Để đảm bảo số liệu mưa có thể sử dụng để chạy mô hình MIKE BASIN, ngoài việc chuyển đổi số liệu đã có về định dạng Time serie của mô hình cần phải điền đầy số liệu vào các tháng bị khuyết và kiểm tra các giá trị đặc biệt như giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, xu hướng của chuỗi số liệu.
Kiểm tra tính đồng dạng của chuỗi số liệu được dựa trên sự so sánh về thống kê của hai chuỗi số liệu, trong đó một chuỗi số liệu được coi là đồng dạng và chuỗi kia được phân tích theo chuỗi thứ nhất trong cùng một yếu tố thời tiết. Hai chuỗi phải chọn tại hai trạm có cùng điều kiện khí hậu, cùng thời gian đo đạc, và phải thể hiện cùng một xu hướng theo thời gian cho dù có sự biến đổi về không gian. Trong mô hình Mike Basin trợ giúp công cụ Double- Mass để đánh giá tính đồng dạng của các yếu tố thời tiết giữa các trạm. Biểu đồ của phương pháp Double-Mass là các điểm được vẽ bởi các giá trị đo của hai trạm, các điểm được phân tích một cách trực giác xem nó có là các điểm liên tiếp thuộc một đường thẳng duy nhất hay không. Đây cũng là bước để kiểm tra các sai sót trong quá trình chuyển đổi dữ liệu sang dạng Time series.
Hình 2.4. Kiểm tra tính đồng dạng về lượng mưa của trạm Nam Đông và Thượng Nhật bằng phương pháp Double-Mass
Phần gián đoạn trong một chuỗi số liệu được nội suy số liệu của các trạm lân cận. Quá trình thay thế được đề xuất ở đây sử dụng công thức có xét đến tỷ trọng của yếu tố đo đạc và khoảng cách của các trạm. Công thức tính toán như sau:
22 22 22 dn db da dn Pn db Pb da Pa Px
Trong đó: Px: Giá trị tính toán trạm cần tìm Pa, Pc: Giá trị đo đạc trạm đã có