Tình hình kinh tế xã hội miền Bắc sau

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HSG SỬ 9 (Trang 62)

- Đánh nhanh thắng nhanh, chiếm các thành phố, thị xã nhằm tiêu

a. Tình hình kinh tế xã hội miền Bắc sau

Sau 1954, miền Bắc tuy đã giải phóng nhng do chiến tranh tàn phá, chính sách cai trị của chế độ thực dân phong kiến nên nền kinh tế và xã hội còn rất nhiều khó khăn.

- Về kinh tế nông nghiệp, ở những vùng mới giải phóng, do hậu quả của những cuộc càn quét, dồn dân lập vành đai trắng của địch, nhiều ruộng đất bị bỏ hoang , đê điều bị phá hoại, trâu bò bị giết hại. Tình trạng chung ở nông thôn là sức kéo, nông cụ thiếu nghiêm trọng, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. ở những vùng tự do tuy nông nghiệp cũng đã đợc chú ý nhng về cơ bản kỹ thuật cũng rất lạc hậu, công cụ thô sơ.

- Về kinh tế công nghiệp, ở các thành phố lớn nh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định nhiều cơ sở công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy đã bị thực dân Pháp tháo gỡ hoặc phá hoại khi rút đi nên không hoạt động đợc hoặc hoạt động cầm chừng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp ở vùng tự do thì quy mô còn nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu. Công nhân thì thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

- Cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối 1953 cũng chỉ mới tiến hành ở một số địa phơng thuộc vùng tự do. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến.

- Trớc tình hình đó, Đảng và Nhà nớc chủ trơng đẩy mạnh cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thơng chiến tranh, nhằm củng cố miền Bắc, đa miền Bắc bớc sang một giai đoạn cách mạng mới.

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HSG SỬ 9 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w