Bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 34 - 40)

Tính đến thời điểm 30/9/2012, tổng số lao động của Công ty là 328 người. Văn phòng CT đặt tại thành phố Biên Hòa, các trạm xăng dầu trãi rộng khắp địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên các tuyến quốc lộ, qua các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Long Khánh, Xuân Lộc và Định Quán. Văn phòng chính tại Biên Hòa vừa thực hiện việc bán buôn ngoài hệ thống, vừa đảm nhiệm việc quản trị điều hành hoạt động bán lẻ của các trạm xăng dầu trực thuộc. Hiện nay CT có 6 phòng ban chức năng, 34 chi nhánh trạm xăng dầu trực thuộc.

( Nguồn: Phòng hành chính nhân sự )

Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức

Bộ máy của CT được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, đảm bảo chức năng quyền hạn và trách nhiệm tập trung vào một đầu mối, đảm bảo thông tin mệnh lệnh được truyền đạt nhanh chóng và chính xác.

PHÓ GIÁM ĐỐC H. CHÍNH N.SỰ PHÓ GIÁM ĐỐC Đ.TƢ P.TRIỂN PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG H.CHÍNH N.SỰ PHÒNG KD XĂNG DẦU, GAS PHÒNG Đ.TƢ PHÁT TRIỂN PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÒNG KỸ THUẬT TRẠM XĂNG DẦU 2 TRẠM XĂNG DẦU 1 TRẠM XĂNG DẦU X TRẠM XĂNG DẦU X TRẠM XĂNG DẦU X VLXD 2 CỬA HÀNG VLXD ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Bộ máy quản lý của CT bao gồm các cơ quan chính sau:

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của CT theo Luật DN và Điều lệ của CT. ĐHĐCĐ có những trách nhiệm chính: thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về hướng phát triển của CT, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của CT.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị CT, có toàn quyền nhân danh CT quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của CT trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển CT, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý CT đồng thời đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra. Nhiệm kỳ của HĐQT là năm (5) năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trong nhiệm kỳ, ĐHCĐ có thể bãi nhiệm hoặc bầu bổ sung thành viên HĐQT để đảm nhiệm hết nhiệm kỳ.HĐQT CT gồm 5 thành viên bao gồm các thành viên:

- Ban kiểm soát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp ĐHĐCĐ giám sát và đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CT một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.Ban kiểm soát có 3 thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về tài chính – kế toán, do ĐHCĐ bầu và bãi nhiệm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.

- Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của CT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của CT, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của CT, kiến nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ CT, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong CT trừ các chức danh thuộc quyền quyết định của HĐQT, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong CT và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt

nguồn từ các nhiệm vụ trên.

Các phòng ban chức năng:

- Phòng Hành chính Nhân sự: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác

Tổ chức bộ máy, nhân sự phù hợp với từng thời kỳ;

Thanh toán lương, thưởng và các chế độ, chính sách cho người lao động; Công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ;

Công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân; bảo vệ tài sản, an ninh trật tự;

Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện nội quy lao động, các quy định của CT, vệ sinh an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của CT;

Phòng Kế toán Tài vụ: Tham mưu cho Giám đốc CT về công tác tài chính kế toán, quản lý sử dụng vốn; báo cáo hiệu quả của hoạt động tài chính và chế độ kế toán, bao gồm:

Hoạch định chiến lược quản trị tài chính và hoạt động kế toán CT;

Thực hiện các nghiệp vụ tài chính, các nghiệp vụ kế toán theo quy định của Nhà nước và điều lệ hoạt động của CT CP;

Đảm bảo nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh của CT; Phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt động tài chính;

Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát công tác kế toán cho đơn vị cơ sở trực thuộc thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê và các chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành;

Theo dõi và kiểm soát toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của CT.

Phòng Kinh doanh xăng dầu – Vật liệu xây dựng: Tham mưu cho Ban Giám đốc CT công tác tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, vật liệu xây dựng và các mặt hàng khác trong toàn CT.

Chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc về công tác kinh doanh; Cung ứng xăng dầu cho các đại lý và các trạm xăng dầu trực thuộc; Tìm kiếm mở rộng thị trường, tiếp thị mở rộng mạng lưới bán buôn.

Phòng Kinh doanh gas: Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh gas đốt, nhớt và các mặt hàng khác trong toàn CT.

Chỉ đạo và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc về công tác kinh doanh;

Nghiên cứu, đề xuất các hình thức quảng cáo, khuyến mãi nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh;

Cung ứng gas cho các đơn vị trực thuộc và khách hàng bên ngoài của CT; Tìm kiếm mở rộng thị trường, tiếp thị tìm thêm khách hàng;

Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Ban giám đốc về mặt chuyên môn kỹ thuật để đầu tư mới và sửa chữa, nâng cấp thiết bị trụ bơm tại các trạm xăng dầu.

Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị trụ bơm nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của các Trạm xăng dầu liên tục và ổn định;

Đề xuất phương án kinh doanh các vật tư thiết bị xăng dầu và dịch vụ sửa chữa;

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý bồn bể, trụ bơm.

Phòng Đầu tư Phát triển: Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển CT.

Nghiên cứu, xây dựng và lập các dự án mở rộng quy mô, phát triển chiều sâu và đầu tư mới theo chiến lược chung, phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn và tình hình thực tế;

Phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu, Cửa hàng VLXD, Kho VLXD và cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc kinh doanh khác;

Quản lý các công trình xây dựng của CT;

Tham mưu cho Giám đốc CT về thiết kế công trình, tổ chức đấu thầu, chọn thầu hoặc chỉ định thi công các công trình của CT;

Đề xuất cho Ban giám đốc hướng giải quyết về các vấn đề liên quan đến việc triển khai dự án.

Các chi nhánh trực thuộc:

Bảng 2.1 Danh sách các chi nhánh trực thuộc STT Địa phƣơng Số trạm

xăng dầu

Tên trạm

1 Thành phố Biên Hòa 7

Cầu Mới, Tân Ti n, Tân Phong, Tân Hòa, ICD, Ngã Ba Vũng Tàu,

Long Bình Tân. 2 Huyện Long Thành,

Nhơn Trạch 3

Long Tân, Phƣớc Bình, Nhơn Trạch.

3 Thị xã Long Khánh 6 Long Khánh, Suối Tre 1, Suối Tre 2, Trạm 34, Trạm 35, Xuân Tân. 4 Huyện Thống Nhất 4 Tín Thành, Xuân Thạnh, Quang

Trung, Gia Tân

5 Huyện Định Quán 6 Túc Trƣng, Định Quán 1, Định Quán 2, Định Quán 3, La Ngà, 6 Huyện Xuân Lộc 3 Xuân Thọ, Trạm 97,Lộc Thành, 7 Huyện Cẩm Mỹ 1 Trạm Hàng Gòn

8 Huyện Vĩnh Cửu 4 Trạm Phú Lý, Thạnh Phú, Vĩnh An, Tân Bình

Tổng cộng 34

Mạng lưới trạm xăng dầu của CT phân bố chưa đồng đều. Có địa phương tập trung khá nhiều trạm như : thành phố Biên Hòa, huyện Định Quán và thị xã Long Khánh, nhưng có nơi chưa xây dựng hoặc có quá ít trạm : Tân Phú, Trảng Bom, Cẩm Mỹ và Nhơn Trạch. Điều này cũng cho thấy khả năng tham gia thị trường xăng dầu của CT còn hạn chế trong khi nhiều địa phương có triển vọng phát triển thành khu kinh tế lớn, hứa hẹn nhiều tiềm năng tiêu thụ lại chưa được quan tâm đầu tư các trạm tương thích. Do vậy trong mục tiêu phát triển mạng lưới bán lẻ đến năm 2017, CT cần đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng thêm 10 trạm đã được qui hoạch cho phép của Tỉnh, tập trung vào các địa phương chưa có hoặc có rất ít trạm, đồng thời tích cực tìm kiếm thêm địa điểm mới cho hướng phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)