Đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng nhanh chóng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 54)

3. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững các KCN trên địa bàn Hà Nộ

3.7. Đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng nhanh chóng

Một trong những công tác quan trọng cần giải quyết đó là ần đẩy nhanh việc đền bù, giải phóng và thu hồi đất. Qua khảo sát thực tế, đến nay chỉ mới có KCN Thăng Long là đã hoàn thành cả 3 giai đoạn, Nội Bài cũng đang triển khai giai đoạn 2. Còn các khu khác vẫn chỉ mới dậm chân tại giai đoạn 1, tất cả đều vướng phải

vấn đề giải phóng mặt bằng. Đây là một trong những lý do cơ bản khiến cho việc phát triển các KCN rất chậm trễ. Tuy nhiên, cũng có thể thấy việc phát triển các KCN cũng bị giới hạn do diện tích đất cho phát triển công nghiệp của thành phố cũng bị hạn chế, quỹ đất hạn hẹp nên việc giải phóng mặt bằng chậm chễ cũng chỉ làm cho tình hình thêm khó khăn. Nhiều KCN từ khi có quyết định thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng đến khi hoàn thành thủ tục, lấy được đất phải kéo dài trong nhiều năm, trong thời gian kéo dài đó có nhiều phát sinh nằm ngoài dự kiến làm tốn kém và gây ra tâm lý ức chế cho nhà đầu tư. Như KCN Sài Ðồng B giai đoạn II là một thí dụ điển hình: Sau khi lấp đầy KCN giai đoạn I, Công ty điện tử Hà Nội được thành phố cho phép mở rộng giai đoạn II của KCN thêm 9 ha. Từ đó đến nay, việc giải phóng mặt bằng cho giai đoạn II vẫn chưa hề có tiến triển. Dẫn tới hệ quả là hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào KCN sau nhiều năm không xác định được thời gian giao đất, đã phải nản lòng và phải quay ra đầu tư vào các địa phương khác.

Hiện nay, trở ngại lớn nhất trong giải phóng mặt bằng là vấn đề bồi thường. Công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như việc quy hoạch, hướng dẫn, chỉ dẫn, tuyên truyền vận động chưa được tốt. Do vậy, người dân không hiểu rõ chế độ, chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, có nhiều nơi tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, đẩy giá đất lên cao gấp nhiều lần so với giá đền bù dẫn tới điều tất yếu là người dân sẽ không muốn trao trả đất trừ khi họ được đền bù với mức giá cao hơn giá thị trường.

Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội cần tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Thứ nhất, công bố công khai và phổ biến sớm qui hoạch đã được phê duyệt

bằng nhiều hình thức đến người dân ở khu vực bị thu hồi đất nhằm chuẩn bị tâm lý cho người dân và giảm bớt những hoạt động lợi dụng sự hiểu biết về thông tin qui hoạch để trục lợi thông qua mua bán, sang nhượng, xây dựng trên vùng đất được qui hoạch dẫn đến gây ra bất ổn về tình hình giá đất, gây khó khăn và tốn kém cho việc thu hồi và giải phóng mặt bằng cho xây dựng KCN.

- Thứ hai, chuẩn bị kỹ càng kế hoạch thu hồi đất và tái định cư cho người dân

mất đất, thông qua chính quyền địa phương các cấp để phổ biến cho dân. Kế hoạch này phải có nhiều phương án để cho người dân có thể lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện riêng của họ (giao đất lấy tiền, đổi đất lấy nền nhà, góp đất lấy cổ phần…). Các phương án cũng cần phải được phổ biến rộng rãi, chuẩn xác và lấy ý kiến đóng góp của người dân một cách công khai, cởi mở. Nếu có ý kiến phản hồi, cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và chỉnh sửa kế hoạch cho phù hợp.

- Thứ ba, thành phố phải xây dựng những phương án ổn định cuộc sống cho

người dân sau khi bị thu hồi đất. Tình trạng phổ biến ở một số địa phương là người dân sau khi bị thu hồi đất phải mất rất nhiều thời gian để tổ chức lại cuộc sống trong khi lại ít nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương sở tại. Thậm chí ở nhiều nơi, những người bị thu hồi đất thấy bị thiệt thòi quá nhiều đã quay trở lại gây khó khăn cho hoạt động của các nhà đầu tư. Để ổn định cuộc sống cho người dân mất đất, trước hết chính quyền địa phương cần đi trước một bước trong việc đảm bảo chất lượng nhà ở và cơ sở hạ tầng khu vực tái định cư. Cần tạo điều kiện cho những hộ dân có liên quan tham gia giám sát việc xây dựng nhà tái định cư để đảm bảo rằng những gì họ được hưởng là tương xứng với những lợi ích mà họ đã phải “hy sinh” vì sự phát triển của KCN.

Ngoài ra, nông dân đóng góp đất canh tác cho xây dựng KCN có thể thay vì được đền bù bằng tiền mặt họ sẽ được nhận cổ phần của công ty phát triển hạ tầng KCN. Như vậy họ sẽ là cổ đông, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của KCN và thay vì được nhận hoa màu từ sản xuất nông nghiệp họ sẽ được nhận tiền lãi từ hoạt động kinh doanh hạ tầng của KCN. Người dân sẽ sẵn sàng bàn giao đất để công ty hạ tầng có thể sớm đi vào hoạt động, mang lại lợi nhuận cho chính họ. Giải pháp này sẽ mang tính hiện thực nhiều hơn vì chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình của phần lớn người dân mất đất.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w