Kết quả tính toán

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 92)

3.3.4.1 Cân bằng nước khi chưa có các hồ chứa lớn trên thượng nguồn Vùng lưu vực sông Ô Lâu

Vùng thượng lưu sông Ô Lâu bao gồm hai khu sử dụng nước là Ô Lâu

1 và Ô Lâu 2. Tổng diện tích tưới khoảng 2.020 ha, trong đó hồ Hoà Mỹ (khu sử dụng nước Ô Lâu 2) phụ trách khoảng 1.800 ha còn lại là do các đập dâng và trạm bơm của khu dùng nước Ô Lâu 1 phụ trách. Kết quả tính toán cân bằng nước đối với khu sử dụng nước Ô Lâu 1 cho thấy lượng dòng chảy nhỏ nhất lớn gấp 10 lần so với nhu cầu nước. Khu Ô Lâu 2 xảy ra tình trạng thiếu nước đối với tần suất tính toán P=75%. Với P=75% lượng thiếu là 25,6% lượng nước yêu cầu của tháng VIII. Đối với tần suất tính toán P=90% thiếu 55% lượng nước yêu cầu của các tháng VI, VII, VIII.

Bảng 3.23. Tính toán cân bằng nước vùng lưu vực sông Ô Lâu (P=75%)

Đơn vị: m3/s

Khu SD nước

Th¸ng

I II III IV V VI VII VII

I IX X XI XII Ô Lâu 1 Qmưa-dc 7,87 4,46 3,86 3,25 5,88 3,58 3,52 2,85 5,57 17,95 15,18 6,44 Qyêu cầu 0,12 0,11 0,21 0,16 0,09 0,34 0,22 0,18 0,07 0,00 0,06 0,20 Qcb 7,75 4,35 3,65 3,09 5,79 3,24 3,30 2,67 5,51 17,95 15,12 6,23 Ô Lâu 2 Qhồ Hoà Mỹ 1,92 1,04 1,62 1,14 0,72 2,78 1,70 1,07 0,54 1,52 3,67 1,66 Qyêu cầu 0,94 0,89 1,62 1,14 0,72 2,78 1,70 1,44 0,54 0,02 0,46 1,66 Qcb 0,98 0,15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 -0,37 0,00 1,50 3,21 0,00 Ô Lâu 3 Qmưa-dc 4,00 2,27 1,96 1,65 2,99 1,82 1,79 1,45 2,83 9,13 7,72 3,27 Qhồ nhỏ 1,21 0,30 0,14 0,11 0,22 0,13 0,12 0,10 0,20 0,05 0,05 1,32 Qyêu cầu 1,21 0,64 1,42 3,11 2,26 2,23 2,60 2,20 0,37 0,05 0,05 1,64 Qcb 4,00 1,92 0,67 -1,34 0,95 -0,28 -0,68 -0,65 2,66 9,13 7,72 2,95

Khu SD nước

Th¸ng

I II III IV V VI VII VII

I IX X XI XII Ô Lâu 4 Qmưa-dc 1,32 0,75 0,65 0,54 0,98 0,60 0,59 0,48 0,93 3,00 2,54 1,08 Qyêu cầu 0,55 0,28 1,77 2,61 2,18 1,74 2,22 2,08 1,33 0,02 0,02 0,77 Qcb 0,76 0,46 -1,12 -2,07 -1,19 -1,15 -1,63 -1,60 -0,40 2,98 2,52 0,31

Qmưa-dc: Lượng dòng chảy sản sinh trong diện tích lưu vực của khu sử dụng nước Qhồ: lượng nước cấp từ hồ Qyêu cầu: Nhu cầu sử dụng nước

Qcb: Cân bằng nước

Modul dòng chảy mùa lũ năm 1983 là 2.430 l/s.km2, lũ lịch sử năm 1999 là 3.300 l/s.km2. Modul dòng chảy lớn, dòng chảy tập trung nhanh là nguyên nhân gây ra tình trạng úng lụt ở vùng hạ lưu sông Ô Lâu. Ngược lại về mùa kiệt, dòng chảy cơ bản trong sông nhỏ nên vùng cửa sông thường bị xâm nhập mặn. Kết quả tính toán cân bằng nước đối với tần suất P = 75% như bảng 3.23. Kết quả tính toán cân bằng nước đối với tần suất P = 5%; 10% và 90% xem phụ lục 3.

Vùng hạ lưu sông Ô Lâu gồm hai khu sử dụng nước là Ô Lâu 3 và Ô

Lâu 4. Dự kiến sẽ mở rộng khoảng 500 ha để trồng các loại cây màu và cây công nghiệp, diện tích nuôi tôm khoảng 1.000 ha. Kết quả tính toán đối với tần suất P=75% cho thấy:

Khu Ô Lâu 3: Diện tích tự nhiên là 92,8 km2, chủ yếu nằm trong vùng cát của huyện Phong Điền. Tính toán cân bằng nước đối với tần suất P=75% cho thấy: Xét về mặt tổng lượng năm, dòng chảy sản sinh trong khu dùng nước Ô Lâu 3 và các hồ tự nhiên trong vùng có thể đảm bảo cấp đủ cấp nhu cầu. Cân bằng theo tháng đã xảy ra thiếu nước vào các tháng IV, VI, VII và VIII với tổng lượng thiếu là 29% lượng nước yêu cầu.

chảy sản sinh trong vùng không đáp ứng được nhu cầu dùng nước cả về mặt tổng lượng năm và phân bố theo tháng (ứng với tần suất P=75%). Tình trạng thiếu nước xảy ra từ tháng III đến tháng IX với tổng lượng thiếu là 66% lượng nước yêu cầu của các tháng này (bảng 3.23).

Hình 3.8. Sơ đồ tính toán cân bằng vùng sông Ô Lâu nước đến năm 2015

Vùng thượng và trung lưu sông Bồ

Vùng bao gồm 5 khu sử dụng nước là Bồ 1, Bồ 2, Bồ 3, Bồ 4 và Bồ 5. Do đặc điểm địa hình đồi núi, chia cắt phức tạp nên vùng hầu như không có khả năng mở rộng diện tích canh tác. Diện tích canh tác nhỏ, lưu vực cung cấp dòng chảy có diện tích lớn nên tình trạng thiếu nước không xảy ra đối với vùng này. Lượng dòng chảy nhỏ nhất về mùa kiệt cũng lớn gấp 5 - 10 lần nhu cầu sử dụng nước của tháng lớn nhất. Kết quả tính toán cân bằng nước với P=75% như bảng 3.24.

Hình 3.9. Sơ đồ tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu và trung lưu sông Bồ đến năm 2015

Lượng dòng chảy sản sinh lớn, mùa lũ modul dòng chảy khá cao, đạt 3.000 l/s.km2, lũ lịch sử năm 1999 lên tới 9100 l/s.km2, modul dòng chảy mùa kiệt là 7,5 l/s.km2. Đây là khu vực có lượng mưa lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, địa hình đồi núi dốc, có nhiều vị trí thích hợp cho xây dựng hồ chứa nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Ngược lại, lượng mưa lớn, dòng chảy tập trung nhanh nên thường gây ra úng ngập đối với vùng hạ du. Tóm lại vùng

TĐ A Roang TĐ Hương Điền

thượng lưu sông Bồ có tiềm năng về nước rất phong phú cả về mặt tổng lượng lẫn năng lượng, cho phép phát triển hơn nữa các hoạt động khai thác và sử dụng nước.

Bảng 3.24. Tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu sông Bồ (P=75%)

Đơn vị: m3/s

Khu SD nước Th¸ng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Bồ 1 Qmưa-dc 3,60 1,82 1,40 1,09 1,58 2,85 2,27 2,45 4,61 22,15 10,32 7,49 Qyêu cầu 0,02 0,06 0,06 0,06 0,04 0,11 0,07 0,04 0,01 0,04 0,01 0,07 Qcb 3,58 1,76 1,34 1,03 1,53 2,74 2,20 2,42 4,60 22,11 10,30 7,42 Bồ 2 Qmưa-dc 1,35 0,68 0,52 0,41 0,59 1,07 0,85 0,92 1,73 8,31 3,87 2,81 Qyêu cầu 0,01 0,03 0,03 0,03 0,02 0,05 0,04 0,03 0,01 0,02 0,01 0,03 Qcb 1,34 0,65 0,49 0,37 0,57 1,01 0,81 0,89 1,72 8,29 3,86 2,78 Bồ 3 Qmưa-dc 19,54 9,88 7,60 5,92 8,57 15,49 12,34 13,33 25,04 120,37 56,06 40,70 Qyêu cầu 0,03 0,07 0,07 0,08 0,05 0,14 0,09 0,07 0,02 0,05 0,02 0,08 Qcb 19,51 9,81 7,52 5,84 8,51 15,35 12,25 13,26 25,02 120,32 56,04 40,62 Bồ 4 Qmưa-dc 15,00 7,58 5,83 4,54 6,58 11,89 9,47 10,23 19,22 92,40 43,04 31,25 Qyêu cầu 0,15 0,16 0,27 0,24 0,13 0,46 0,31 0,26 0,09 0,01 0,08 0,25 Qcb 14,85 7,42 5,56 4,30 6,45 11,43 9,16 9,97 19,13 92,39 42,96 31,00 Bồ 5 Qmưa-dc 11,68 5,90 4,54 3,54 5,12 9,26 7,37 7,97 14,96 71,94 33,50 24,33 Qyêu cầu 0,32 0,70 1,17 2,32 1,12 0,96 1,76 1,12 0,11 0,06 0,06 0,92 Qcb 11,36 5,20 3,37 1,22 4,01 8,30 5,62 6,84 14,85 71,88 33,45 23,40

Vùng hạ lưu sông Bồ và Bắc sông Hương

Vùng bao gồm các khu sử dụng nước từ Bồ 6 đến Bồ 9, khu Đại Giang 1, khu Hương 2, khu cấp nước cho công nghiệp và đô thị thành phố Huế. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai là 1.803 ha (chủ yếu ven là ở ven đầm phá thuộc khu Đại Giang 1 và Bồ 8), diện tích trồng lúa khoảng 8.000 ha. Đây là vùng có nhu cầu sử dụng nước lớn nhưng lượng mưa lại nhỏ nên lượng dòng chảy sản sinh trong nội từng khu sử dụng nước không đáp

ứng được nhu cầu sử dụng. Kết quả tính toán cân bằng nước cho từng khu sử dụng nước như sau:

Khu Bồ 6: Diện tích tự nhiên là 63,9 km2, thuộc huyện Phong Điền và phần lớn diện tích là vùng cát. Với tần suất P=75%, lượng dòng chảy sản sinh trong vùng có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước (đã có sự tham gia điều tiết của các hồ chứa nhỏ). Trong đó các hồ nhỏ có thể cấp cho 50% nhu cầu sử dụng lượng còn lại được cấp từ hệ thống trạm bơm và đập dâng. Với tần suất P=90% tình trạng thiếu nước xảy ra từ tháng IV đến tháng VIII với tổng lượng thiếu là 46%. Trong vùng có khả năng khai thác được nước ngầm tuy nhiên lưu lượng chỉ đủ cấp cho sinh hoạt.

Khu Bồ 7: Diện tích tự nhiên là 33,2 km2, bao gồm các xã Hương Văn, Hương Xuân và thị trấn Tứ Hạ của huyện Hương Trà. Ngoài nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp và sinh hoạt trong vùng còn nhu cầu dùng nước cho công nghiệp. Tính toán cân bằng nước cho thấy không xảy ra tình trạng thiếu nước, hồ chứa Thọ Sơn đáp ứng được lượng nước yêu cầu đối với tần suất tính toán P=75% và P=90%. Nước cấp cho công nghiệp được lấy từ dòng chính sông Bồ.

Khu Bồ 8: Diện tích tự nhiên là 33,2 km2 thuộc huyện Quảng Điền. Diện tích trồng lúa khoảng 3.000 ha, diện tích nuôi tôm 1.020 ha, diện tích trồng màu khoảng 1.400 ha nên nhu cầu sử dụng nước rất lớn. Đối với tần suất tính toán P=75%, tổng lượng dòng chảy năm có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước. Tuy nhiên phân bố theo tháng lại thiếu nước từ tháng IV đến tháng IX. Tổng lượng thiếu trong 5 tháng chiếm 61% lượng nước yêu cầu. Đối với P=90%, tổng lượng dòng chảy năm chỉ đáp ứng được 88% tổng nhu cầu, tình trạng thiếu nước xảy ra liên tục trong 6 tháng mùa khô (III - VIII)

Khu Bồ 9: Diện tích tự nhiên là 33,2 km2. Đây cũng là khu có diện tích canh tác khá lớn, khoảng 1500 ha. Với P=75%, tổng lượng dòng chảy năm trong nội vùng không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước. Tình trạng thiếu nước xảy ra từ tháng II đến tháng VIII với tổng lượng thiếu là 81% tổng nhu cầu.

Khu Hương 2: Diện tích tự nhiên là 38 km2, diện tích trồng lúa là 850 ha, dân cư thưa (370 người/km2). Nhu cầu nước chủ yếu phục vụ cho tưới. Tổng lượng dòng chảy năm (với P=75%) đủ đáp ứng nhu cầu nước, phân phối theo tháng thì xảy ra thiếu nước vào tháng IV, VII và VIII với tổng lượng thiếu là 45% tổng nhu cầu.

Khu Đầm Phá 1: Tổng diện tích đất tự nhiên khu Đầm Phá 1 là 35,4 km2. Trong tương lai, diện tích đất nông nghiệp là 2.035 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 1.050 ha; diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 783 ha. Diện tích lưu vực nhỏ, lượng mưa thấp (2.900 mm/năm) và nhu cầu dùng nước lớn nên lượng dòng chảy sản sinh trong vùng và sự điều tiết của các hồ nhỏ chỉ đáp ứng được không đáp ứng được cả về tổng lượng dòng chảy cả năm và phân bố theo tháng. Thời gian thiếu nước xảy ra từ tháng III đến tháng VIII với lượng thiếu là 54% lượng yêu cầu. Đây là khu không thuận lợi về bố trí nguồn nước cấp. Các nguồn từ sông suối nhỏ lân cận không đảm bảo về cả chất lượng và trữ lượng. Nguồn lấy từ sông Bồ đảm bảo về lượng và chất nhưng khoảng cách lấy nước xa.

Khu công nghiệp thành phố Huế: Là khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguồn cấp lấy từ sông Hương. Về mặt tổng lượng, lượng nước trên sông Hương hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng, nhưng do dòng chảy trên sông Hương thường bị xâm nhập mặn (khi chưa có

nguồn bổ sung từ hồ Bình Điền và Dương Hoà) nên thường không đảm bảo tần suất cấp nước (P=90%).

Bảng 3.25. Tính toán cân bằng nước vùng lưu vực hạ lưu sông Bồ và

Bắc sông Hương(P=75%) Đơn vị: m3/s Khu SD nước Th¸ng I II III IV V VI VII VII I IX X XI XII Bồ 6 Qmưa-dc 2,69 1,53 1,32 1,11 2,01 1,23 1,20 0,98 1,91 6,14 5,19 2,20 Qhồ nhỏ 0,62 0,37 0,75 0,65 0,22 0,13 0,12 0,10 0,19 0,10 0,10 0,91 Qyêu cầu 0,62 0,34 0,75 1,65 1,15 0,99 1,24 1,08 0,20 0,03 0,03 0,85 Qcb 2,69 1,55 1,32 0,11 1,09 0,36 0,09 0,00 1,90 6,20 5,25 2,26 Bồ 7 Qmưa-dc 1,22 0,69 0,60 0,50 0,91 0,55 0,54 0,44 0,86 2,78 2,35 1,00 Qhồ nhỏ 0,23 0,46 0,72 1,62 0,78 0,67 1,01 0,68 0,23 0,04 0,04 0,66 Qyêu cầu 0,23 0,46 0,72 1,62 0,78 0,67 1,01 0,68 0,23 0,04 0,04 0,66 Qcb 1,22 0,69 0,60 0,50 0,91 0,55 0,54 0,44 0,86 2,78 2,34 1,00 Bồ 8 Qmưa-dc 4,04 2,29 1,98 1,66 3,02 1,84 1,81 1,46 2,86 9,21 7,79 3,30 Qyêu cầu 2,12 1,15 3,63 6,63 5,15 4,58 5,56 4,94 1,89 0,16 0,16 2,87 Qcb 1,91 1,14 -1,65 -4,96 -2,13 -2,74 -3,76 -3,48 0,97 9,05 7,63 0,43 Bồ 9 Qmưa-dc 1,27 0,72 0,62 0,52 0,95 0,58 0,57 0,46 0,90 2,90 2,45 1,04 Qyêu cầu 0,51 1,02 1,65 3,81 1,72 1,46 2,16 1,46 0,47 0,07 0,07 1,54 Qcb 0,76 -0,30 -1,03 -3,29 -0,77 -0,88 -1,59 -1,00 0,43 2,83 2,38 -0,50 Hương 2 Qmưa-dc 1,76 1,00 0,86 0,73 1,32 0,80 0,79 0,64 1,25 4,02 3,40 1,44 Qyêu cầu 0,26 0,53 0,87 2,02 0,91 0,76 1,14 0,76 0,24 0,02 0,02 0,81 Qcb 1,51 0,47 0,00 -1,29 0,41 0,04 -0,35 -0,12 1,01 4,00 3,38 0,64 Đầm Phá 1 Qmưa-dc 1,37 0,77 0,67 0,56 1,02 0,62 0,61 0,49 0,97 3,21 3,13 1,12 Qhồ nhỏ 0,11 0,11 0,09 0,09 0,19 0,09 0,06 0,08 0,25 0,15 0,56 1,00 Qyêu cầu 0,73 0,41 1,79 2,93 2,30 2,01 2,48 2,25 1,13 0,03 0,03 1,00 Qcb 0,75 0,47 -1,03 -2,28 -1,09 -1,29 -1,81 -1,68 0,09 3,34 3,66 1,12

Vùng thượng lưu sông Hương bao gồm diện tích lưu vực của hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch. Nhánh Hữu Trạch. Vùng có tổng cộng 8 khu sử dụng nước, trong đó lưu vực nhánh Hữu Trạch 3 khu (Hữu Trạch 1, Hữu Trạch 2, Hữu Trạch 3) lưu vực nhánh Tả Trạch 4 khu (Tả Trạch 1, Tả Trạch 2, Tả Trạch 3, Tả Trạch 4) và khu Hương 1 trên sông Hương.

Hình 3.10. Sơ đồ tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu sông Hương đến năm 2015

Kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy đối với các khu sử dụng nước thuộc lưu vực hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch không xảy ra tình trạng thiếu nước. Đây là vùng có diện tích đất nông nghiệp rất nhỏ, dân cư tập trung không đông, không có các hoạt động công nghiệp nên lượng nước yêu cầu

TĐ Dương Hoà

không đổi. Lượng dòng chảy sản sinh trong vùng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước đối với các tần suất P=75%, P=90%. Tình trạng thiếu nước xảy ra đối với khu Hương 1

Khu Hương 1: Ranh giới được tính là vùng diện tích lưu vực của dòng chính sông Hương tính từ ngã ba Tuần đến địa phận thành phố Huế. Tổng diện tích tự nhiên là 60 km2. Nhu cầu sử dụng nước chủ yếu là dùng để tưới, nước dùng cho sinh hoạt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ. Lượng dòng chảy sản sinh trong vùng kết hợp với sự điều tiết của các hồ nhỏ không đủ nước cấp cho nhu cầu sử dụng nước từ tháng II đến tháng VIII (với P=75%). Tổng lượng thiếu trong 7 tháng là 74% lượng nước yêu cầu.

Bảng 3.26. Tính toán cân bằng nước vùng thượng lưu sông Hương (P=75%)

Đơn vị: m3/s

Khu SD nước Th¸ng

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hữu Trạch 1 Qmưa-dc 15,90 12,10 10,15 7,85 14,72 10,04 8,95 15,26 61,87 168,1 145,5 39,88 Qyêu cầu 0,03 0,08 0,08 0,10 0,06 0,15 0,10 0,07 0,02 0,06 0,02 0,09 Qcb 15,87 12,02 10,06 7,75 14,66 9,89 8,85 15,19 61,85 168,1 145,5 39,79 Hữu Trạch 2 Qmưa-dc 3,32 2,53 2,12 1,64 3,07 2,10 1,87 3,19 12,92 35,11 30,38 8,33 Qyêu cầu 0,14 0,45 0,46 0,52 0,34 0,94 0,57 0,32 0,06 0,33 0,08 0,57 Qcb 3,18 2,07 1,66 1,12 2,73 1,16 1,30 2,87 12,86 34,78 30,30 7,76 Hữu Trạch 3 Qmưa-dc 2,70 2,27 1,53 1,42 1,66 0,95 0,95 1,43 6,31 30,49 18,09 5,96 Qyêu cầu 0,05 0,14 0,14 0,16 0,10 0,27 0,17 0,10 0,02 0,10 0,03 0,17 Qcb 2,66 2,14 1,39 1,27 1,55 0,67 0,78 1,33 6,28 30,39 18,06 5,79 Tả Trạch 1 Qmưa-dc 2,30 1,67 1,11 0,89 2,78 2,59 2,60 2,21 10,06 8,24 25,67 13,38 Qyêu cầu 0,03 0,08 0,09 0,10 0,06 0,15 0,10 0,08 0,02 0,05 0,02 0,09 Qcb 2,27 1,59 1,02 0,79 2,72 2,44 2,50 2,13 10,04 8,19 25,65 13,29

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình toán để quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Hương theo hướng phát triển bền vững (Trang 92)