Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 81)

Nguồn nhân lực quan trọng nhất mang tính quyết định và nâng cao lợi thế cạnh tranh của CT. Chính vì thế nhằm giúp CT nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì vai trò của nhân lực là hết sức quan trọng và cần thực hiện các giải pháp về nhân lực như sau:

1. Nâng cấp quản trị CT theo mô hình hiên đại, hệ thống phân công và đánh giá công việc công bằng, tuyển dụng, đào tạo và bố trí nhân sự theo đúng chức năng.

2. Thu hút nhân tài: CT cần có giải pháp cạnh tranh nhân tài hợp lý nhằm thu hút những người có trình độ cũng như kinh nghiệm về phục vụ cho CT. (Hiện nay tình trạng con ông cháu cha, người nhà của những người thân,.. tuy không có trình độ nhưng vẫn được nhận vào làm).. Tìm kiếm và thu hút những nhân sự cấp cao, có năng lực từ các nguồn khác nhau.

3. Có chính sách đãi ngộ tốt cho người lao động : Song song với chính sách thu hút nhân tài CT cũng cần có chính sách hỗ trợ, đãi ngộ những người lao động giỏi, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp phát triển của CT như : Khen thưởng kịp

thời, tăng lương, tặng CP thưởng, xem xét cất nhắc nếu xét năng lực họ có đủ, cho đào tạo nâng cao nghiệp vụ, từ đó tạo sự gắn bó, và sẽ làm việc hết mình vì sự nghiệp chung của CT và cũng là của người lao động.

4. Huấn luyện, đào tạo : Thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo, huấn luyện về chuyên ngành, kỹ thuật, kỹ năng bán hàng, quản lý cho cán bộ công nhân viên toàn CT (đặc biệt là bộ phận bán hàng).

5. Tăng cường qui hoạch nhân sự : Luôn chú ý việc phát triển đội ngũ kế thừa, bên cạnh CT cũng cần có chính sách gửi nhân viên có năng lực chuyên môn, đạo đức đi đào tạo hoặc hỗ trợ kinh phí để học tập lên cao sau đó về phục vụ CT tốt hơn.

6. Môi trường làm việc: CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa cần tạo ra một môi trường làm việc tốt, công bằng, minh bạch, xây dựng văn hóa CT, có cơ hội thăng tiến cho người lao động, chính điều này tạo niềm tin và động lực làm việc cho người lao động. Tránh tình trạng con ông cháu cha như hiện nay mặc dù CT đã CP hóa.

Hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo tại CT

Phát huy điểm mạnh: tiếp tục triển khai chương trình đào tạo cụ thể cho nhân viên mới như an toàn lao động, luật lao động, đào tạo những kỹ năng chuyên môn cho nhân viên thích ứng với từng vị trí công việc, chương trình hướng nghiệp của tập đoàn Tín Nghĩa đến với sinh viên các trường. Phối hợp với các dịch vụ săn đầu người, các dịch vụ việc làm có uy tín để tìm kiếm các nguồn lao động có chất lượng để bổ sung vào vị trí thiếu hụt.

Quá trình giáo dục đào tạo và phát triển nhân viên có thể được khái quát theo sơ đồ hình 3.2:

Nguyễn Hữu Thân (1998), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê TP.Hồ Chí Minh,

TP.HCM

Hình 3.2: Ti n trình đào tạo và phát triển

MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG

Định rõ nhu cầu đào tạo và phát triển

Ấn định các mục tiêu cụ thể

Lựa chọn các phương thức thích hợp

Lựa chọn các phương tiện thích hợp

Thực hiện chương trình đào tạo – phát triển

Đánh giá chương trình đào tạo phát triển

Căn cứ vào sơ đồ hình 3.2 và tuỳ theo tình hình và nhiệm vụ thực tế, CT điều chỉnh cho hợp lý. Song để giải quyết tình hình thực tại CT cần thực hiện các chính sách đào tạo sau:

- Đào tạo cán bộ chủ chốt của CT bằng chương trình ngắn hạn và dài hạn do các trường đại học tổ chức. Cử cán bộ tham gia vào cuộc hội thảo trong và ngoài nước để học tập những kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài.

- Tổ chức học tập trong nội bộ: về nội quy lao động, tổ chức thi tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

- Tổ chức thi tuyển các vị trí cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ theo đúng quy trình và yêu cầu của công việc.

Hoàn thiện công tác đánh giá nhân sự tại CT

Phát huy điểm mạnh: Xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng công đoạn trong cơ cấu tổ chức, xây dựng mục tiêu cho từng nhân viên, quà tặng bằng hiện vật khi có những sáng kiến đóng góp cho CT .

Khắc phục điểm yếu: Cải thiện quy trình đánh giá các nhân viên, tiêu chuẩn, hiệu quả công việc, trình độ chuyên môn cho các nhân viên ở từng bộ phận của CT . Tiếp tục hoàn thiện chương trình huấn luyện, đào tạo cho các nhân viên mới hoặc chuyển bộ phận nghiệp vụ về trình tự công việc chuyên môn, điều kiện làm việc, văn hóa tổ chức và vai trò trách nhiệm để nhân viên nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới.

Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc hàng tháng của mỗi nhân viên còn yếu tố chủ quan của người trực tiếp quản lý, nên cần xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng công việc cụ thể. Thành lập tổ định mức, xây dựng tiêu chuẩn công việc, định lượng công việc.

Dự ki n hiệu quả giải pháp mang lại : Thực hiện tốt công tác quản trị nguồn nhân lực giúp CT giữ được khách hàng cũ và có thêm nhiều khách hàng mới làm cho sản lượng tiêu thụ tăng lên nhờ vào chính sách tiền thưởng cho nhân viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kinh doanh. Ngoài ra còn giúp cho cán bộ nhân viên ngày một nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như tinh thần gắn bó lâu dài với CT, giảm bớt chi phí tuyển dụng và đạo tạo nhân viên.

3.4. Ki n nghị

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, với quan điểm cá nhân có một số kiến nghị như sau:

3.4.1 Ki n nghị với nhà nƣớc

Quy định “cứng” trong Nghị định 84 về việc buộc tổng đại lý, đại lý chỉ được ký hợp đồng với một DN đầu mối, chỉ được mua bán xăng, dầu với các DN trong cùng hệ thống phân phối đã khiến các đơn vị không có cửa để chọn các DN có điều kiện cung ứng hàng với giá tốt nhất, dù thấy rõ giá mình đang mua chưa phải là tốt nhất trên thị trường. Quy định này không chỉ hạn chế cạnh tranh mà còn tạo ra những đặc quyền cho DN đầu mối, tạo kẽ hở cho việc đầu cơ, găm hàng, ép buộc nhau trong mua bán, trong việc trả hoa hồng..., tạo ra những bất ổn của thị trường trong toàn hệ thống. Nên đa dạng hóa nguồn nhập hàng, xem xét cho các tổng đại lý, đại lý được ký hợp đồng với ít nhất ba đầu mối để có mức giá cạnh tranh tốt nhất cho người tiêu dùng. Hiện có 12 DN đầu mối nhập khẩu xăng, dầu, nếu DN nào cung cấp xăng kém chất lượng thì phạt, tái phạm nhiều lần thì loại bỏ.

Thù lao đại lý là vấn đề cần được quan tâm. Trong giai đoạn lỗ giá vốn các DN đầu mối giảm thù lao đến mức thấp nhất khiến đại lý lỗ, kéo theo tình trạng bán cầm chừng. Khi có lãi, các DN đầu mối tìm mọi cách tăng thù lao, giành giật, lôi kéo các đại lý ở hệ thống phân phối khác về với mình dẫn đến thị trường bất ổn, cạnh tranh gay gắt. Do đó, Nhà nước cần quy định mức thù lao tối thiểu để các đại lý đảm bảo được chi phí và có lãi nhằm tổ chức kinh doanh lành mạnh, tuân thủ pháp luật và mức thù lao tối đa để tránh tình trạng các đầu mối đẩy thù lao quá cao gây mất ổn định thị trường.

Xăng, dầu là mặt hàng thiết yếu. Các đại lý xăng, dầu phải “bảo đảm cung ứng liên tục xăng, dầu ra thị trường” để giữ vững sự ổn định kinh tế - xã hội. Với

mục đích ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, có giai đoạn giá xăng, dầu bán lẻ trong nước được giữ ổn định trong khi giá xăng, dầu thế giới liên tục tăng cao, do vậy DN đầu mối bị thua lỗ, hoa hồng đại lý xuống thấp, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh đại lý, bán lẻ xăng, dầu. Do đó, các đại lý DN cho phép được ngưng bán tạm thời nếu bị thua lỗ. Trường hợp vẫn bắt buộc kinh doanh bình thường thì cơ quan quản lý có biện pháp hỗ trợ khi đại lý, DN chứng minh được lỗ thực tế.

3.4.2 Ki n nghị với Tổng CT Tín Nghĩa

Kỹ năng, trình độ của nguồn nhân lực quyết định hiệu quả kinh doanh của CT Xăng dầu Tín Nghĩa. Hơn nữa, do hướng phát triển kinh doanh của CT Xăng dầu Tín Nghĩa nên nguồn nhân lực phải phát triển phù hợp với tình hình kinh doanh trong điều kiện mới, nên Tổng CT Tín Nghĩa không phải áp đặt và can thiệp quá sâu trong công tác quản trị nguồn nhân lực như tuyển dụng nhân sự, điều động nhân sự và chính sách lương thưởng tại CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa.

Tóm tắt chƣơng 3

Xuất phát từ thực trạng kinh doanh của CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa hiện nay, dựa vào mục tiêu phát triển của CT cùng với triển vọng phát triển ngành xăng dầu ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra các giải pháp chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh của CT, các giải pháp như: Nhóm giải pháp về tăng trưởng và phát triển (Giải pháp duy trì và phát triển thị trường, giải pháp marketing, giải pháp duy trì và phát triển thương hiệu); Nhóm giải pháp nội bộ (giải pháp về kiểm soát chi phí, giá bán cạnh tranh, giải pháp về tài chính, giải pháp phát triển nguồn nhân lực). Đồng thời theo nhận định riêng của tác giả đã đề xuất một vài kiến nghị đối với Nhà nước và Tổng CT Tín Nghĩa để góp phần thực hiện tốt các giải pháp.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng gây gắt, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu thì vấn đề hiệu quả kinh doanh là thước đo khắc nghiệt cho tất cả mọi thành phần kinh tế, bất kể đó là DN nhà nước hay CT CP. Những khó khăn và thách thức để tồn tại của DN chỉ có thể giải quyết được khi DN chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, phải tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, thông qua đó phân tích, đánh giá xem hiệu quả ở mức độ nào, các nhân tố ảnh hưởng tới chúng, từ đó định ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DN.

CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa là một trong những DN được thành lập trong thời gian chuyển tiếp giữa cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng do nhận thức được vai trò và ý nghĩa quyết định của công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh trong việc tồn tại và phát triển của CT, cho nên trong thời gian vừa qua CT đã không ngừng tìm tòi, phát huy nỗ lực của mình để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thực tế cho thấy CT CP Xăng dầu đã đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức khắc nghiệt này. Điều này chứng tỏ CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa là một trong những DN có độ nhạy bén, linh hoạt cao, hoạt động một cách có hiệu quả trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên để đứng vững và phát triển trong tương lai đòi hỏi CT phải không ngừng tìm tòi các giải pháp quan tâm một cách thích đáng trong công tác nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của CT, đóng góp lợi nhuận đáng kể cho Tổng CT Tín Nghĩa, đồng thời còn góp phần phát triển kinh tế của Tỉnh và vùng lân cận, bình ổn giá xăng dầu, phục vụ nhu cầu về xăng dầu của người tiêu dùng ngày càng tốt hơn.

Với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa đến năm 2017”, tác giả muốn nhấn mạnh việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của CT. Tác giả tin tưởng rằng những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà tác giả đề

nghị mang tính thực tiễn, thiết thực và khả thi cho CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa. Tuy đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và trình bày luận văn, song khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các đồng nghiệp và các cơ quan có quan tâm đến đề tài này.

Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự tận tình của Thầy hướng dẫn khoa học, sự quan tâm của tập thể Quý Thầy, Cô phòng sau đại học - Trường Đại học Lạc Hồng, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành bài luận văn này.

Tài sản lưu động 354,581.0 253,229.0 188,986.0 207,139.0

Nợ ngắn hạn 306,092.0 235,720.0 192,423.0 226,368.0

Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Rc) 1.16 1.07 0.98 0.92

Tài sản lưu động 354,581.0 253,229.0 188,986.0 207,139.0

Hàng tồn kho 55,917.0 95,765.0 45,080.0 66,227.0

Nợ ngắn hạn 306,092.0 235,720.0 192,423.0 226,368.0

Tỷ lệ thanh toán nhanh (Rq) 0.98 0.67 0.75 0.62

Tổng Nợ (TD) 348,558 256,108 199,884 236,486

Tổng Tài Sản (TA) 606,584 525,122 467,989 500,649

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A) 57.5% 48.8% 42.7% 47.2%

Lợi nhuận trước thuế và lãi (EBIT) 44,741 56,187 45,924 28,700

Lãi phải trả (I) 14,447 25,632 26,477 17,991 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ thanh toán lãi vay (ICR) 3.10 2.19 1.73 1.60

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012

Chỉ tiêu Năm 2009

Doanh thu 1,454,374 1,855,329 2,773,960 2,170,492

Tổng tài sản 606,584 525,122 467,989 500,649

Hiệu quả sử dụng tài sản (TAT) 2.40 3.53 5.93 4.34

Giá vốn hàng bán 1,400,061 1,801,497 2,705,448 2,114,557

Hàng tồn kho 55,917 95,765 45,080 66,227

Vòng quay tồn kho 25.04 18.81 60.01 31.93

Các khoản phải thu 98,737 64,539 85,500 75,954

Doanh thu 1,454,374 1,855,329 2,773,960 2,170,492

Kỳ thu tiền bình quân (ACP) 24 13 11 13

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

9 tháng / 2012

Lợi nhuận sau thuế 30,463 23,442 15,565 8,379

Doanh thu 1,454,374 1,855,329 2,773,960 2,170,492

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 2.1% 1.3% 0.6% 0.4%

Lợi nhuận sau thuế 30,463 23,442 15,565 8,379

Tổng tài sản 606,584 525,122 467,989 500,649

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 5.0% 4.5% 3.3% 1.7%

Lợi nhuận sau thuế 30,463 23,442 15,565 8,379

Vốn chủ sở hữu 223,168 232,290 232,161 228,247

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 13.7% 10.1% 6.7% 3.7%

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội.

Chi phí nhân công 12,207,322,732 16,976,881,234 21,979,218,390 18,903,600,466

Số lao động 296 305 316 328

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 44,741 56,187 45,924 28,700 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị gia tăng trên một lao động (ES) 41,241,106 55,662,090 69,554,634 57,633,016

Năm 2011

Năm 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

9 tháng / 2012

9 tháng / 2012

Năm 2011 = 0.98 9 tháng/2012 = 0.92 Năm 2009 = 0.98 Năm 2010 = 0.67 Năm 2011 = 0.75 9 tháng/2012 = 0.62 Năm 2009 = 57.5% Năm 2010 = 48.8% Năm 2011 = 42.7% 9 tháng/2012 = 47.2% Năm 2009 = 3.10 Năm 2010 = 2.19 Năm 2011 = 1.73 9 tháng/2012 = 1.60

Tỷ lệ thanh toán nhanh (Rq)

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (D/A)

Năm 2011 = 5.93 9 tháng/2012 = 4.34 Năm 2009 = 25.04 Năm 2010 = 18.81 Năm 2011 = 60.01 9 tháng/2012 = 31.93 Năm 2009 = 24.44 Năm 2010 = 12.52 Năm 2011 = 11.10 9 tháng/2012 = 12.60 Vòng quay tồn kho

Năm 2011 = 0.6% 9 tháng/2012 = 0.4% Năm 2009 = 5.0% Năm 2010 = 4.5% Năm 2011 = 3.3% 9 tháng/2012 = 1.7% Năm 2009 = 13.7% Năm 2010 = 10.1% Năm 2011 = 6.7% 9 tháng/2012 = 3.7% Năm 2009 = 41,241,106 Năm 2010 = 55,662,090 Năm 2011 = 69,554,634 9 tháng/2012 = 57,633,016 Giá trị gia tăng trên một lao động (ES) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chí Minh, TP.HCM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 81)