta ở miền Nam tiến lên đập tan những kế hoạch chiến tranh mới của đế quốc Mĩ, giành thắng lợi hoàn toàn.

III. cách mạng hai miền nam bắc trong Giai đoạn 1965- 1968

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HSG SỬ 9 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w