Kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 81)

Với dòng chảy được tính toán từ mưa thông qua mô hình NAM và số liệu nhu cầu nước thực tế của năm 2004. Tiến hành tính toán cân bằng nước cho phương án hiện trạng năm 2004 được tính toán với trường hợp các công trình hiện có và nhu cầu nước là yêu cầu dùng nước của các ngành kinh tế phục vụ cho tưới, chăn nuôi, thủy sản, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, môi trường sinh thái ... tương ứng với năm 2004. Kết quả thu được như sau:

Vùng lưu vực sông Ô Lâu

Lưu vực sông Ô Lâu thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được chia thành hai vùng chính là vùng thượng lưu sông Ô Lâu và vùng hạ lưu sông Ô Lâu.

Vùng thượng lưu sông Ô Lâu có diện tích chủ yếu nằm ở xã Phong Mỹ

và Phong Thu thuộc huyện Phong Điền, bao gồm hai điểm sử dụng nước là Ô Lâu 1 và Ô Lâu 2. Đây là vùng dân cư phân bố thưa, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng diện tích đất tự nhiên, chăn nuôi ít phát triển và không có các khu công nghiệp tập trung. Nhu cầu sử dụng nước trong

lượng nước đến hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. Tuy nhiên do điều kiện địa hình và diện tích canh tác không tập trung nên vẫn còn một số diện tích canh tác phải nhờ vào nước mưa. Nhu cầu nước và tính toán cân bằng nước theo các tần suất khác nhau của từng khu sử dụng nước xem phụ lục 3.

Vùng hạ lưu sông Ô Lâu bao gồm các xã Phong Hoà, Phong Chương,

Phong Bình và một phần của các xã Điền Hương Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hoà. Đây là vùng cát ven đầm phá và ven biển nên có địa hình bằng phẳng, hình thành những cánh đồng có diện tích tương đối lớn và tập trung. Dân số tập trung đông, mật độ dân số trung bình 335 người/km2, chăn nuôi phát triển. Trong vùng có nhiều các trằm (hồ) tự nhiên chiếm khá nhiều diện tích, tuy nhiên các trằm này cũng không đảm bảo đủ nước cho tưới. Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy các trằm và dòng chảy sản sinh trong vùng có thể đảm bảo tưới được 80% diện tích còn lại 20% cần phải lấy từ sông Ô Lâu. Nguồn nước có thể đảm bảo cho cấp tuy nhiên do còn thiếu hệ thống công trình và các công trình hiện có đã xuống cấp nên tình trạng thiếu nước vẫn xảy ra ở trong vùng.

Vùng thượng và trung lưu sông Bồ

Vùng thượng lưu sông Bồ: Diện tích tự nhiên khoảng 545 km2, trong đó

1/4 thuộc huyện Phong Điền, còn lại thuộc huyện A Lưới. Đây là vùng đồi núi nên diện tích canh tác nhỏ, phân tán và tập trung chủ yếu theo các khe suối. Tổng diện tích trồng lúa chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 450 ha. Dân cư phân bố thưa chỉ khoảng 30-40 người/km2, các hoạt động chăn nuôi và phát triển công nghiệp không phát triển. Vùng được chia thành 4 điểm sử dụng nước là Bồ 1, Bồ 2, Bồ 3 và Bồ 4. Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy lượng nước đến hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước. Tuy

nhiên địa hình phức tạp, khu tưới nhỏ lẻ và có diện tích nhỏ nên việc cung cấp nước tưới còn gặp nhiều khó khăn.

Vùng trung lưu sông Bồ: Bao gồm cả 2 loại địa hình là đồi núi và đồng

bằng. Địa hình vùng đồi núi có nhiều vị trí thích hợp cho việc xây dựng hồ chứa nhưng các khu tưới lại nhỏ lẻ và phân tán, ngược lại địa hình vùng đồng bằng lại hình thành các cánh đồng khá lớn và tập trung (tập trung chủ yếu từ đường Hồ Chí Minh về phía hạ lưu sông Bồ). Tổng diện tích tự nhiên của vùng là 277 km2, diện tích đất nông nghiệp khoảng 950 ha. Mật độ dân số khoảng 95 người/km2 chăn nuôi phát triển tuy nhiên các hoạt động công nghiệp lại ít phát triển. Toàn bộ vùng được tập trung thành một điểm sử dụng nước là Bồ 5. Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy lượng dòng chảy sản sinh trong vùng có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước. Để đảm bảo cấp nước cần nâng cấp hệ thống hồ và trạm bơm hiện có.

Vùng hạ lưu sông Bồ và Bắc sông Hương

Diện tích tự nhiên là 267 km2 và phân bố ở các huyện Quảng Điền, TP Huế và một phần thuộc huyện Phong Điền và Hương Trà. Đây là vùng đồng bằng, có địa hình bằng phẳng diện tích canh tác lớn và tập trung. Diện tích trồng lúa hiện tại khoảng 5.000 ha. Vùng ven đầm phá có nhiều vị trí thuận lợi cho nuôi tôm, diện tích nuôi tôm trong vùng hiện tại là 723 ha. Trong vùng tậ trung nhiều khu công nghiệp như khu TT Sịa, khu TP Huế. Vùng bao gồm khu sử dụng nước từ Bồ 6 đến Bồ 9, khu Đại Giang 1, khu Hương 2 và khu cấp nước công nghiệp thành phố Huế. Nhu cầu sử dụng nước của vùng khá lớn, lượng sản sinh dòng chảy không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. Để đảm bảo cấp nước cần bổ sung nguồn nước từ sông Bồ.

Vùng thượng lưu sông Hương

huyện A Lưới, Nam Đông, Hương Trà và Hương Thuỷ. Nhánh Tả Trạch có diện tích phân bố chủ yếu ở huyện Nam Đông và một phần thuộc huyện Hương Thuỷ và Hương Trà. Vùng có địa hình đồi núi chia cắt phức tạp. Các khu tưới phân bố dọc theo các nhánh suối và có diện tích khoảng vài chục ha. Diện tích tưới và mật độ dân số tập trung chủ yếu ở các xã Hương Hữu, Hương Giang, Hương Hoà huyện Nam Đông và các xã gần vị trí hợp lưu của hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch (ngã ba Tuần). Vùng có tổng cộng 7 khu sử dụng nước, trong đó lưu vực nhánh Hữu Trạch 3 vùng (Hữu Trạch 1, Hữu Trạch 2, Hữu Trạch 3) lưu vực nhánh Tả Trạch 4 vùng (Tả Trạch 1, Tả Trạch 2, Tả Trạch 3, Tả Trạch 4).

Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy lượng mưa – dòng chảy mặt trong mỗi khu sử dụng nước đều đáp ứng được nhu cầu dùng nước. Tuy nhiên tình trạng không đảm bảo tưới vẫn xảy ra, nguyên nhân là do hệ thống kênh mương và công trình đầu mối đã xuống cấp.

Vùng Nam sông Hương

Vùng được xác định từ vị trí cống Phú Cam dọc theo sông Đại Giang đến vị trí đầm Cầu Hai,. từ quốc lộ 1 ra đến đầm Hà Trung. Diện tích chủ yếu nằm trong địa phận huyện Phú Vang và Hương Thuỷ. Địa hình bằng phẳng tạo thành các cánh đồng lớn, là vùng có diện tích canh tác lớn và tập trung nhất tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên là 246 km2, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 4500 ha. Mật độ dân số trung bình khoảng 500 người/km2. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản hiện tại là 714 ha. Khu công nghiệp phú Bài là một trong những khu công nghiệp lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Vùng bao gồm 7 khu sử dụng nước là Hương 3, Hương 4 và từ Đại Giang 1 đến Đại Giang 5. Nhu cầu dùng nước lớn nhưng đây lại là vùng có lượng mưa nhỏ khoảng 2.800 mm/năm. Lượng mưa – dòng chảy mặt sinh ra trong chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu sử dụng nước còn lại phải bơm nước từ sông Đại Giang

Vùng lưu vực sông Nông

Diện tích của lưu vực chủ yếu phân bố trong địa phận huyện Phú Lộc và được chia thành 2 khu dùng nước là Nông 1 và Nông 2.

Khu dùng nước Nông 1 được xác định từ thượng nguồn sông Nông đến quốc lộ 1 với tổng diện tích là 71,4 km2. Đây là vùng đồi núi, dân cư tập trung không đông mật độ dân số trung bình khoảng 105 người/km2, các khu tưới nhỏ lẻ.

Khu dùng nước Nông 2 được xác định từ quốc lộ 1 đến vị trí cửa ra của sông Nông với tổng diện tích là 14 km2. Vùng có địa hình khá bằng phẳng, diện tích đất nông nghiệp của lưu vực sông Nông chủ yếu tập trung ở vùng này. Dân số tập trung đông hơn so với khu dùng nước Nông 1.

Nhu cầu sử dụng nước của vùng lưu vực sông Nông chủ yếu là nhu cầu nước cho tưới. Theo tính toán cân bằng nước, lượng dòng chảy sản sinh nội tại trong vùng có thể đáp ứng yêu cầu sử dụng nước. Tuy nhiên để đảm bảo tưới cần nâng cấp và bổ sung công trình đầu mối và hệ thống kênh mương.

Vùng lưu vực sông Truồi và vùng ven Đầm Phá

Vùng lưu vực sông Truồi: Phía thượng lưu hồ Truồi là các công trình

nhỏ phụ trách tưới cho các khu tưới nhỏ và phân tán., nhu cầu nước nhỏ và lượng dòng chảy hoàn toàn có thể đáp ứng được. Phía hạ lưu hồ Truồi được đảm bảo cấp nước bởi hồ Truồi, diện tích đất trồng lúa hiện tại khoảng 1.400 ha. Hồ Truồi ngoài nhiệm vụ bảo đảm cấp nước cho vùng hạ du còn làm nhiệm vụ tạo nguồn cho khoảng 8.000 ha.

Vùng ven đầm phá: Khu Đầm Phá 2 có diện tích phân bố trên các xã

Lộc Trì, Lộc Điền và thị trấn Phú Lộc.Trong vùng có khoảng 320 ha diện tích trồng lúa. Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy không xảy ra tình trạng thiếu nước đối với 2 khu sử dụng nước này.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)