CÂN BẰNG NƯỚC VÀ MỤC ĐÍCH TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 30)

Nước là một dạng tài nguyên quan trọng nhất để duy trì cuộc sống của loài người và động, thực vật trên toàn thế giới. Tương tự như mọi loại hàng hóa, cung và cầu là vấn đề cần được xem xét đầu tiên để hoạch định sự phát triển của mọi ngành kinh tế. Không có sự cân bằng phù hợp thì sẽ xảy ra khủng hoảng: cung lớn hơn cầu thì khủng hoảng thừa, cung nhỏ hơn cầu thì gây ra khủng hoảng thiếu.

Do sự biến động của các yếu tố tự nhiên và sự phát triển của xã hội, cung và cầu luôn luôn biến động với xu thế ngày càng tăng về số lượng và đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Phải luôn tạo ra được trạng thái cân bằng thì mới duy trì được sự phát triển bền vững. Đặc thù của nguồn nước lại là một tài nguyên hữu hạn, xuất hiện theo một chu kỳ nhưng lại không đều theo không gian và thời gian, muốn cân bằng được nguồn nước thì phải có tác động của con người vào chu trình đó.

Nước thừa gây ra lụt lội, úng ngập; nước thiếu gây ra hạn hán. Thừa hoặc thiếu nước đều gây ra khủng hoảng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người và phát triển của xã hội. Cân bằng nước là cơ sở để con người biết khả năng của tự nhiên, mức độ mất cân bằng do biến động của nguồn nước và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống của con người ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai gây ra, từ đó tìm mọi biện pháp tạo ra sự cân bằng mới đáp ứng phát triển bền vững nguồn nước, điều đó chính là mục đích của việc tính toán cân bằng nước.

Cân bằng nước được hiểu là sự tính toán thử dần về việc thay đổi cả nguồn nước và nhu cầu dùng nước để tìm ra phương án sử dụng hợp lý nguồn nước phục vụ phát triển bền vững các ngành kinh tế xã hội phục vụ đời sống nhân dân song phải đảm bảo nguồn nước cũng phải được phát triển bền vững. Như vậy, cân bằng nước là bài toán liên kết giữa nguồn nước và nhu cầu dùng nước trên cơ sở thay đổi nguồn bằng các biện pháp công trình thủy lợi, đồng thời thay đổi nhu cầu nước bằng các cơ cấu phát triển kinh tế xã hội để tìm ra được một hoặc một số phương án thỏa hiệp nào đó đáp ứng phát triển nền kinh tế quốc dân hiện tại và tương lai nhưng vẫn tôn trọng và đảm bảo sự cân bằng phát triển bền vững nguồn nước.

Việc lập cân bằng nước cho một lưu vực sông hay một vùng lãnh thổ nào đó là sự xem xét cân đối giữa nguồn nước và nhu cầu dùng nước khi chưa có hoặc đã có sự can thiệp của con người bằng biện pháp công trình thủy lợi vào chu trình xuất hiện của nguồn nước cũng như điều chỉnh nhu cầu dùng nước của các phương án phát triển nhằm xác định được một phương án thỏa đáng đảm bảo vừa phát triển được kinh tế xã hội, vừa phát triển được nguồn nước một cách bền vững với mức bảo đảm nhất định đề ra.

1. Nghiên cứu nguồn nước, bao gồm: trữ lượng, chất lượng, phân bố và diễn biến;

2. Nghiên cứu nhu cầu, bao gồm: khối lượng, chất lượng, vị trí yêu cầu và quy mô phát triển;

3. Nghiên cứu khả năng đáp ứng và biện pháp thích ứng theo yêu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)