Phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 29)

Trong giai đoạn 2000-2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng dần, trong khi đó tỉ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần.

Phát triển công nghiệp: đến năm 2005, số doanh nghiệp công nghiệp tư nhân toàn tỉnh là 68, thu hút 1569 lao động. Khu vực kinh tế hộ gia đình và tiểu thủ công nghiệp có 13071 cơ sở sản xuất, thu hút 23870 lao động. Công nghiệp quốc doanh có 23 cơ sở, thu hút 10359 lao động. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như: sản xuất thực phẩm và đồ uống, công nghiệp dệt may, chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản, giấy, hoá chất, thiết bị điện tử,.. Hầu hết các cơ sở công nghiệp đều tập trung ở khu vực thành phố Huế và vùng ven đô (87% cơ sở doanh nghịêp quốc doanh và 40% cơ sở tư nhân). Một số cơ sở sản xuất nhỏ phân bố ở các huyện Phong Điền, Hương Trà.

Phát triển nông nghiệp: nông nghiệp là ngành chủ yếu ở các huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây lúa, ngô và cây chất bột khác vẫn là cây trồng chủ đạo, ngoài ra có cây lạc, vừng, thuốc lá, chè, cà phê, cao su. Có hai vụ lúa là vụ đông xuân từ tháng 12 - 4, vụ hè thu từ tháng 5-8.

Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây có tăng lên nhưng mức tăng không cao và thiếu tính ổn định nhất là vụ hè thu do bị ảnh hưởng của mưa bão. Sản lượng lương thực thu được chỉ đủ tự cung cấp cho tiêu dùng,

chưa trở thành hàng hoá. Một số cây công nghịêp ngắn ngày và dài ngày đều mới chỉ là hang hoá nội địa.

Phát triển thuỷ sản: nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở khu vực đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, diện tích nuôi trồng ngày càng tăng, và phương pháp nuôi thuỷ sản ngày càng hiện đại. Từ năm 2002 bắt đầu phong trào “nuôi thâm canh cao triều” và “nuôi tôm trên cát” bằng công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó nghề đánh bắt trong đầm phá và ngoài khơi cũng thu hút nhiều lao động, tuy nhiên, thu nhập của người dân đánh bắt nhỏ lẻ ngày càng thấp do nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, mà số người đánh bắt ngày càng tăng. Số người làm nghề đánh bắt tự do thường nghèo, thu nhập thấp. Trong cơ cấu dân cư vùng đầm phá có hai bộ phận nghèo đói đó là các hộ làm nghề thuần nông và hộ thuỷ diện, với tỷ lệ nghèo đói là 55% (WB, 2003).

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)