Chi phí kinh dooanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 44 - 47)

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 9 tháng / 2012

Chi phí Tỷ trọng /DT (%) Chi phí Tỷ trọng/ DT (%) Chi phí Tỷ trọng /DT (%) Chi phí Tỷ trọng/ DT (%) Giá vốn hàng bán 1.400.061 95 1.801.497 95,3 2.705.448 96,9 2.114.557 97,1 Chi phí tài chính 14.447 1 25.632 1,4 26.477 0,9 17.991 0,8 Chi phí bán hàng 19.755 1 11.980 0,6 28.086 1 25.341 1,2 Chi phí quản lý DN 8.243 0,6 19.472 1 13.317 0,5 9.539 0,4 Chi phí khác 1.150 0,1 1.255 0,1 307 0,1 610 0,1 Tổng cộng 1.443.656 97,9 1.859.836 98,4 2.773.635 99,3 2.168.038 99,5

Đặc thù kinh doanh mặt hàng chiến lược xăng dầu từng được xem thuộc độc quyền Nhà nước. Nhà nước thực hiện vai trò chi phối thông qua quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cũng như phân phối 12 DN đầu mối. Năm 2009, điều hành xăng dầu có bước ngoặc mới khi giá bán lẻ được định hướng vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của các CT xăng dầu vẫn phụ thuộc lớn vào cơ quan quản lý thị trường.

Do đó, giá mua và giá bán của CT cũng vận hành theo cơ chế thị trường. Từ năm 2009- 9 tháng/2012 giá vốn hàng bán CT tăng lên từng năm, chiếm tỷ trọng 96%-97% trên doanh thu. Để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế trong nước, Chính phủ chủ trương hạn chế tăng giá xăng dầu. Do đó, mức thù lao cho các tổng đại lý và đại lý giảm mạnh, có những thời điểm chỉ còn 100-150 đ/lít, không đủ bù đắp chi phí kinh doanh. Tuy nhiên, việc giá vốn hàng bán của CT tăng qua các năm nhưng giá bán lẻ cũng tăng nên lãi gộp của CT thực tế không biến động nhiều.

Chi phí tài chính qua năm 2009- 9 tháng/2012 đều tăng do tình hình lãi suất tăng. Tỷ trọng chi phí tài chính chiếm 0,8%-1,4% doanh thu.

Chi phí bán hàng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm 2009- quý 3/2012. Năm 2009 là 19 tỷ đồng, chiếm 1,3% doanh thu. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến việc ghi nhận chi phí, cụ thể: từ tháng 09 năm 2009, CT ký kết Hợp đồng liên kết kinh doanh với CT TNHH MTV kinh doanh xăng dầu Tín Nghĩa, gốp vốn bằng 15 TXD hiện có, hợp đồng được thanh lý vào tháng 04/2011. Do đó chi phí hoạt động kinh doanh của 15 TXD trên trong thời gian góp vốn không ghi nhận trên báo cáo tài chính.

Đối với chi phí quản lý DN không biến động nhiều trong năm 2009, 2011-9 tháng/2012. Riêng năm 2010, chi phí 19 tỷ, chiếm 1,05% doanh thu thuần, do CT phải gánh chi phí liên quan đến việc niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ (8,7 tỷ đồng).

Chỉ tiêu lợi nhuận

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ)

Hình 2.4: Lợi nhuận năm 2009 – 9 tháng /2012

Lợi nhuận của CT chủ yếu từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, lợi nhuận này phụ thuộc chủ yếu vào mức thù lao đại lý và tổng đại lý hưởng theo quy chế kinh doanh xăng dầu. Do đó, thù lao tăng hay giảm đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của CT.

Hiện xăng dầu trong nước hiện nay chủ yếu phải nhập khẩu, giá trong nước phụ thuộc vào sự biến động của giá thị trường thế giới. Năm 2011, giá xăng dầu thế giới luôn dao động và tăng ở mức cao do tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Điều này cho thấy doanh thu của CT trong năm 2011 tăng mạnh, nhưng do chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng nên lợi nhuận chỉ đạt có 15 tỷ đồng. Tuy CT đã tận dụng được những cơ hội kinh doanh vào thời điểm tăng giá bán lẻ hoặc thù lao đại lý cao nhưng trong năm do thù lao đại lý chỉ ở mức trung bình và thấp, các tháng đầu năm và cuối năm bị lỗ ( thù lao bình quân chỉ từ khoảng 170-250 đ) nên lợi nhuận đạt được không cao.

2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh tại CT CP Xăng dầu Tín Nghĩa 2.3.1. Phân tích chỉ tiêu khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu tín nghĩa đến năm 2017 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)